HÀN MẶC TỬ (Sơ lược tiểu sử)
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912, có tên thánh là Pierre, François. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa. Ông sinh tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, học trung học ở Huế (1928 - 1930); làm viên chức Sở Đạc điền ở Quy Nhơn (1932 - 1933) rồi mất việc vì đau ốm. Sau đó ông vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở về Quy Nhơn (1934 - 1935); bị bệnh phong, phải vào bệnh viện phong Quy Hòa (tháng 4-1940) rồi mất ở đấy.
Ông làm thơ từ khi 16 tuổi, lấy bút hiệu Minh Duệ Thị, sau đó là Phong Trần. Hàn Mặc Tử làm thơ Đường luật ký tên Phong Trần, được Phan Bội Châu họa lại và đề cao. Từ 1935 đổi bút hiệu là Lệ Thanh, rồi Hàn Mặc Tử và sau cùng là Hàn Mặc Tử. 1936 cho in tập thơ Gái quê (sinh thời tác giả đây là tập thơ duy nhất được in). Sau đó cùng Chế Lan Viên, Bích Khê và một số bạn thơ khác lập ra Trường Thơ Loạn.
Di bút của Hàn Mặc Tử gồm các tập thơ: Lệ Thanh thi tập (tập thơ Đường luật); Đau thương (tức Thơ điên); Xuân như ý; Thượng thanh khí; Cẩm châu duyên; hai vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội; tập thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng; ngoài ra còn một số tiểu luận, phỏng vấn, phóng sự.
(Trích trong Thơ mới 1932-1945, NXB Hội nhà văn 2004)
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912, có tên thánh là Pierre, François. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa. Ông sinh tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, học trung học ở Huế (1928 - 1930); làm viên chức Sở Đạc điền ở Quy Nhơn (1932 - 1933) rồi mất việc vì đau ốm. Sau đó ông vào Sài Gòn làm báo rồi lại trở về Quy Nhơn (1934 - 1935); bị bệnh phong, phải vào bệnh viện phong Quy Hòa (tháng 4-1940) rồi mất ở đấy.
Ông làm thơ từ khi 16 tuổi, lấy bút hiệu Minh Duệ Thị, sau đó là Phong Trần. Hàn Mặc Tử làm thơ Đường luật ký tên Phong Trần, được Phan Bội Châu họa lại và đề cao. Từ 1935 đổi bút hiệu là Lệ Thanh, rồi Hàn Mặc Tử và sau cùng là Hàn Mặc Tử. 1936 cho in tập thơ Gái quê (sinh thời tác giả đây là tập thơ duy nhất được in). Sau đó cùng Chế Lan Viên, Bích Khê và một số bạn thơ khác lập ra Trường Thơ Loạn.
Di bút của Hàn Mặc Tử gồm các tập thơ: Lệ Thanh thi tập (tập thơ Đường luật); Đau thương (tức Thơ điên); Xuân như ý; Thượng thanh khí; Cẩm châu duyên; hai vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội; tập thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng; ngoài ra còn một số tiểu luận, phỏng vấn, phóng sự.
(Trích trong Thơ mới 1932-1945, NXB Hội nhà văn 2004)