Trong một thời gian dài, vấn đề tự lừa dối đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà tâm lý, triết gia và cả những học giả uyên thâm. Thế nhưng, điều đáng nói là cho đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, bất chấp sự phổ biến cùng những tác động tiêu cực của nó. Vì thế, trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến mức độ ảnh hưởng và đưa ra những giải pháp thiết thực để có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này, cả trong quá trình lãnh đạo ở công sở lẫn trong cuộc sống gia đình.
Sự tự lừa dối là cụm từ dùng để chỉ cách ứng xử khá phổ biến của nhiều người trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Để bạn hình dung rõ hơn về khái niệm tự lừa dối, chúng ta hãy xét một ví dụ sau đây: Một em bé đang tập bò. Bé bắt đầu trườn mình xung quanh ngôi nhà. Do liên tục xoay tròn, bé bị kẹt dưới những đồ đạc trong phòng. Khi đó, bé cảm thấy khó chịu và cố vùng vẫy để thoát. Bé giẫy lên khóc và đập cái đầu bé nhỏ của mình vào các đồ vật xung quanh. Càng cố gắng thoát khỏi tình trạng này bằng cách đẩy mạnh và xoay nhanh hơn nữa, bé càng khiến cho tình cảnh của mình trở nên tệ hại.
Nếu biết nói, em bé đó sẽ đổ lỗi cho đống đồ đạc trong nhà. Bé sẽ kể đến tất cả các nguyên nhân, ngoại trừ bản thân mình. Nhưng dĩ nhiên, dù em bé có nhận ra điều đó hay không thì sai lầm đó vẫn xuất phát từ chính bản thân nó. Vậy nên, nếu không nhận thức được điều đó thì dù có nỗ lực như thế nào chăng nữa, đứa bé đó vẫn không thể thoát được tình thế này.
Sự tự lừa dối cũng tương tự như vậy. Nó khiến chúng ta không thể nhận ra nguyên nhân thật sự của mọi rắc rối mà mình đang vướng phải. Khi đó, tất cả những “giải pháp” mà ta có thể nghĩ đến chỉ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tự lừa dối lại thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo đến vậy. Bởi vì nếu rơi vào tình trạng tự lừa dối, họ sẽ không thể tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo của mình, và thậm chí còn phá hỏng mọi thứ mà mình đã cố công tạo dựng.
Chúng tôi đã viết quyển sách này với mục đích giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Không chỉ dừng lại ở đó, quyển sách còn đề cập tới vấn đề sâu xa hơn: Nó đưa ra giải pháp cho vấn đề tự lừa dối.
Từ những kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực này, chúng tôi mang đến cho quý độc giả giải pháp thiết thực để có thể tự giải phóng mình ra khỏi “chiếc hộp” trong cách ứng xử với những người xung quanh, cũng như sự tự lừa dối với bản thân mình. Giải pháp này sẽ giúp các bạn giảm thiểu những mâu thuẫn, tăng thêm niềm hứng khởi, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và nâng cao khả năng đạt được thành công trong tổ chức của bạn. Không những thế, nó còn giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Chúng tôi hy vọng rằng quyển sách Lãnh đạo và sự tự lừa dối này sẽ tạo nên động lực mới cho các bạn trong tất cả các lĩnh vực nhằm thoát khỏi “chiếc hộp” của mình và có được một cuộc sống như mong muốn.
- The Arbinger Institute
Sự tự lừa dối là cụm từ dùng để chỉ cách ứng xử khá phổ biến của nhiều người trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Để bạn hình dung rõ hơn về khái niệm tự lừa dối, chúng ta hãy xét một ví dụ sau đây: Một em bé đang tập bò. Bé bắt đầu trườn mình xung quanh ngôi nhà. Do liên tục xoay tròn, bé bị kẹt dưới những đồ đạc trong phòng. Khi đó, bé cảm thấy khó chịu và cố vùng vẫy để thoát. Bé giẫy lên khóc và đập cái đầu bé nhỏ của mình vào các đồ vật xung quanh. Càng cố gắng thoát khỏi tình trạng này bằng cách đẩy mạnh và xoay nhanh hơn nữa, bé càng khiến cho tình cảnh của mình trở nên tệ hại.
Nếu biết nói, em bé đó sẽ đổ lỗi cho đống đồ đạc trong nhà. Bé sẽ kể đến tất cả các nguyên nhân, ngoại trừ bản thân mình. Nhưng dĩ nhiên, dù em bé có nhận ra điều đó hay không thì sai lầm đó vẫn xuất phát từ chính bản thân nó. Vậy nên, nếu không nhận thức được điều đó thì dù có nỗ lực như thế nào chăng nữa, đứa bé đó vẫn không thể thoát được tình thế này.
Sự tự lừa dối cũng tương tự như vậy. Nó khiến chúng ta không thể nhận ra nguyên nhân thật sự của mọi rắc rối mà mình đang vướng phải. Khi đó, tất cả những “giải pháp” mà ta có thể nghĩ đến chỉ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tự lừa dối lại thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo đến vậy. Bởi vì nếu rơi vào tình trạng tự lừa dối, họ sẽ không thể tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo của mình, và thậm chí còn phá hỏng mọi thứ mà mình đã cố công tạo dựng.
Chúng tôi đã viết quyển sách này với mục đích giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Không chỉ dừng lại ở đó, quyển sách còn đề cập tới vấn đề sâu xa hơn: Nó đưa ra giải pháp cho vấn đề tự lừa dối.
Từ những kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực này, chúng tôi mang đến cho quý độc giả giải pháp thiết thực để có thể tự giải phóng mình ra khỏi “chiếc hộp” trong cách ứng xử với những người xung quanh, cũng như sự tự lừa dối với bản thân mình. Giải pháp này sẽ giúp các bạn giảm thiểu những mâu thuẫn, tăng thêm niềm hứng khởi, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và nâng cao khả năng đạt được thành công trong tổ chức của bạn. Không những thế, nó còn giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Chúng tôi hy vọng rằng quyển sách Lãnh đạo và sự tự lừa dối này sẽ tạo nên động lực mới cho các bạn trong tất cả các lĩnh vực nhằm thoát khỏi “chiếc hộp” của mình và có được một cuộc sống như mong muốn.
- The Arbinger Institute