Cuốn tiểu thuyết trinh thám "Rượu độc lóng lánh" của tác giả Agatha Christie được giới chuyên môn đánh giá là một thành công lớn bởi giá trị nhân văn của nó. Với việc xây dựng cốt truyện hấp dẫn, linh hoạt, tác giả đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, mà nhân vật trung tâm là Iris Marle. Mối quan hệ phức tạp nhưng đầy thú vị giữa các nhân vật, và cách giải quyết những mâu thuẫn của họ khiến câu chuyện trở nên rất sinh động, qua đó thể hiện rõ nét cái nhìn của tác giả về thế giới hiện đại ngày nay.
***
Được mệnh danh là 'nữ hoàng tiểu thuyết trinh thám', Agatha Christie là nhà văn người Anh ăn khách nhất trên thế giới trong thể loại này.
Hơn 3 thập niên sau ngày bà qua đời, dường như chưa có tác giả nào soán ngôi Agatha Christie (1890-1976) trong thể loại tiểu thuyết trinh thám.
Nữ nhà văn này được xem như là một hiện tượng văn học và được giới chuyên gia dày công nghiên cứu không kém gì tác giả truyện trinh thám Arthur Conan Doyle, cha đẻ của thám tử tài ba Sherlock Holmes.
Ở cái thuở ban đầu không dễ quên ấy, bà bước vào nghiệp văn với lý do hết sức ngẫu nhiên tình cờ. Trong một cuộc trò chuyện giữa mấy chị em gái, các chị của bà cho rằng tiểu thuyết trinh thám rất chán bởi vì chỉ cần xem một vài trang là người đọc đã biết ngay kẻ nào là thủ phạm rồi.
Không đồng tình với những ý kiến đó của các chị mình, Agatha Christie đã lặng lẽ dấn thân vào nghề viết như muốn phản biện lại quan niệm của các chị. Và dường như đây chính là mối tơ duyên gắn kết cuộc đời bà với hoạt động sáng tác văn học. Bà đã viết với tất cả vốn hiểu biết và lòng say mê của mình.
Tưởng chừng làm thử một cú, nào ngờ trở thành bậc thầy. Với trí tưởng tượng phong phú dồi dào, Agatha Christie đã đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tạo ra nhiều sự gay cấn hồi hộp khiến người đọc khi cầm sách trong tay muốn đọc liền một mạch, như thể cặp mắt bị dán vào các dòng chữ sinh động.
Bằng lối tư duy thời gian, hạn chế đến tối đa sự đoán trước của người đọc về tính cách, số phận của các nhân vật cũng như kết thúc câu chuyện… tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie có một sức hấp dẫn đến kỳ lạ.
***
Được mệnh danh là 'nữ hoàng tiểu thuyết trinh thám', Agatha Christie là nhà văn người Anh ăn khách nhất trên thế giới trong thể loại này.
Hơn 3 thập niên sau ngày bà qua đời, dường như chưa có tác giả nào soán ngôi Agatha Christie (1890-1976) trong thể loại tiểu thuyết trinh thám.
Nữ nhà văn này được xem như là một hiện tượng văn học và được giới chuyên gia dày công nghiên cứu không kém gì tác giả truyện trinh thám Arthur Conan Doyle, cha đẻ của thám tử tài ba Sherlock Holmes.
Ở cái thuở ban đầu không dễ quên ấy, bà bước vào nghiệp văn với lý do hết sức ngẫu nhiên tình cờ. Trong một cuộc trò chuyện giữa mấy chị em gái, các chị của bà cho rằng tiểu thuyết trinh thám rất chán bởi vì chỉ cần xem một vài trang là người đọc đã biết ngay kẻ nào là thủ phạm rồi.
Không đồng tình với những ý kiến đó của các chị mình, Agatha Christie đã lặng lẽ dấn thân vào nghề viết như muốn phản biện lại quan niệm của các chị. Và dường như đây chính là mối tơ duyên gắn kết cuộc đời bà với hoạt động sáng tác văn học. Bà đã viết với tất cả vốn hiểu biết và lòng say mê của mình.
Tưởng chừng làm thử một cú, nào ngờ trở thành bậc thầy. Với trí tưởng tượng phong phú dồi dào, Agatha Christie đã đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tạo ra nhiều sự gay cấn hồi hộp khiến người đọc khi cầm sách trong tay muốn đọc liền một mạch, như thể cặp mắt bị dán vào các dòng chữ sinh động.
Bằng lối tư duy thời gian, hạn chế đến tối đa sự đoán trước của người đọc về tính cách, số phận của các nhân vật cũng như kết thúc câu chuyện… tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie có một sức hấp dẫn đến kỳ lạ.