Triết Học Nhân Sinh là một tập hợp các đánh giá có tính tổng quan về triết học phương Tây từ góc độ các vấn đề “nhân sinh”, do Stanley Rosen chủ biên với sự cộng tác của nhiều học giả lớn và giáo sư triết học của nhiều trường đại học có tiếng ở phương Tây.
Tác phẩm này phân tích các lớp vấn đề của Triết học nhân sinh qua đánh giá của chính các triết gia nổi tiếng, từ Cổ điển: Socrate (496 tr.CN), Plato (427-347 tr.CN), Aristotle (384-322 tr.CN), R.Descartes (1596-1650), J.J.Rousseau (1712-1778), I.Kant (1724-1804), F.Schiller (1759-1805), G.W.F.Hegel (1770-1831)… cho tới Cận hiện đại: F.Nietzsche (1844-1900), G.W.Leibniz (1646-1716), L.Wittgenstein (1889-1955), D.Hume (1711-1776), E.Husserl (1859-1838)…
Các lớp vấn đề của Triết học nhân sinh phương Tây được phân tích trong tác phẩm này chính là vai trò, vị trí của triết học cùng với các liên ngành triết ứng dụng và ứng dụng triết học trong quan hệ lý thuyết và thực hành nhằm khẳng định “Triết học là một thể hiện giá trị đích thực của bản chất người”. Trên tinh thần đó, tác phẩm được Stanley Rosen triển khai thành sáu phần:
1. Triết học xã hội và triết học chính trị;
2. Triết học tôn giáo;
3. Triết học nghệ thuật và văn hóa;
4. Siêu hình học;
5. Tri thức luận;
6. Triết học khoa học.
Đây cũng chính là kết cấu truyền thống của các vấn đề triết học phương Tây, đồng thời nó cũng phản ảnh lịch sử phân ngành và liên ngành của triết học phương Tây.
Tác phẩm này phân tích các lớp vấn đề của Triết học nhân sinh qua đánh giá của chính các triết gia nổi tiếng, từ Cổ điển: Socrate (496 tr.CN), Plato (427-347 tr.CN), Aristotle (384-322 tr.CN), R.Descartes (1596-1650), J.J.Rousseau (1712-1778), I.Kant (1724-1804), F.Schiller (1759-1805), G.W.F.Hegel (1770-1831)… cho tới Cận hiện đại: F.Nietzsche (1844-1900), G.W.Leibniz (1646-1716), L.Wittgenstein (1889-1955), D.Hume (1711-1776), E.Husserl (1859-1838)…
Các lớp vấn đề của Triết học nhân sinh phương Tây được phân tích trong tác phẩm này chính là vai trò, vị trí của triết học cùng với các liên ngành triết ứng dụng và ứng dụng triết học trong quan hệ lý thuyết và thực hành nhằm khẳng định “Triết học là một thể hiện giá trị đích thực của bản chất người”. Trên tinh thần đó, tác phẩm được Stanley Rosen triển khai thành sáu phần:
1. Triết học xã hội và triết học chính trị;
2. Triết học tôn giáo;
3. Triết học nghệ thuật và văn hóa;
4. Siêu hình học;
5. Tri thức luận;
6. Triết học khoa học.
Đây cũng chính là kết cấu truyền thống của các vấn đề triết học phương Tây, đồng thời nó cũng phản ảnh lịch sử phân ngành và liên ngành của triết học phương Tây.