Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
  • Lượt đọc : 426
  • Kích thước : 2.63 MB
  • Số trang : 101
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 124
  • Số lượt xem : 1.238
  • Đọc trên điện thoại :
Cuốn sách “Kỹ thuật trồng khoai tây” của tác Nguyễn Đức Cường biên soạn nhằm cung cấp cho bà con những kiến thức nêu trên với mục đích giúp bà con trồng, sản xuất cây khoai tây đạt năng suất cao.

Cây khoai tây có cội nguồn từ châu Mỹ. Tuy khoai tây đã được dân bản xứ trồng từ 7 ngàn năm, nhưng nó mới chỉ thâm nhập vào châu Âu và cả thế giới ở thế kỷ 18. Ngày nay, khoai tây trở thành cầy lương thực quan trọng, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giả trị dinh dưỡng cao, được cả thế giới ưa thích.

Hiện nay, trên khắp thế giới, từ khoai tây, người ta đã chế biến ra hàng trăm mon ăn khác nhau, thơm ngon, rẻ tiền, rất bổ dưỡng. Trong củ khoai tây có 2% protein bao gồm cả lysine (một axít amin thường không có trong protein thực vật) nên phối hợp tốt với ngũ cốc.

Trong protein khoai tây còn có một s ố axít amin tự do và các chất kiềm purin. Giá trị sinh học của khoai tây tương đối cao lên tới 75% (theo phương phấp Mittchell). Chất đường hấp thu chậm trong khoai tây đem lại cảm giác no và cung cấp năng lượng trong một thời gian dài. Chất kali có nhiều trong khoai tây giúp cho các vận động viên TDTT tăng sức mạnh cơ bắp.

Người ta cho rằng khoai tây không chỉ là lương thực, mà còn là dược phẩm, trong khoai tây có nhiều chất chống ôxy hóa. Nó có khả năng ngăn ngừa quá trình lão hóa, hạn chế sự phát triển của ung thư và một s ố bệnh khác. Và các nhà nghiên cứu tại Đại học y Harvard, Mỹ, đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên ăn khoai tây có khả năng giảm ung thư tuyến tiền liệt.

Nước ép củ khoai tây tươi có tác dụng trung hòa độ axít cao trong dạ dày, kích thích tiêu hóa và chữa viêm tuyến dịch vị. Do vậy nhân dân Nga từ xưa đã có kinh nghiệm dùng nước ép khoai tây để uống chữa đau dạ dày. 0 Việt Nam theo kinh nghiệm dân gian dùng cũ khoai tây rửa sạch, thái lát mỏng dán lên vết bỏng nhẹ cho mau khỏi, hoặc bóc lấy vỏ cù khoai tây đã luộc, giã nát rồi đắp.

Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy khoai tây rất giàu sterol, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Cây khoai tây không yêu cầu phải gấp rút thời vụ như một s ố loại cây trổng khác phải trồng ngay sau khi thu hoạch lúa mùa. Do đó, khoai tây được trồng ở nhiều vùng ở nước ta. ở phía Bắc, tỉnh nào cũng trồng được khoai tây.

Cấc tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là vùng Đà Lạt – Lâm Đồng khoai tây được trồng nhiều và đạt năng suất khá cao. Cây khoai tây có những đặc điểm sinh lý khá đặc biệt. Trong canh tắc, cây khoai tây rất nhạy cảm với tác động của các yếu tố sinh thái nên bà con nông dân rất cần có sự hiểu biết cơ bản nhất về cây khoai tây (cơ sở sinh học, yêu cầu sinh thái, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại,…).