Alice Munro sinh ngày 10 tháng Bảy năm 1931 ở Wingham, Ontario, Canada, với tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw. Cha của bà là chủ nông trại, mẹ là cô giáo. Bà trải qua tuổi thơ ở thị trấn Clinton, nơi bà cũng thường trở về sau này. Theo học đại học Western Ontario, nhưng rời trường sớm khi lập gia đình năm 20 tuổi. Bà và gia đình sống ở một đảo ngoài khơi Vancouver nhiều năm nay, coi sóc tiệm sách có tên là Munro. Hai ông bà có với nhau ba đứa con, hôn nhân của họ thời trẻ có một thời kỳ tan vỡ. Sinh quán của Alice Munro, Ontario, là tỉnh bang lớn nhất Canada, gần bên Ngũ Đại Hồ. Vùng phía nam của tỉnh là vùng có khí hậu ôn hòa, cảnh sắc xinh đẹp, đất nông nghiệp bằng phẳng, nhiều sông hồ. Trong truyện của Munro, có cảnh vật của Ontario hoặc thiên nhiên hoang dã trên đảo Vancouver.
Truyện của bà viết về đời sống những người bình thường, với văn phong giản dị, trong trẻo và đẹp. Nhưng đó là bề ngoài dễ gây ngộ nhận. Thật ra văn của Alice Munro không dễ hiểu. Người đọc cần chú tâm đến từng chi tiết mà bà để lại dọc đường. Bên trong là sức mạnh của sự mô tả chính xác, phân tích sắc bén các xung đột, sự nghiêm khắc với thói dung tục và a dua, tính hài hước, và lòng trắc ẩn. Alice Munro nhận nhiều giải thưởng, trong đó ba lần giải General Governor, giải thưởng danh giá nhất Canada, và giải Man Booker International năm 2009. Dù sức khoẻ yếu, bà có khả năng làm việc đều đặn, bền bỉ. Tác phẩm (tạm dịch): Vũ Điệu Những Cái Bóng Hạnh Phúc (Dance of The Happy Shades)(giải GG), Cuộc Đời Những Cô Gái và Đàn Bà (Lives of Girls and Women), Bạn Nghĩ Bạn Là Ai Kia? (Who Do You Think You Are), Những Mặt Trăng Của Mộc Tinh (The Moons Of The Jupiter), Tiến Triển Của Tình Yêu (The Progress of Love) (giải GG), Chạy Trốn (Runaway). Năm 80 tuổi, xuất bản tập Quá Sức Hạnh Phúc (Too Much Happiness). Tiếp sau đó, trước sự ngạc nhiên của nhiều người, tác phẩm mới Cuộc Đời Yêu Dấu (Dear Life). Một truyện của bà, Gấu Về Qua Núi (The Bear Came Over The Mountain), một chuyện tình cảm động, đã được Sarah Polley chuyển thành phim với các tài tử Julie Christie và Gordon Pinsent. Truyện ngắn sau đây, nguyên văn tiếng Anh “Miles City, Montana” rút từ tập The Progress of Love, 1985, NXB Alfred A. Knoft. Miles City là tên một thị trấn nhỏ, dân số không quá một ngàn người, Montana là một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ, sát biên giới Canada.
Kín đáo, khiêm cung, Alice Munro không phải là người của công chúng, và ít khi xuất hiện trên báo chí, ngoại trừ tác phẩm của mình. Cách đây bốn năm, khi tôi đến nghe một buổi hội thảo ở Vancouver sau giải Man Booker International, với nhiều nhà văn nổi tiếng như Margaret Atwood đọc những tham luận xúc động, đầy yêu mến, nhằm tuyên dương tác phẩm của bà, Alice Munro đã không có mặt. Trên thế giới nhiều người vẫn không biết đến tên bà- mặc dù năm 2005, tuần báo Time đã chọn bà là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất- cho đến ngày 10 tháng 10 năm 2013 vừa qua. Ngày hôm đó, Ủy ban giải thưởng Nobel đã không thể liên lạc được với nhà văn để báo tin vui. Các độc giả cũng không tìm đọc bà như tìm đến các tên tuổi văn học khác, đôi khi họ bắt gặp bà một cách tình cờ trên kệ sách, và tự hỏi: bà này là ai?
