Từ 1986 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua một quá trình đổi mới theo hướng hiện đại hóa và hội nhập với quốc tế rất sôi động. Trên nhiều phương diện, quá trình ấy đã đào thải rất nhiều và rất nhanh các yếu tố lạc hậu, trì trệ và không hợp lý, song cũng chính trong tình hình ấy, văn hóa truyền thống phải tìm được những hình thức tồn tại mới mà cụ thể là trở thành những kiến thức và thông tin phổ cập có thể tác động tích cực tới sinh hoạt xã hội. Mặt khác, bản thân quá trình ấy cũng tác động một cách toàn diện và lâu dài tới đời sống văn hóa - xã hội ở Thành phố, nên việc cung cấp những thông tin cần thiết về nó cũng là cách thức giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát về các khuynh hướng và động thái kinh tế - xã hội hiện tại ở Thành phố, từ đó có những ứng xử tích cực và hữu hiệu hơn trong hoạt động của mình. Bộ sách “Một trăm câu hỏi đáp về Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh" gồm ba mươi quyển mà Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn liên kết tổ chức thực hiện trước đây và Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện hiện nay nhằm hướng tới đáp ứng những mục tiêu vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài ấy. Có thể nói đây là một bộ Địa chỉ Văn hóa Thành phố dạng sơ giản nhằm phổ cập kiến thức và cung cấp thông tin cho người đọc cả trong lẫn ngoài nước về truyền thống lịch sử - văn hóa và hiện trạng kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên có thể nêu ra trên ba mươi chủ đề, vấn để để giới thiệu về Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên do sự hạn chế về lực lượng, thời gian và phương tiện vật chất, trước mắt bộ sách chỉ giới hạn trong ba mươi quyển, cũng là một thể nghiệm bước đầu để sau này nếu có điều kiện sẽ tiến tới biên soạn một bộ Tiểu từ điển bách khoa về Thành phố Hồ Chí Minh. Quyển Một trăm câu hỏi đáp về người Hoa ở Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh của các tác giả Phan Thị Yến Tuyết, Cao Tự Thanh là nằm trong cơ cấu chung nói trên.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Hoa là một tộc người đặc biệt. Ngoại trừ bộ phần người Hoa Minh Hương đã hoàn toàn trở thành người Việt Nam về chính trị và xã hội từ thế kỷ XIX, đại đa số người Hoa ở Việt Nam vẫn là ngoại kiểu cho đến 1954. Cho nên quyển sách này cố gắng giới thiệu những vấn đề, sự kiện, nhân vật... nổi bật trong lịch sử phát triển của cộng đồng người Hoa ở Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trước nay mà đặc biệt là dưới thời Pháp thuộc, từ đó nêu ra những đặc điểm lịch sử và kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng này, một cộng đồng không ngừng phát triển theo hướng nhất hóa toàn diện vào với lịch sử và văn hóa Việt Nam nhưng đồng thời cũng thường xuyên nảy sinh những khả năng đi lệch ra khỏi quỹ đạo ấy.
Vì điều kiện tư liệu hạn chế, phạm vi cần đề cập lại quá rộng lớn, nên chắc chắn quyển sách còn nhiều thiếu sót. Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và các tác giả hy vọng được người đọc góp ý để sau này nếu có điều kiện tái bản, quyển sách sẽ đạt được chất lượng cao hơn.
Tháng 7, 2013
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, người Hoa là một tộc người đặc biệt. Ngoại trừ bộ phần người Hoa Minh Hương đã hoàn toàn trở thành người Việt Nam về chính trị và xã hội từ thế kỷ XIX, đại đa số người Hoa ở Việt Nam vẫn là ngoại kiểu cho đến 1954. Cho nên quyển sách này cố gắng giới thiệu những vấn đề, sự kiện, nhân vật... nổi bật trong lịch sử phát triển của cộng đồng người Hoa ở Gia Định - Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh trước nay mà đặc biệt là dưới thời Pháp thuộc, từ đó nêu ra những đặc điểm lịch sử và kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng này, một cộng đồng không ngừng phát triển theo hướng nhất hóa toàn diện vào với lịch sử và văn hóa Việt Nam nhưng đồng thời cũng thường xuyên nảy sinh những khả năng đi lệch ra khỏi quỹ đạo ấy.
Vì điều kiện tư liệu hạn chế, phạm vi cần đề cập lại quá rộng lớn, nên chắc chắn quyển sách còn nhiều thiếu sót. Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và các tác giả hy vọng được người đọc góp ý để sau này nếu có điều kiện tái bản, quyển sách sẽ đạt được chất lượng cao hơn.
Tháng 7, 2013