40 truyện rất ngắn

Thể loại: Truyện Ngắn ;Truyện
Tác giả : Sưu tầm
  • Lượt đọc : 156
  • Kích thước : 3.07 MB
  • Số trang : 127
  • Đăng lúc : 6 tháng trước
  • Số lượt tải : 71
  • Số lượt xem : 1.038
  • Đọc trên điện thoại :
Lẻ ra không nên tựa cho một tập truyện rất ngắn I thế này, cũng không nên tựa dông dài. Bốn mươi tác giả ở đây Lthe ít ra đã chỉ cho chúng ta biết: người ta có thể nói được những điều tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu như thế nào.
Làm sao họ làm được điều đó ? Tôi nghĩ: có lẽ chính vì họ viết có văn.
Một trong những nét đặc sắc của cuộc thi này là nó buộc người ta phải nghĩ không chỉ cần viết cái gì, mà còn, chủ yếu còn là phải viết như thế nào. Cái thường quen được gọi là "nội dung" không nằm, không chủ yếu nằm ở câu chuyện, mà nằm ở cách kể câu chuyện ấy như thế nào, tức là nằm ở hình thức. Hóa ra trong nghệ thuật, hình thức chính là nội dung
Hãy xem, chẳng hạn, HOA MUỘN. Lối viết uể oải, câu văn trễ : tràng, cả cái gọi là bố cục nữa, luẩn quẩn, lười biếng, mệt nhọc, chán chường thế nào ấy... Có phải chính những cái đó, chứ không phải câu chuyện, cốt truyện (mà cốt truyện có gì đâu!) tạo nên dư vị khó nguôi của truyện ngắn đặc sắc này ? Dư vị về một số phận lỡ làng, chẳng biết trách ai, chẳng có ai để trách, những cơ may hạnh phúc bị bỏ qua vì một chút lười biếng, một chút vô tình, một chút vô duyên... nhưng rồi mãi mãi không còn bao giờ cứu văn được nữa.
Hoặc chẳng hạn KHÁCH THƯƠNG HỒ. Hình như chỉ riêng một chữ "thương hồ" thôi đã gợi lên một cái gì đó bổng bềnh trôi nổi, bất ngờ, trớ trêu rồi. Rồi còn "khách" nữa. Và câu chuyện được kể trùng trình, lúc ngập ngừng, lúc đoan quyết, lúc cẩn trọng, lúc liều lĩnh, lúc đắn đo, lúc xô bồ, hơi văn cứ như là một số phận đang rập rinh rủi may vậy... Ôi một chút hạnh phúc, cũng là muộn mằn lắm rồi, lại què quặt nữa, nhưng mà khát khao, quyến rũ, người ta bắt gặp được cũng chưa biết thế nào đây, có thể còn đầy bất trắc, nhưng mà gọi mời, say đắm... Tôi chợt nghĩ: người ta có thể viết cả một cuốn tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" để nói về chiến tranh và số phận con người hậu chiến . Mà cũng có thể viết một "truyện rất ngắn" KHÁCH THƯƠNG HỒ để nói rằng con người, những con người rất nhỏ nhoi bình thường đang dám vượt lên những đau khổ, cả trớ trêu hậu chiến nữa, để sống cho ra người, tức là sống có hạnh phúc như thế nào...
Truyện ĐƯỜNG TĂNG thoạt trông thì rất khác, nhưng nhìn theo cách nào đó cũng có thể nằm trong cái mạch này. Lời thoại rất ngắn của từng nhân vật gan ruột quằn quại, tự vấn, tự thanh minh, tự thú… muộn mằn. Lối viết cố ý khô khan càng khiến cho vấn đề đặt ra, vừa nhân sinh, vừa xã hội, càng thêm mạnh, dữ: hay đau khổ "tầm thường" như con người để được làm người. Để hiển thánh mà quên mất con người thì phỏng có hay gi...
Và TÁM CĂNG HAI CẢNG. Tôi có cảm tưởng câu văn, hơi văn ở đây cứ như là chính... cuộc sống nông dân thực của chúng ta bay giờ vậy: ngổn ngang, nham nhở, eo sèo, lầy lội, cộc cằn, lao xao như là của cây vậy, bị cuộc vật lộn kiếm sống vất vả khắc nghiệt hàng ngày dẫm nát, giã nát như là cua, cả "của mặt Phật" cũng bị giã nát không thương tiếc. Nhưng mà trong tất cả cái lao xao, ngổn ngang, nheo nhóc ấy vẫn tồn tại một cái gốc gì đấy nhân hậu,
nhân hậu có thể một cách cộc cằn đấy nhưng mà bền bỉ sâu xa... Và TÌM CHA: cải thiện trắng trong, ngơ ngác bỗng khiến cái ác chợt phải giật mình...
Và... Nhưng thôi, xin để từng bạn đọc tư tim đến với vẻ đẹp nghệ thuật riêng của từng truyện. Truyện rất ngắn là truyện để thưởng thức. Và khi thưởng thức, tôi nghi, chẳng nên có sự can thiệp, quấy rầy nhiều của người ngoài. Chỉ xin bạn nán lại chút ít nữa cho tôi được nói thêm đôi điều nhỏ, để cho công bằng:
Như ta đã biết, trong nghệ thuật, đặc biệt trong nghệ thuật truyện ngắn, có một nghịch lý: để viết được ngắn, thì phải biết rất nhiều, rất dài. Bởi truyện ngắn là chưng cất, truyện rất ngắn càng là chưng cất tinh túy hơn.
Cần phải nói rằng có được loạt truyện rất ngắn hay như thế này hôm nay, chính là do cả một quá trình thường được gọi là đổi mới văn học suốt gần mười năm qua đã công phu - và cả dũng cảm nửa - chuẩn bị cho nó: quá trình văn học cày xới cánh đồng hiện thực xã hội phong phú, phức tạp, ngổn ngang, tạo nên một khối lượng tư liệu, nguyên liệu xã hội và nhân sinh đồ sộ cho sự chưng cất, chắt lọc này.
Và khi đã được chưng cất thực sự từ khối nguyên liệu đời sống giàu có, sinh động như vậy, thì sẽ có tác phẩm thực sự văn học. Tức là những tác phẩm mơn mởn, tươi tắn như chính đời sống.
Hãy đọc kỹ những truyện hay nhất trong số này xem: nó không răn dạy, không tuyên bố những bài học đạo lý cụ thể, trực tiếp. Ng chỉ làm mỗi một việc: nó khiến ta rung động.
Đó chính là văn học thực. Văn học thực không làm chức năng giáo dục đạo đức trực tiếp, tức thì. Nó làm một điều sơ đẳng hơn nhưng củng cơ bản, lâu bền hơn: nó chuẩn bị môi trường tâm hồn cho con người tiếp thu đạo đức, bằng cách giữ cho mảnh đất tâm hồn đó luôn luôn biết nhạy cảm với những xao động tinh vi nhất của cuộc đời, của số phận đồng loại.
Trong tập truyện rất ngắn này, có những tác phẩm như vậy. Hãy cảm ơn các tác giả về điều tốt đẹp ấy họ đang đưa đến cho chúng ta.

NGUYÊN NGỌC
7.1994