Cuộc Kháng Chiến Chống Xâm Lược Mông Nguyên Thế Kỷ XIII

Thể loại: Lịch Sử
Tác giả : Hà Văn Tấn
  • Lượt đọc : 458
  • Kích thước : 0.97 MB
  • Số trang : 222
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 393
  • Số lượt xem : 2.790
  • Đọc trên điện thoại :
Việt Nam thế kỷ XIII: Chính quyền phong kiến Việt Nam bấy giờ là một chính quyền tập trung chứ không phải là phân tán như nhiều quốc gia châu Âu. Nó cũng không giống với chính quyền tập trung đang ngắc ngoải của Nam Tống. Sau khi chấm dứt được tình trạng hỗn chiến cát cứ cuối thời kỳ Lý, vương triều Trần đã xây dựng được một chính quyền tập trung mạnh mẽ. Đời sống của nhân dân được ổn định, mức sản xuất phát triển. Vào lúc Đế quốc Mông Cổ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến Đại Việt và nông dân còn được hòa hoãn, chưa phải đã phát triển đến mức độ gay gắt. Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, giai cấp phong kiến Đại Việt đã đoàn kết được toàn dân đứng dậy kháng chiến cứu nước