Cuốn sách này như một bộ phim tài liệu đặc biệt, ghi chép lại hành trình dấn thân khám phá, thâm nhập Nam Mỹ của tác giả. Như trong lời mở sách (Tại sao Nam Mỹ?), tác giả viết đại ý, Nam Mỹ với những cô hoa hậu nóng bỏng, với những cầu thủ bóng đá mạnh mẽ, tài năng như Maradona từng hấp dẫn anh từ ngày thơ ấu. Nhưng giấc mơ chinh phục Nam Mỹ lại bùng lên khi anh xem cuốn phim Motocycle Diaries kể về chuyến du hành xuyên Mỹ Latinh của chàng sinh viên y khoa năm cuối Che Guevara.
Vậy là vác balô lên đường cho những chuyến đi dài ngày: năm 2008, Nguyễn Tập có 2 tháng ăn dầm nằm dề ở xứ sở của người Quechua – hậu duệ dân Inca; 2009, lại có hai chuyến đi Mexico; cuối năm 2011, anh dành 4 tháng thâm nhập vào những bộ lạc thổ dân vùng Amazon, Peru và Bolivia. Và gần đây nhất, anh trở lại đó với những ngày làm cư dân Cuba. Chuyến khám phá Cuba - quê hương xì gà và Bolero kết thúc chỉ trước khi ông Fidel Castro qua đời vài ba hôm.
Chất liệu thực tế đi vào cuốn du ký này ngồn ngộn. Những câu chuyện từ bùa chú, ma thuật, bói toán còn sót lại nơi những đô thị song trùng đời sống văn minh – hoang dã, những phong tục lạ lùng của những bộ lạc trong rừng thẳm, những thành phố đá, hòn đảo trôi dạt, đảo búp bê… được viết lại chân xác, vắn gọn cùng với các tranh ký họa cho thấy tác giả có một cách tiếp cận thực tế rất riêng, không hề giống những người viết hồi ký kiểu “tô vẽ” như thường gặp ở những cuốn du ký của các tác giả trẻ mới nổi gần đây. Ở mỗi vùng đất tác giả đi qua, anh cũng dành mối quan tâm đặc biệt đến thân phận những người Việt lang thang, lưu lạc, đôi chỗ dành mối liên tưởng đến sự tương đồng văn hóa với quê hương mình. Chính điều này làm cho cuốn du ký có nhiều cơ tầng liên tưởng.
Cuốn du ký này gồm 4 phần: Amazon (Trong rừng thẳm Amazon), Mexico (Xứ sở của những chiếc đầu lâu pha lê, Peru (Bay trên thành phố đá) và Cuba (Lang thang trên quê hương Bolero).
Chất du ký bụi bặm, phiêu lãng và mạnh mẽ truyền cảm hứng đủ để những độc giả trẻ sau khi gấp sách lại, có thể thu xếp những hành trình kỳ thú của riêng mình.
***
Tại sao Nam Mỹ?
Thật ra, giấc mơ Nam Mỹ đã hấp dẫn tôi từ ngày bé, bởi những cô hoa hậu thế giới nóng bỏng người Venezuela, bởi vua bóng đá Maradona lùn tịt (giống tôi)... Nhưng từ Việt Nam đến Nam Mỹ xa diệu vợi, nên giấc mơ đó đành gác lại vô thời hạn.
Năm 2006, tôi qua Mỹ học, tình cờ được xem cuốn phim Nhật ký xe máy (Motocycle Diaries) kể về chuyến du hành dọc Nam Mỹ của Che Guevara khi còn là cậu sinh viên y khoa năm cuối. Cuốn phim đã đánh thức giấc mơ xưa. Thế là tìm tài liệu đọc và biết thêm Nam Mỹ còn có nền văn minh Inca quá lẫy lừng. Đọc lai rai, chuẩn bị tư liệu trong một năm, và tôi lên đường.
Năm 2008, tôi đến Peru lần đầu tiên và dành gần hai tháng cùng ăn, ở, sinh hoạt với người Quechua - hậu duệ của dân Inca. Lúc đó, tiếng Tây Ban Nha tôi không biết, nhưng đi những vùng núi hẻo lánh, sống với người Quechua thì hầu như không thể tìm ra người biết nói tiếng Anh (vì thế, tôi thường rất mỏi tay khi... trò chuyện). Cũng may, tôi gặp được chị Quỳnh Dao (một trong ba người Việt sống tại Peru lúc bấy giờ). Chị Dao trước học ở Nga, sau theo chồng về Peru. Chị giỏi tiếng Tây Ban Nha, lại nhiệt tình nên tôi đã học được từ chị biết bao nhiêu điều hay, lạ về văn hóa Peru. Chuyến đi đã để lại rất nhiều cảm xúc trong tôi, nên khi vừa quay lại Mỹ, tôi đăng ký học ngay tiếng Tây Ban Nha vì biết chắc chắn mình sẽ trở lại.
