Tiểu thuyết Miếng da lừa (1831) là một trong những tác phẩm xuất sắc đầu tiên của Honoré de Balzac, tiếp sau cuốn tiểu thuyết lịch sử Những người Suăng (1829), chấm dứt giai đoạn những tiểu thuyết ly kỳ, kỳ quặc mà sau này tác giả tự mình gọi là thứ "Văn chương con lợn", và mở đầu bước phát triển mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn sau mười năm tìm tòi, mò mẫm, gian khổ, lâu dài. Từ nay Balzac đi hẳn vào con đường lớn của chủ nghĩa hiện thực mà Miếng da lừa là một trong những mốc đầu tiên.
Khi viết Miếng da lừa, Balzac chưa nghĩ tới việc xây dựng cả pho Tấn trò đời vĩ đại của ông, nhưng ông đã có ý kiến phải đi sát hiện thực xã hội đương thời, mô tả toàn diện xã hội và tính quy luật trong sự phát triển của nó, nâng sáng tác của ông lên trình độ khái quát hóa rộng rãi. Cũng vì vậy, Miếng da lừa nghiễm nhiên trở thành một bước mở đầu, mà đã già dặn, cho cả công trình lớn lao sáng tạo pho Tấn trò đời tương lai. Tiểu thuyết Miếng da lừa mà Balzac sẽ xếp vào phần Khảo cứu triết học của Tấn trò đời, đã đặt ra cả một loạt vấn đề triết lý và xã hội, nêu lên cả một loạt chủ đề mà sau này nhà văn sẽ đề cập tới cụ thể và đầy đủ hơn trong nhiều tác phẩm khác của Tấn trò đời.
Khi viết Miếng da lừa, Balzac chưa nghĩ tới việc xây dựng cả pho Tấn trò đời vĩ đại của ông, nhưng ông đã có ý kiến phải đi sát hiện thực xã hội đương thời, mô tả toàn diện xã hội và tính quy luật trong sự phát triển của nó, nâng sáng tác của ông lên trình độ khái quát hóa rộng rãi. Cũng vì vậy, Miếng da lừa nghiễm nhiên trở thành một bước mở đầu, mà đã già dặn, cho cả công trình lớn lao sáng tạo pho Tấn trò đời tương lai. Tiểu thuyết Miếng da lừa mà Balzac sẽ xếp vào phần Khảo cứu triết học của Tấn trò đời, đã đặt ra cả một loạt vấn đề triết lý và xã hội, nêu lên cả một loạt chủ đề mà sau này nhà văn sẽ đề cập tới cụ thể và đầy đủ hơn trong nhiều tác phẩm khác của Tấn trò đời.