Hiện đã có nhiều giáo trình và chuyên luận về Từ vựng học nói chung và Từ vựng học tiếng Việt nói riêng với tên tuổi của các nhà khoa học hàng đầu trong nước như: Nguyễn Văn Tu, Hoàng Phê, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, v.v... Mỗi giáo trình đều đã trình bày những quan điểm chung và quan điểm riêng của từng nhà nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu từ vựng của các ngôn ngữ cũng có những biến đổi nhất định, nhất là dưới sự ảnh hưởng của các chuyên ngành Ngôn ngữ học mới như: Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ nhân học v.v... Có nhiều vấn đề của Ngôn ngữ học truyền thống được nhìn nhận và xem xét lại. Trước tình hình đó, đặt ra vấn đề biên soạn lại các giáo trình truyền thống có lẽ cũng là cần thiết.
Mặt khác, do nhu cầu và nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở khác nhau, việc biên soạn giáo trình chuyên cho đối tượng nào đó là cần thiết. Trong những năm đầu của thế kỉ 21, nội dung chương trình dạy học phần tiếng Việt trong nhà trường phổ thông có những thay đổi đáng kể. Nhiều nội dung mới về Từ vựng học trong nhà trường phổ thông được đưa vào giảng dạy, như các vấn đề về trường nghĩa, sự phát triển từ vựng, biệt ngữ xã hội v.v... Những vấn đề đó cần được chú trọng và nhấn mạnh thêm trong việc đào tạo giáo viên Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn biên soạn giáo trình Từ vựng học dành cho đào tạo cử nhân sự phạm Ngữ văn. Giáo trình này, ngoài những nội dung truyền thống, được bổ sung những vấn đề mới như: sử dụng quan hệ đồng nhất và đối lập để xác định đặc điểm cấu tạo từ, các phương pháp phân tích nét nghĩa, hoạt động của các nét nghĩa trong thực tế giao tiếp, hiện tượng đồng nghĩa và hiện tượng đồng chiếu vật. Bên cạnh đó, với quan niệm đây là giáo trình tiếp nối các giáo trình đã có, cuốn sách này được biên soạn ngắn gọn ở những vấn đề đã được coi là có tính truyền thống để sinh viên có điều kiện tham khảo thêm những nội dung cần thiết ở các giáo trình khác.
Hi vọng, với cách biên soạn như vậy, giáo trình này sẽ phát huy tốt nhiệm vụ đào tạo giáo viên Ngữ văn trong tình hình hiện nay. Đồng thời, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh những ngành đào tạo khác như Ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, Văn học và đông đảo bạn đọc quan tâm đến các vấn đề Từ vựng học.
Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Như Ý đã đọc bản thảo và cho những ý kiến xác đáng, cảm ơn các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, các biên tập viên đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo trình này.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu từ vựng của các ngôn ngữ cũng có những biến đổi nhất định, nhất là dưới sự ảnh hưởng của các chuyên ngành Ngôn ngữ học mới như: Ngữ dụng học, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngôn ngữ nhân học v.v... Có nhiều vấn đề của Ngôn ngữ học truyền thống được nhìn nhận và xem xét lại. Trước tình hình đó, đặt ra vấn đề biên soạn lại các giáo trình truyền thống có lẽ cũng là cần thiết.
Mặt khác, do nhu cầu và nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở khác nhau, việc biên soạn giáo trình chuyên cho đối tượng nào đó là cần thiết. Trong những năm đầu của thế kỉ 21, nội dung chương trình dạy học phần tiếng Việt trong nhà trường phổ thông có những thay đổi đáng kể. Nhiều nội dung mới về Từ vựng học trong nhà trường phổ thông được đưa vào giảng dạy, như các vấn đề về trường nghĩa, sự phát triển từ vựng, biệt ngữ xã hội v.v... Những vấn đề đó cần được chú trọng và nhấn mạnh thêm trong việc đào tạo giáo viên Ngữ văn ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn biên soạn giáo trình Từ vựng học dành cho đào tạo cử nhân sự phạm Ngữ văn. Giáo trình này, ngoài những nội dung truyền thống, được bổ sung những vấn đề mới như: sử dụng quan hệ đồng nhất và đối lập để xác định đặc điểm cấu tạo từ, các phương pháp phân tích nét nghĩa, hoạt động của các nét nghĩa trong thực tế giao tiếp, hiện tượng đồng nghĩa và hiện tượng đồng chiếu vật. Bên cạnh đó, với quan niệm đây là giáo trình tiếp nối các giáo trình đã có, cuốn sách này được biên soạn ngắn gọn ở những vấn đề đã được coi là có tính truyền thống để sinh viên có điều kiện tham khảo thêm những nội dung cần thiết ở các giáo trình khác.
Hi vọng, với cách biên soạn như vậy, giáo trình này sẽ phát huy tốt nhiệm vụ đào tạo giáo viên Ngữ văn trong tình hình hiện nay. Đồng thời, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh những ngành đào tạo khác như Ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, Văn học và đông đảo bạn đọc quan tâm đến các vấn đề Từ vựng học.
Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Như Ý đã đọc bản thảo và cho những ý kiến xác đáng, cảm ơn các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, các biên tập viên đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho giáo trình này.