Tác phẩm còn được xuất bản bản dịch khác với tựa đề Lối Thoát Cuối Cùng.
Chủ đề vẫn là cuộc đại chiến thứ hai, nhưng ở vào giai đoạn ác liệt nhất, giai đoạn điểm đỉnh chuẩn bị kết thúc. Một bức tranh toàn cảnh châu Âu với những cảnh tàn phá khủng khiếp, những nhà giam, những trại tập trung, những cái chết chóc, phân tán, chia ly, những nghi kỵ, âm mưu, những sự thủ tiêu, những sự phản bội...
Đặc biệt nổi bật lên ở cuốn tiểu thuyết này là cái cảnh tầng tầng lớp lớp những người dân các nước có chiến tranh đi qua, phần lớn là những trí thức, bỏ cửa nhà, làng mạc quê hương ra đi, đi rất xa, sang những nước ở bên kia Đại Tây Dương: một cuộc di tản ở quy mô có lẽ lớn nhất trong lịch sử.
***
Constant Virgil Gheorghiu sinh ngày 15- 9 - 1916 tại Lỗ Ma Mi, Constant Virgil Gheorghiu nghiên cứu triết học và thần học ở Gucarest và Heidelberg trước khi trở thành ký giả, rồi khâm sứ tại Bộ Ngoại giao Lỗ.
(Gheorghiu tên thật là Constantin Virgil Gheorghiu, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1916 tại Valea Albă, một làng trong cộng đồng Războieni, quận Neamţ, xứ Romania. Cha ông là một linh mục Chính thống giáo.)
Chống đối chế độ cọng sản, ông sang Pháp ở vào 1948. Cuốn tiểu thuyết đã làm thế giới tự do biết danh ông là "Giờ Thứ Hai Mươi Lăm "; ông lại càng nổi danh hơn nhờ một cuốn khác viết về cuộc tái chiếm đóng xứ Bessarabie. Ông sang Mỹ sống một thời gian, sau đó trở lại Pháp. Ông đã dùng ngòi bút để chống đối mãnh liệt cái thời đại phi nhân của chúng ta hiện nay trong hầu hết các tác phẩm của ông (La Seconde chance, La Cravache, Les Mendiants de miracles ...). Ngày 23- 5 - 1963 V. Gheorghiu được tấn phong linh mục Giáo hội chính thống.
Ngòi bút của Virgil Gheorghiu quả thật là chua chát và mỉa mai; bởi vì tác giả chống tất cả những chủ trương phi nhân. Các nhân vật của V. Gheorghiu sau những đày ải lần lượt chết đi dưới những vị kỷ khắc nghiệt được ngụy trang rất khéo léo bằng những chủ nghĩa hoa mỹ. Nhưng tất cả phải chết đi để cho ý thức nhân bản trong mỗi con người, mỗi xã hội được sống. Làm sao mà không chua chát và mỉa mai cho được khi mà hơn 20 năm sau, cuộc thế chiến hãi hùng, con người vẫn đang còn bơ vơ, lạc lõng, lo sợ trước những tranh chấp chủ nghĩa, trước những đe dọa đang đẩy họ vào những đường cùng không lối thoát. Và phải chăng V. Gheorghiu cũng đag viết về sự bế tắc của con người đau đớn trên xứ sở Việt Nam thân yêu.
***
- Con người không thể sống trần truồng. Một con người có thể sống với những manh áo rách, đúng? Nhưng mà cậu, một manh áo rách cũng không có! Cậu chẳng có một thứ gì!
Pierre Pillat nhìn bộ đồng phục kaki của Boris Bodnar.
Anh nói tiếp:
- Sau ba tháng, viên cảnh sát đầu tiên sẽ lột trần cậu ra, thu hồi những áo quần này gửi trả lại cho nhà trường. Cậu sẽ chẳng còn lấy một mảnh gì che thân nữa. Không còn lấy một chiếc sơmi, không còn lấy một đôi giày. Không một thứ gì cả! Cậu sẽ trần trụi hơn cả một tên Papua[3]. Cậu là người trần trụi nhất trần gian. Cậu muốn làm gì?