Tôi chọn truyện “Miles City, Montana” vì đó là truyện ngắn đầu tiên của bà mà tôi được đọc, cách đây mười bốn năm, trong một thời kỳ hỗn loạn. Truyện của bà đã giúp tôi đứng lại, nhìn xuống, thấy được chính thật tình trạng của mình. Tôi dịch truyện ngắn này như một lời cám ơn lặng lẽ.
Truyện của bà viết về đời sống những người bình thường, với văn phong giản dị, trong trẻo và đẹp. Nhưng đó là bề ngoài dễ gây ngộ nhận. Thật ra văn của Alice Munro không dễ hiểu. Người đọc cần chú tâm đến từng chi tiết mà bà để lại dọc đường. Bên trong là sức mạnh của sự mô tả chính xác, phân tích sắc bén các xung đột, sự nghiêm khắc với thói dung tục và a dua, tính hài hước, và lòng trắc ẩn. Alice Munro nhận nhiều giải thưởng, trong đó ba lần giải General Governor, giải thưởng danh giá nhất Canada, và giải Man Booker International năm 2009. Dù sức khoẻ yếu, bà có khả năng làm việc đều đặn, bền bỉ. Tác phẩm (tạm dịch): Vũ Điệu Những Cái Bóng Hạnh Phúc (Dance of The Happy Shades)(giải GG), Cuộc Đời Những Cô Gái và Đàn Bà (Lives of Girls and Women), Bạn Nghĩ Bạn Là Ai Kia? (Who Do You Think You Are), Những Mặt Trăng Của Mộc Tinh (The Moons Of The Jupiter), Tiến Triển Của Tình Yêu (The Progress of Love) (giải GG), Chạy Trốn (Runaway). Năm 80 tuổi, xuất bản tập Quá Sức Hạnh Phúc (Too Much Happiness). Tiếp sau đó, trước sự ngạc nhiên của nhiều người, tác phẩm mới Cuộc Đời Yêu Dấu (Dear Life). Một truyện của bà, Gấu Về Qua Núi (The Bear Came Over The Mountain), một chuyện tình cảm động, đã được Sarah Polley chuyển thành phim với các tài tử Julie Christie và Gordon Pinsent. Truyện ngắn sau đây, nguyên văn tiếng Anh “Miles City, Montana” rút từ tập The Progress of Love, 1985, NXB Alfred A. Knoft. Miles City là tên một thị trấn nhỏ, dân số không quá một ngàn người, Montana là một tiểu bang ở vùng Tây Bắc nước Mỹ, sát biên giới Canada.
Kín đáo, khiêm cung, Alice Munro không phải là người của công chúng, và ít khi xuất hiện trên báo chí, ngoại trừ tác phẩm của mình. Cách đây bốn năm, khi tôi đến nghe một buổi hội thảo ở Vancouver sau giải Man Booker International, với nhiều nhà văn nổi tiếng như Margaret Atwood đọc những tham luận xúc động, đầy yêu mến, nhằm tuyên dương tác phẩm của bà, Alice Munro đã không có mặt. Trên thế giới nhiều người vẫn không biết đến tên bà- mặc dù năm 2005, tuần báo Time đã chọn bà là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất- cho đến ngày 10 tháng 10 năm 2013 vừa qua. Ngày hôm đó, Ủy ban giải thưởng Nobel đã không thể liên lạc được với nhà văn để báo tin vui. Các độc giả cũng không tìm đọc bà như tìm đến các tên tuổi văn học khác, đôi khi họ bắt gặp bà một cách tình cờ trên kệ sách, và tự hỏi: bà này là ai?
Tôi chọn truyện “Miles City, Montana” vì đó là truyện ngắn đầu tiên của bà mà tôi được đọc, cách đây mười bốn năm, trong một thời kỳ hỗn loạn. Truyện của bà đã giúp tôi đứng lại, nhìn xuống, thấy được chính thật tình trạng của mình. Tôi dịch truyện ngắn này như một lời cám ơn lặng lẽ.