Lịch sử vinh quang và đầy sóng gió của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội được bắt nguồn từ tư tưởng của C. Mác. Hơn một thế kỷ qua, tuy gặp không ít khó khăn, thậm chí ở đây đó đã vấp phải sai lầm, thất bại, nhưng trước sau xu hướng này vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt của nó. Lý tưởng về một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội mà "sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" vẫn là ngọn cờ tư tưởng của hàng triệu, triệu con người đang phấn đấu xây dựng một cuộc sống công bằng, dân chủ, văn minh.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội không hề đơn giản. Con đường đi tới chủ nghĩa xã hội không bằng phẳng, trơn trụ mà đẩy khó khăn và trở lực. Tính chất cực kỳ khó khăn và trở lực trên con đường đó đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nói đến. Tuy nhiên, phạm vi, quy mô và mức độ của nó không ai có thể lường hết được. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình tìm kiếm và không ngừng tìm kiếm, khám phá. Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống mở. Do từ trong bản chất, nó luôn biết tự phê phán và thường xuyên tự đổi mới, tự phát triển, tự hoàn thiện.
Với thực tiễn đổi mới, nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày một rõ ràng và đẩy đủ hơn. Điều này, trên thực tế, đã trở thành một nguồn lực đặc biệt có ý nghĩa bảo đảm cho mỗi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình đi từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội hiện thực là một hiện tượng mới mẻ đang vận động, sinh thành trong lịch sử loài người. Bởi vậy, bám sát thực tiễn, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học là yêu cầu to lớn và cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra.
Để giúp việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học một cách có hệ thống trên cơ sở đổi mới cả về cách tiếp cận và phân tích lý luận cũng như cố gắng cập nhật với thực tiễn của thời đại, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban biên soạn giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học gồm các nhà khoa học đầu đàn trên lĩnh vực này, do GS.TS. Đỗ Nguyên Phương chủ biên, đã nỗ lực rất lớn với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành việc biên soạn Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học.
Giáo trình gồm 16 chương, được biên soạn công phu, trình bày theo lôgích hợp lý, nội dung bảo đảm tính khoa học và được cân nhắc thận trọng. Giáo trình này được coi là cái "khung" cơ bản và cơ sở khoa học để các cơ sở giáo dục - đào tạo, các trường biên soạn chương trình giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học cho phù hợp với đối tượng và thời gian học tập cụ thể.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tái bản cuốn Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm góp phần làm cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội không hề đơn giản. Con đường đi tới chủ nghĩa xã hội không bằng phẳng, trơn trụ mà đẩy khó khăn và trở lực. Tính chất cực kỳ khó khăn và trở lực trên con đường đó đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin nói đến. Tuy nhiên, phạm vi, quy mô và mức độ của nó không ai có thể lường hết được. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình tìm kiếm và không ngừng tìm kiếm, khám phá. Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống mở. Do từ trong bản chất, nó luôn biết tự phê phán và thường xuyên tự đổi mới, tự phát triển, tự hoàn thiện.
Với thực tiễn đổi mới, nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày một rõ ràng và đẩy đủ hơn. Điều này, trên thực tế, đã trở thành một nguồn lực đặc biệt có ý nghĩa bảo đảm cho mỗi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Nhận thức bao giờ cũng là một quá trình đi từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội hiện thực là một hiện tượng mới mẻ đang vận động, sinh thành trong lịch sử loài người. Bởi vậy, bám sát thực tiễn, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học là yêu cầu to lớn và cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra.
Để giúp việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học một cách có hệ thống trên cơ sở đổi mới cả về cách tiếp cận và phân tích lý luận cũng như cố gắng cập nhật với thực tiễn của thời đại, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban biên soạn giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học gồm các nhà khoa học đầu đàn trên lĩnh vực này, do GS.TS. Đỗ Nguyên Phương chủ biên, đã nỗ lực rất lớn với tinh thần trách nhiệm cao đã hoàn thành việc biên soạn Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học.
Giáo trình gồm 16 chương, được biên soạn công phu, trình bày theo lôgích hợp lý, nội dung bảo đảm tính khoa học và được cân nhắc thận trọng. Giáo trình này được coi là cái "khung" cơ bản và cơ sở khoa học để các cơ sở giáo dục - đào tạo, các trường biên soạn chương trình giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học cho phù hợp với đối tượng và thời gian học tập cụ thể.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tái bản cuốn Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm góp phần làm cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.