Pierre Pillat tìm đôi mắt xanh của bạn. Đôi mắt xanh của Bodnar đang nhìn xuống đất.
- Người ta đã trao tờ quyết định đuổi học của cậu chưa? - Pillat hỏi.
Boris Bodnar tiếp tục nhìn xuống mặt đất phẳng lì của sân trường. Anh đưa tay lên túi áo để lấy tờ quyết định. Chiếc áo đồng phục có bốn túi, nhưng để làm nhục những học sinh bị đuổi người ta đã cắt cả bốn túi bỏ đi.
Khi ngón tay Boris không sờ thấy túi áo ở chỗ ngày thường của nó, anh lại sờ lên cái túi thứ hai trên ngực. Nó cũng đã bị cắt. Hai túi dưới cũng vậy. Anh đỏ mặt. Boris Bodnar sáng nay, lúc sáu giờ, đã phải mặc quần áo của những người bị đuổi học.
Từ khi anh khoác chiếc áo kia vào, anh đã sờ tay tìm túi một cách máy móc không biết bao nhiêu lần. Theo thói quen và không hề để ý, bàn tay anh cứ lần lượt tìm hết túi trên lại tìm túi dưới, cuối cùng nó đành buông thõng, cam lòng, như bây giờ đây: Những chiếc túi bị cắt, đó là nỗi sỉ nhục đầu tiên của Boris Bodnar. Đôi mắt xanh của anh nhìn một lúc vào vị trí thường ngày của nó trước kia. Anh nhận ra không chỉ thiếu túi mà cả cái mép viền màu vàng ở cổ áo cũng đã bị cắt mất. Người ta cũng đã cắt mất cái đường viền tay áo, đường viền dọc nẹp theo ống quần. Cả sáu chiếc khuy của chiếc áo dài cũng đã bị cắt nốt - những chiếc khuy mà anh lau đi lau lại mỗi buổi chiều, như tất cả các học sinh trường trung học hoàng gia, cho tới khi nó chói sáng lên như vàng thật mới thôi - nay cũng không còn. Sáu chiếc tất cả, không còn lấy một chiếc nào. Thay vào đó là sáu chiếc khuy sắt, bé xíu và han rỉ. Sáu cái lỗ khuyết trước đây cài kín sáu khuy vàng giờ đây quá rộng cho mấy cái khuy sắt cỏn con. Nó đã sờn mép và bẩn thỉu. Vắng những chiếc khuy vàng, bây giờ trông nó như những cái hốc mắt mất tròng.
Không nhìn Pillat, Boris Bodnar lại sờ tay tìm túi quần. Mỗi học sinh có một quần kaki đồng phục bốn túi. Bốn túi ấy giờ đây đã bị khâu kín lại. Boris Bodnar trở nên cáu kỉnh. Mỗi cái túi mất đi làm cho anh thấy đau nhói trên mình như có ai cắt đi một mảnh con vào da thịt của anh chứ không phải vào bộ đồng phục. Anh nhớ ra rằng anh đã khâu thêm một cái túi con bên trong để cất tờ quyết định.
- Anh muốn xem tờ quyết định đuổi học nó giống cái gì có phải không? - Boris hỏi, giọng mỉa mai.
Anh đưa cho Pierre Pillat một mảnh giấy vàng gấp tư. Đó là một tờ giấy màu lá úa, một màu sắc hình như được chọn dùng riêng cho những trường hợp bị đuổi học, chết chóc hoặc tù đày. Pillat đọc:
Chiếu theo sắc lệnh ban hành quy chế hoạt động của các trường trung học hoàng gia Rumani.
Học sinh Boris Bodnar bị đuổi học và chỉ được mặc đồng phục hoàng gia trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị đuổi. Các nhân viên lực lượng cảnh sát có trách nhiệm thi hành quyết định này và giao nộp đồng phục lại cho Trường trung học hoàng gia Kichinev sau khi chấm dứt thời hạn ba tháng.