Năm 2009, tôi đi Mexico hai lần, mỗi lần một tháng. Cuối năm 2011, trước khi về hẳn Việt Nam, tôi dành bốn tháng lang thang ở Nam Mỹ để khám phá đời sống, văn hóa vùng thổ dân Amazon, Peru và Bolivia (Argentina tôi chỉ ở hơn mười ngày, nên không tính). Tính ra tổng thời gian tôi ở Trung và Nam Mỹ là khoảng tám tháng.
Cùng với Bắc Triều Tiên, Cuba là nước Xã hội chủ nghĩa còn quá nhiều “bí mật” với thế giới. Ở thế kỷ 21 mà vẫn còn chế độ tem phiếu, phân phối thực phẩm, vẫn còn “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, là một trong những nước nghèo của thế giới, nhưng giáo dục và y tế lại phát triển rất mạnh… Tôi muốn đi Cuba từ mười năm trước. Nhưng, lúc đó quy định du lịch Cuba của Mỹ vẫn còn quá ngặt nghèo, tôi lại đang học ở Mỹ nên sợ việc học bị đứt đoạn. Không đi được nhưng tôi vẫn theo dõi, vẫn tìm đọc về đảo quốc này. Giờ đây, khi đã học xong và trở về Việt Nam, giấc mơ ngày xưa lại bùng lên. Tôi muốn đi để cảm nhận được rõ ràng nhất sự đổi thay của Cuba, trải nghiệm những điều lâu nay tôi chỉ biết qua báo chí, qua “lời đồn”.
Trong du lịch, tôi không phải là người “chấm điểm”, không thích đi những điểm du lịch nổi tiếng. Tôi thích đi chậm và sâu, thích tìm hiểu về con người, về những nền văn hóa cổ xưa. Đối với tôi, để tạm gọi là hiểu về một nền văn hóa, thời gian trải nghiệm ít nhất phải tính bằng đơn vị năm. Tôi lại quá yêu văn hóa và con người Nam Mỹ. Vì thế, bây giờ nếu có ai hỏi nơi nào tôi muốn đi nhất thì câu trả lời chắc chắn vẫn là Nam Mỹ. Có lúc, tôi nghĩ mình có thể bỏ cả cuộc đời để tìm hiểu về vùng đất này.
Ai đó nói rằng: “Cuộc đời là những chuyến tàu mà không ai biết sẽ dừng tại ga nào...”. Có lẽ thế.
NGUYỄN TẬP
Vậy là vác balô lên đường cho những chuyến đi dài ngày: năm 2008, Nguyễn Tập có 2 tháng ăn dầm nằm dề ở xứ sở của người Quechua – hậu duệ dân Inca; 2009, lại có hai chuyến đi Mexico; cuối năm 2011, anh dành 4 tháng thâm nhập vào những bộ lạc thổ dân vùng Amazon, Peru và Bolivia. Và gần đây nhất, anh trở lại đó với những ngày làm cư dân Cuba. Chuyến khám phá Cuba - quê hương xì gà và Bolero kết thúc chỉ trước khi ông Fidel Castro qua đời vài ba hôm.
Chất liệu thực tế đi vào cuốn du ký này ngồn ngộn. Những câu chuyện từ bùa chú, ma thuật, bói toán còn sót lại nơi những đô thị song trùng đời sống văn minh – hoang dã, những phong tục lạ lùng của những bộ lạc trong rừng thẳm, những thành phố đá, hòn đảo trôi dạt, đảo búp bê… được viết lại chân xác, vắn gọn cùng với các tranh ký họa cho thấy tác giả có một cách tiếp cận thực tế rất riêng, không hề giống những người viết hồi ký kiểu “tô vẽ” như thường gặp ở những cuốn du ký của các tác giả trẻ mới nổi gần đây. Ở mỗi vùng đất tác giả đi qua, anh cũng dành mối quan tâm đặc biệt đến thân phận những người Việt lang thang, lưu lạc, đôi chỗ dành mối liên tưởng đến sự tương đồng văn hóa với quê hương mình. Chính điều này làm cho cuốn du ký có nhiều cơ tầng liên tưởng.
Cuốn du ký này gồm 4 phần: Amazon (Trong rừng thẳm Amazon), Mexico (Xứ sở của những chiếc đầu lâu pha lê, Peru (Bay trên thành phố đá) và Cuba (Lang thang trên quê hương Bolero).
