108 cây bằng lăng
Chiều kết thúc nhanh bằng một cơn mưa dài bất tận. Trời đang nắng lanh lảnh, chói gắt bỗng nhiên tối sầm lại đầy bất trắc. Và mưa.
Chiều kết thúc nhanh bằng một cơn mưa dài bất tận. Trời đang nắng lanh lảnh, chói gắt bỗng nhiên tối sầm lại đầy bất trắc. Và mưa.
Quán tên Cỏ, nhậu bình dân. Mà cỏ thật. Mồi, từ mười ngàn trở lên. Bia hơi vài chục ngàn cho một ca nhựa hai lít.
Sau nhiều ngày vật lộn với mớ bản thảo cùng những trận đau bao tử và đống thuốc trụ sinh ngán tận cổ, tôi lại mở cửa mà đi. Khi chuỗi tia sáng đã lên cao, ba chở tôi qua những con đường quen thuộc, giữa các tòa building phản chiếu ánh nắng mặt trời và hàng cây lung linh xanh ngắt, sau đó tôi có mặt ở quán cà phê có tên Người Sài Gòn. Cái quán khoác lên mình tính danh cục bộ này là địa chỉ mà một số anh chị bạn bè tôi rất hay hội tụ vào những đêm cuối tuần, rỉ rả cùng nhau những câu chuyện phiếm, vang tiếng cười vô tư dưới màu đèn vàng xanh chập choạng, và cùng hát nhau nghe những ca khúc nhạc vàng từ thời hoa và máu, những giai điệu trứ danh đã từng là khuôn mực của tuổi trẻ Sài Gòn xưa kia.
“Người không mạo hiểm điều gì, không làm gì, không có gì, cuối cùng lại chẳng là gì. Ta có thể tránh được đau buồn và thống khổ. Nhưng ta không thể học hỏi, cảm nhận, thay đổi, trưởng thành hay thực sự sống. Bị xiềng xích bởi sự khuất phục, ta là kẻ nô lệ đã từ bỏ tất cả tự do. Chỉ người dám mạo hiểm mới có tự do.” – Tôi xin lấy câu trích ngôn này của William Arthur Ward để dành tặng cho em, một cô gái trong số ít người tôi ấn tượng về sự chững chạc so với số tuổi mà họ có. Một cô gái thật sự đã vượt qua nỗi o ép của cuộc đời để khẳng định sự tồn tại của bản thân mình là vô hạn.
Người ta nói Sài Gòn không đẹp, Sài Gòn xấu. Sài Gòn nhiều tệ nạn cướp bóc lộng hành, người ăn xin lê la khắp chốn, kẻ bán vé số ép bức người mua, khắp các ngã tư chỗ nào cũng thấy tờ rơi vương vãi, người Sài Gòn tập quán muôn đời không bỏ. Người Sài Gòn cũng như người Hà Nội, như dân miệt xứ tỉnh lẻ – luôn luôn không ngừng xả rác, sống trơ lì biếng nhác, thờ ơ với đời. Người ta xỉ vả Sài Gòn là thế, nhưng cũng có rời bỏ được đâu.
Sống và làm ăn ở đất Sài Gòn hào nhoáng, người ta lại dễ trao cho nhau mối thân tình mộc mạc, mà có khi mọi cuộc thân quen chỉ bắt đầu bằng vài ba câu sơ giao vốn đã quá cũ. Dù bạn xuất thân như thế nào, nơi ăn chốn ở ra sao, ở ngưỡng tuổi nào, đặt đức tin của lòng mình vào Chúa cứu thế hay Đức Phật bao dung, chỉ cần một khi bạn có niềm tin về mảnh đất này - Sài Gòn, lòng luôn sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu thế và không chối từ sự giúp đỡ của người khác, ắt đi đâu bạn cũng sẽ dễ dàng được chào đón, được người ta trân quý. Mà có thể, cơ man nào đó trong các mối quan hệ kiểu vậy, bạn sẽ tìm ra được bản ngã của mình, lan tỏa cái niềm tin ấy vào cuộc đời.
Đà Nẵng, ngày 6 tháng 5 năm 2017!
Đã gần được 2 tháng tôi thích cậu, mối tình đầu của tôi!
Tuổi 18...
Tôi gặp cậu...
Tuổi 18, mối tình đầu của tôi được viết bằng nước mắt...
Đúng, là do tôi đến sau nên tôi không thể có cậu.
Cậu có người yêu và tôi biết điều đó.Tôi vẫn cố chấp thích cậu...Vâng, ngay từ đầu là tôi sai.Tôi không nên bắt đầu thứ tình cảm này...
Cậu không bao giờ hiểu được, một lần cũng không...
Xưa có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập.
Lại về một cô em tên Thùy, chính xác em là Phương Thùy. Mỗi cô gái tôi nhận làm em kết nghĩa đều có một vẻ thu hút riêng, ở Phương Thùy là sự sôi nổi và trái tim cuồng nhiệt của em với điện ảnh. Nhưng khi trò chuyện tôi thấy Thùy có tâm hồn phóng túng của một họa sĩ, sôi nổi của một tay trống. Em cuốn hút người khác bởi đôi mắt và cái miệng không bao giờ quên cười. Thùy say mê phim ảnh, yêu văn chương và có một lượng kiến thức hội họa, âm nhạc có phần chiếm ưu thế so với những cô gái khác. Cùng với những thú vui khác, em thích sưu tầm những cuốn sổ vintage, chuyện trò với bạn bè chung sở thích và viết blog. Em nói thay vì như những cô gái khác dành hết tiền bạc mình có để mua đôi giày, thỏi son, thì em lại mua CD, sách và đi xem các chương trình nghệ thuật hoặc cà phê với bạn bè để nói về những lĩnh vực đó.