Chủ đề vẫn là cuộc đại chiến thứ hai, nhưng ở vào giai đoạn ác liệt nhất, giai đoạn điểm đỉnh chuẩn bị kết thúc. Một bức tranh toàn cảnh châu Âu với những cảnh tàn phá khủng khiếp, những nhà giam, những trại tập trung, những cái chết chóc, phân tán, chia ly, những nghi kỵ, âm mưu, những sự thủ tiêu, những sự phản bội...
Đặc biệt nổi bật lên ở cuốn tiểu thuyết này là cái cảnh tầng tầng lớp lớp những người dân các nước có chiến tranh đi qua, phần lớn là những trí thức, bỏ cửa nhà, làng mạc quê hương ra đi, đi rất xa, sang những nước ở bên kia Đại Tây Dương: một cuộc di tản ở quy mô có lẽ lớn nhất trong lịch sử.
***
Constant Virgil Gheorghiu sinh ngày 15- 9 - 1916 tại Lỗ Ma Mi, Constant Virgil Gheorghiu nghiên cứu triết học và thần học ở Gucarest và Heidelberg trước khi trở thành ký giả, rồi khâm sứ tại Bộ Ngoại giao Lỗ.
(Gheorghiu tên thật là Constantin Virgil Gheorghiu, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1916 tại Valea Albă, một làng trong cộng đồng Războieni, quận Neamţ, xứ Romania. Cha ông là một linh mục Chính thống giáo.)
Chống đối chế độ cọng sản, ông sang Pháp ở vào 1948. Cuốn tiểu thuyết đã làm thế giới tự do biết danh ông là "Giờ Thứ Hai Mươi Lăm "; ông lại càng nổi danh hơn nhờ một cuốn khác viết về cuộc tái chiếm đóng xứ Bessarabie. Ông sang Mỹ sống một thời gian, sau đó trở lại Pháp. Ông đã dùng ngòi bút để chống đối mãnh liệt cái thời đại phi nhân của chúng ta hiện nay trong hầu hết các tác phẩm của ông (La Seconde chance, La Cravache, Les Mendiants de miracles ...). Ngày 23- 5 - 1963 V. Gheorghiu được tấn phong linh mục Giáo hội chính thống.
Ngòi bút của Virgil Gheorghiu quả thật là chua chát và mỉa mai; bởi vì tác giả chống tất cả những chủ trương phi nhân. Các nhân vật của V. Gheorghiu sau những đày ải lần lượt chết đi dưới những vị kỷ khắc nghiệt được ngụy trang rất khéo léo bằng những chủ nghĩa hoa mỹ. Nhưng tất cả phải chết đi để cho ý thức nhân bản trong mỗi con người, mỗi xã hội được sống. Làm sao mà không chua chát và mỉa mai cho được khi mà hơn 20 năm sau, cuộc thế chiến hãi hùng, con người vẫn đang còn bơ vơ, lạc lõng, lo sợ trước những tranh chấp chủ nghĩa, trước những đe dọa đang đẩy họ vào những đường cùng không lối thoát. Và phải chăng V. Gheorghiu cũng đag viết về sự bế tắc của con người đau đớn trên xứ sở Việt Nam thân yêu.
***
- Con người không thể sống trần truồng. Một con người có thể sống với những manh áo rách, đúng? Nhưng mà cậu, một manh áo rách cũng không có! Cậu chẳng có một thứ gì!
Pierre Pillat nhìn bộ đồng phục kaki của Boris Bodnar.
Anh nói tiếp:
- Sau ba tháng, viên cảnh sát đầu tiên sẽ lột trần cậu ra, thu hồi những áo quần này gửi trả lại cho nhà trường. Cậu sẽ chẳng còn lấy một mảnh gì che thân nữa. Không còn lấy một chiếc sơmi, không còn lấy một đôi giày. Không một thứ gì cả! Cậu sẽ trần trụi hơn cả một tên Papua[3]. Cậu là người trần trụi nhất trần gian. Cậu muốn làm gì?