Chất du ký bụi bặm, phiêu lãng và mạnh mẽ truyền cảm hứng đủ để những độc giả trẻ sau khi gấp sách lại, có thể thu xếp những hành trình kỳ thú của riêng mình.
***
Tại sao Nam Mỹ?
Thật ra, giấc mơ Nam Mỹ đã hấp dẫn tôi từ ngày bé, bởi những cô hoa hậu thế giới nóng bỏng người Venezuela, bởi vua bóng đá Maradona lùn tịt (giống tôi)... Nhưng từ Việt Nam đến Nam Mỹ xa diệu vợi, nên giấc mơ đó đành gác lại vô thời hạn.
Năm 2006, tôi qua Mỹ học, tình cờ được xem cuốn phim Nhật ký xe máy (Motocycle Diaries) kể về chuyến du hành dọc Nam Mỹ của Che Guevara khi còn là cậu sinh viên y khoa năm cuối. Cuốn phim đã đánh thức giấc mơ xưa. Thế là tìm tài liệu đọc và biết thêm Nam Mỹ còn có nền văn minh Inca quá lẫy lừng. Đọc lai rai, chuẩn bị tư liệu trong một năm, và tôi lên đường.
Năm 2008, tôi đến Peru lần đầu tiên và dành gần hai tháng cùng ăn, ở, sinh hoạt với người Quechua - hậu duệ của dân Inca. Lúc đó, tiếng Tây Ban Nha tôi không biết, nhưng đi những vùng núi hẻo lánh, sống với người Quechua thì hầu như không thể tìm ra người biết nói tiếng Anh (vì thế, tôi thường rất mỏi tay khi... trò chuyện). Cũng may, tôi gặp được chị Quỳnh Dao (một trong ba người Việt sống tại Peru lúc bấy giờ). Chị Dao trước học ở Nga, sau theo chồng về Peru. Chị giỏi tiếng Tây Ban Nha, lại nhiệt tình nên tôi đã học được từ chị biết bao nhiêu điều hay, lạ về văn hóa Peru. Chuyến đi đã để lại rất nhiều cảm xúc trong tôi, nên khi vừa quay lại Mỹ, tôi đăng ký học ngay tiếng Tây Ban Nha vì biết chắc chắn mình sẽ trở lại.
Năm 2009, tôi đi Mexico hai lần, mỗi lần một tháng. Cuối năm 2011, trước khi về hẳn Việt Nam, tôi dành bốn tháng lang thang ở Nam Mỹ để khám phá đời sống, văn hóa vùng thổ dân Amazon, Peru và Bolivia (Argentina tôi chỉ ở hơn mười ngày, nên không tính). Tính ra tổng thời gian tôi ở Trung và Nam Mỹ là khoảng tám tháng.
Cùng với Bắc Triều Tiên, Cuba là nước Xã hội chủ nghĩa còn quá nhiều “bí mật” với thế giới. Ở thế kỷ 21 mà vẫn còn chế độ tem phiếu, phân phối thực phẩm, vẫn còn “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, là một trong những nước nghèo của thế giới, nhưng giáo dục và y tế lại phát triển rất mạnh… Tôi muốn đi Cuba từ mười năm trước. Nhưng, lúc đó quy định du lịch Cuba của Mỹ vẫn còn quá ngặt nghèo, tôi lại đang học ở Mỹ nên sợ việc học bị đứt đoạn. Không đi được nhưng tôi vẫn theo dõi, vẫn tìm đọc về đảo quốc này. Giờ đây, khi đã học xong và trở về Việt Nam, giấc mơ ngày xưa lại bùng lên. Tôi muốn đi để cảm nhận được rõ ràng nhất sự đổi thay của Cuba, trải nghiệm những điều lâu nay tôi chỉ biết qua báo chí, qua “lời đồn”.
Trong du lịch, tôi không phải là người “chấm điểm”, không thích đi những điểm du lịch nổi tiếng. Tôi thích đi chậm và sâu, thích tìm hiểu về con người, về những nền văn hóa cổ xưa. Đối với tôi, để tạm gọi là hiểu về một nền văn hóa, thời gian trải nghiệm ít nhất phải tính bằng đơn vị năm. Tôi lại quá yêu văn hóa và con người Nam Mỹ. Vì thế, bây giờ nếu có ai hỏi nơi nào tôi muốn đi nhất thì câu trả lời chắc chắn vẫn là Nam Mỹ. Có lúc, tôi nghĩ mình có thể bỏ cả cuộc đời để tìm hiểu về vùng đất này.
Ai đó nói rằng: “Cuộc đời là những chuyến tàu mà không ai biết sẽ dừng tại ga nào...”. Có lẽ thế.
NGUYỄN TẬP