Sự dị biệt giữa các nền văn học có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất sự dị-biệt về ngôn ngữ từ khi loài người xây dựng Tháp Babel trong tội-lỗi (Sáng thế, XI, 7). Nhờ mầu-nhiệm Cứu thế, sự thống nhất ngôn ngữ nguyên thủy bắt đầu phục hồi khi Chúa Thánh- Thần Hiện Xuống (Công vụ Tông-đồ, II, 4-6) nhưng chỉ thể hiện toàn vẹn khi mạt thế trong cảnh toàn thể loài người đồng thanh ngợi-khen Thiên-Chúa (Khải-huyền- thư, VII, 9).
Giáo-hội Công-giáo là bi-tích, là dấu-hiệu khả-kiến của sự phục-hồi thống-nhất nguyên thủy đang thành hình. Đó là một sự thống-nhất trong dị-biệt, thống nhất trong Tình Yêu Thiên Chúa, dị-biệt trong thề-cách diễn đạt với đặc điểm của từng dân-tộc, trong « y-phục rực-rỡ muôn màu » như lời Thành-Vịnh nói về Giáo hội (Thánh Vịnh 104).
Bộ sách này có kỳ-vọng trình bày những màu sắc Việt-Nam của y-phục rực-rỡ ấy. Tôi muốn dùng hình ảnh này để nói đến văn học Công giáo Việt-Nam, một nền văn học dung hợp dân tộc tinh và công-giáo-tính, một thành phần bất-khả-phân của toàn thể văn học quốc-gia.
Giáo-hội Công-giáo là bi-tích, là dấu-hiệu khả-kiến của sự phục-hồi thống-nhất nguyên thủy đang thành hình. Đó là một sự thống-nhất trong dị-biệt, thống nhất trong Tình Yêu Thiên Chúa, dị-biệt trong thề-cách diễn đạt với đặc điểm của từng dân-tộc, trong « y-phục rực-rỡ muôn màu » như lời Thành-Vịnh nói về Giáo hội (Thánh Vịnh 104).
Bộ sách này có kỳ-vọng trình bày những màu sắc Việt-Nam của y-phục rực-rỡ ấy. Tôi muốn dùng hình ảnh này để nói đến văn học Công giáo Việt-Nam, một nền văn học dung hợp dân tộc tinh và công-giáo-tính, một thành phần bất-khả-phân của toàn thể văn học quốc-gia.