Pierre Pillat tìm đôi mắt xanh của bạn. Đôi mắt xanh của Bodnar đang nhìn xuống đất.
- Người ta đã trao tờ quyết định đuổi học của cậu chưa? - Pillat hỏi.
Boris Bodnar tiếp tục nhìn xuống mặt đất phẳng lì của sân trường. Anh đưa tay lên túi áo để lấy tờ quyết định. Chiếc áo đồng phục có bốn túi, nhưng để làm nhục những học sinh bị đuổi người ta đã cắt cả bốn túi bỏ đi.
Khi ngón tay Boris không sờ thấy túi áo ở chỗ ngày thường của nó, anh lại sờ lên cái túi thứ hai trên ngực. Nó cũng đã bị cắt. Hai túi dưới cũng vậy. Anh đỏ mặt. Boris Bodnar sáng nay, lúc sáu giờ, đã phải mặc quần áo của những người bị đuổi học.
Từ khi anh khoác chiếc áo kia vào, anh đã sờ tay tìm túi một cách máy móc không biết bao nhiêu lần. Theo thói quen và không hề để ý, bàn tay anh cứ lần lượt tìm hết túi trên lại tìm túi dưới, cuối cùng nó đành buông thõng, cam lòng, như bây giờ đây: Những chiếc túi bị cắt, đó là nỗi sỉ nhục đầu tiên của Boris Bodnar. Đôi mắt xanh của anh nhìn một lúc vào vị trí thường ngày của nó trước kia. Anh nhận ra không chỉ thiếu túi mà cả cái mép viền màu vàng ở cổ áo cũng đã bị cắt mất. Người ta cũng đã cắt mất cái đường viền tay áo, đường viền dọc nẹp theo ống quần. Cả sáu chiếc khuy của chiếc áo dài cũng đã bị cắt nốt - những chiếc khuy mà anh lau đi lau lại mỗi buổi chiều, như tất cả các học sinh trường trung học hoàng gia, cho tới khi nó chói sáng lên như vàng thật mới thôi - nay cũng không còn. Sáu chiếc tất cả, không còn lấy một chiếc nào. Thay vào đó là sáu chiếc khuy sắt, bé xíu và han rỉ. Sáu cái lỗ khuyết trước đây cài kín sáu khuy vàng giờ đây quá rộng cho mấy cái khuy sắt cỏn con. Nó đã sờn mép và bẩn thỉu. Vắng những chiếc khuy vàng, bây giờ trông nó như những cái hốc mắt mất tròng.
Không nhìn Pillat, Boris Bodnar lại sờ tay tìm túi quần. Mỗi học sinh có một quần kaki đồng phục bốn túi. Bốn túi ấy giờ đây đã bị khâu kín lại. Boris Bodnar trở nên cáu kỉnh. Mỗi cái túi mất đi làm cho anh thấy đau nhói trên mình như có ai cắt đi một mảnh con vào da thịt của anh chứ không phải vào bộ đồng phục. Anh nhớ ra rằng anh đã khâu thêm một cái túi con bên trong để cất tờ quyết định.
- Anh muốn xem tờ quyết định đuổi học nó giống cái gì có phải không? - Boris hỏi, giọng mỉa mai.
Anh đưa cho Pierre Pillat một mảnh giấy vàng gấp tư. Đó là một tờ giấy màu lá úa, một màu sắc hình như được chọn dùng riêng cho những trường hợp bị đuổi học, chết chóc hoặc tù đày. Pillat đọc:
Chiếu theo sắc lệnh ban hành quy chế hoạt động của các trường trung học hoàng gia Rumani.
Học sinh Boris Bodnar bị đuổi học và chỉ được mặc đồng phục hoàng gia trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị đuổi. Các nhân viên lực lượng cảnh sát có trách nhiệm thi hành quyết định này và giao nộp đồng phục lại cho Trường trung học hoàng gia Kichinev sau khi chấm dứt thời hạn ba tháng.