Khi ánh mặt trời buông xuống, phía bên kia, tòa Norodom màu trắng đang tối dần cùng mảng xanh cổ thụ. Em tôi đóng chiếc cổng công ty nơi nó làm việc, rồi cùng tôi đi đến một nhà hàng chay khá có tiếng ở Sài Gòn trong những năm gần đây. Trên đường đi, hòa vào dòng người nhốn nháo chen chúc nhau ở các ngã phố, tôi có cảm giác như những làn ranh kỷ luật đang hẹp dần theo thời gian, khiến những giọt mồ hôi trong tôi túa ra, mệt mỏi và bất an.
Giờ tan tầm, tôi ngồi lại một mình trong quán cà phê gần chỗ làm, nhâm nhi chiếc bánh ngọt, ngắm những giọt mưa tự do rơi ngoài cửa sổ. May là cơn mưa chiều không quá lớn, người Sài Gòn tạ ơn trời đất vì thoát khỏi cảnh bì bõm lội nước dắt xe như mấy ngày qua, tạm quên đi những nỗi cực nhọc đang rình rập trong mùa mưa. Trên bàn, một bông cúc vàng được đặt trong cốc nước thủy tinh, trời càng về sẫm tối quán càng vãn khách, những chiếc ghế bành bọc vải rộng rãi cùng với âm thanh dập dìu của bản nhạc đồng quê, hòng cám dỗ con người ta rời bỏ công việc và các mối quan hệ ngoài kia...
Tôi đã định về sớm nhưng sa đà chén rượu, câu chuyện, dứt không nổi, ba giờ chiều mới lên xe. Trên con đê ven sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nhẩm tính 70 km vẫn kịp tới Hà Nội trước khi trời tối. Bất ngờ mây đen ập đến. Trời như trút nước, tôi ướt lướt thướt, người ớn lạnh. May có cái điếm canh đê vào trú. Mưa dai dẳng gần hai tiếng đồng hồ. Đường xấu lại sũng nước, cái xe Honda cà khổ đời 78 không bốc lên được. Ra đến đường I Phủ Lý chắc tối mất.
Người ta vẫn ví Sài Gòn là một thực thể hội tụ của niềm đam mê, như ngụ ý đó là kẻ trai phóng đãng, đa tình, liều lĩnh và chăm chuốt mọi bề. Sài Gòn với những chuyến tàu cập bến Ba Son mang theo những du phẩm Tây thời, và gầy dựng một đô thành xứ Viễn Đông tráng lệ của nền văn minh ngoại bang nơi đó, các quảng trường, đại lộ, biệt thự sầm uất mọc lên như nấm ở Bến Thành – Bến Nghé, đáp ứng cho những cuộc di dân của Pháp kiều đến Sài Gòn – Gia Định, mang theo giấc mơ “Hòn ngọc Viễn Đông” của chính sách thuộc địa Đông Dương. Nhưng Sài Gòn loạn lạc vẫn giữ được danh tiếng giữ cõi An Nam của Lãnh Binh Thăng, trở về giai thoại năm thê bảy thiếp, mà ngày nay người ta có thể nhận ra từ các ngôi chợ nức tiếng...
Có thể mai này trên một trang báo viết về chị có xuất hiện bút danh của tôi hoặc có thể không, nhưng tôi đã nghĩ đến một ngày nào đó sẽ viết về người nghệ sĩ mà mình kính trọng, ngưỡng mộ như một đứa em viết về chị mình.
Về một người con gái đặc biệt, đặc biệt trong khoảng thời gian mà tôi quen em, đặc biệt vì em thoáng qua đời tôi như cơn gió, đặc biệt vì vị trí của em trong tim tôi, đặc biệt vì những gì đã xảy ra giữa chúng tôi.
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
Cái ngày Thủy đi lấy chồng ở tận ngoài Quảng Nam, lúc bước lên xe hoa Ba Má khóc đến sưng cả mắt, vì từ Miền nam mà đi lấy chồng tận Miền trung chắc lâu lắm mới có dịp về đây thăm nhà. Má cứ nắm lấy tay cô mà dặn dò đủ thứ chuyện, cái tay của Má như không muốn rời tay cô mặc dù có nhiều người khuyên ngày vui của con đừng nên khóc, tuy rằng biết vậy nhưng sao nước mắt má cứ trào ra mỗi khi nhìn Thủy.
Mấy hôm nay ông Út không được vui. Trong lòng ông cứ mãi buồn bực về việc cái chuồng gà bị kẻ trộm vào nẫng mất bầy gà giò. Mà thật kỳ lạ, cái chuồng được đặt gần kề căn buồng của ông và cậu em trai bị bệnh nằm liệt giường. Ấy thế mà gà vẫn mất! Mất êm ru như không có việc gì xảy ra. Không một tiếng động. Không tiếng kêu la. Ngay cả con Lu thính nhạy thường ngày là thế, cũng không sủa tiếng nào...
Tôi ngạc nhiên nhận ra bản thân mình từ lúc nào đã chấp nhận Nguyên như một cơn gió đầu mùa chẳng thể nắm bắt, cứ thế ở bên tôi và biến mất bất cứ lúc nào có thể.
Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi...!, điệp khúc ấy bỗng ngân lên trong lòng tôi với cung buồn rệu rã.