Văn án:
Khi nàng mặc lên quan phục, làm tể tướng một nước, đọ sức trên triều đình, cuộc chơi là đấu trí.
Nàng thay áo đẹp, thành hoàng hậu một nước, dao động trong hậu cung, cuộc chơi là cung đấu.
Nàng phủ thêm quân trang, làm mãnh tướng một nước, thúc ngựa trên chiến trường, cuộc chơi là chiến đấu.
Niên đại này, nếu như không có một chút kiên quyết cộng thêm thành thạo nghề gì đó, thì xuyên qua chơi cái gì chứ!
Hoàng thượng: Ái khanh, kiềm chế chút, cẩn thận trật eo, làm lỡ chuyện phòng the.
Thế nào gọi là một thần tử trung quân ái quốc hết lòng vì dân vì nước, hết tâm hết sức vì vua? Đó là đã trúng tên bỏ mạng rồi còn bật nắp quan tài diễn một màn xác chết sống lại cho hoàng đế bệ hạ xem. “Ái khanh thị tẩm” đã bắt đầu một cách lâm li kì dị như vậy, Lâm tể tướng xác chết sống dậy tiếp tục một hồi náo loạn triều chính lẫn hậu cung Tây Hạ.
Lâm Tĩnh Dao là trạng nguyên trẻ tuổi nhất Tây Hạ, thuận lợi một đường thăng quan đến chức Tể tướng quyền thế ngập trời, mọi suy nghĩ quyết sách đều đối chọi gay gắt với hoàng đế, nhưng lại là một thanh quan nghèo nàn yêu dân như con, người người kính trọng.
Nhưng có một sự thật, Lâm Tĩnh Dao là nữ nhân.
Lâm Tĩnh Dao được tác giả xây dựng với hình ảnh là một người thông minh, giỏi bày mưu tính kế, có một trái tim ấm áp và lý trí đủ tỉnh táo. Hơn hết thì điều mình thích nhất ở Lâm Tĩnh Dao là dám yêu dám nhận, thẳng thắn bày tỏ ra chứ không phải giấu giếm thoái thác rồi ngược nhau như nhiều nữ chính khác.
Nữ chính có “bàn tay vàng” mà tác giả ưu ái ban cho - làm gì cũng một đường suôn sẻ thành công: nàng là Tể tướng quyền khuynh triều chính, là hoàng hậu độc sủng hậu cung, lại là thương nhân phú khả địch quốc, là cánh tay đắc lực của hoàng đế, còn là cái kho bạc di động nữa. Rất may là dù Lâm Tĩnh Dao hội tụ đủ yếu tố “bốc phét” của nữ chính siêu việt nhưng nàng không não tàn, thật sự là may mắn.
Nam chính Thủy Linh Ương là hoàng đế Tây Hạ, là “cấp trên trực tiếp” của Lâm Tĩnh Dao, chưa nói đến tài trị nước và lòng nhân hậu thương dân của y, hình tượng bề ngoài tác giả dựng lên cho y vô cùng diêm dúa và yêu nghiệt: luôn mặc áo choàng đỏ lượn lờ khắp chốn, khóe mắt có nốt ruồi son ma mị lại còn hay vạch áo khoe mẽ xương quai xanh gợi cảm. Nếu không phải đây là ngôn tình và y là nam chính thì hẳn đây là một dụ thụ trong đam mỹ rồi ạ.
Tính cách của Thủy Linh Ương thiên về ôn hòa, y không phải một hôn quân khát máu mưu cầu quyền lực mà bất chấp tính mạng dân chúng, mọi việc triều chính vẫn đắn đo suy nghĩ rất chu toàn về nhiều mặt làm y thiếu chút “khốc liệt tàn bạo” hay có của các vị hoàng đế chúng ta thường đọc. Nên nhiều bạn đọc sẽ thấy Thủy Linh Ương không xứng với Lâm Tĩnh Dao một người có suy nghĩ táo bạo mạnh mẽ.
Còn về cá nhân mình, nếu nhận xét Thủy Linh Ương thì mình trước sau như một vẫn là: miệng tiện hành động tiện (dạ, là đê tiện đấy ạ), không tiết tháo, không phẩm hạnh, không mặt mũi, lại còn hay nói “trẫm đường đường là vua thì phẩm hạnh cho ai xem?” nữa chứ.
Việc làm mà Thủy Linh Ương ưa thích lúc nhàm chán là trêu ghẹo Lâm Tĩnh Dao. Để rồi tự độc thoại kiểu như: Ai nói trẫm thích nam nhân? Ai nói trẫm đoạn tụ? Lâm Tĩnh Dao có phải nam nhân đâu, trẫm biết hết đấy :)
"Lâm ái khanh, ngực rất rắn chắc."
"Ái khanh, trước mặt người ngươi chính là Tể tướng của trẫm, sau lưng người không ngại liền làm người bên gối của trẫm đi, nhìn ngươi mặc dù tướng mạo không bì được thập cửu thúc, nhưng trẫm vẫn thích ngươi kiểu nam nhân tiểu cốt này."
“Hừ, cũng không biết là người nào phải tru lên như sói, rõ ràng là khách đến chơi gái lại giống như bị gái chơi vậy, trẫm thật đúng hoài nghi ngươi đến rốt cục vô năng như thế nào, cho dù là bất lực, cũng không đến mức sợ nữ nhân thành cái bộ dáng này đi."
Nhân vật được miêu tả với tính cách đặc sắc là thế nhưng nội dung của truyện có phần rời rạc, nội dung xuyên suốt của truyện là quá trình thống nhất giang sơn của Thủy Linh Ương nhưng quá trình đó được miêu trả rất mờ nhạt theo kiểu “đất nước của nhân vật chính thì đánh đâu thắng đó, hào quang nhân vật chính luôn là sáng chói lóa nhất”, tuy vậy mình lại rất ưng vì nó không làm mình nhức não.
Tình tiết truyện tuy không cẩu huyết nhưng khá rối rắm vì tác giả đã ban cho nữ chính bàn tay vàng, nên phải mở đất cho nàng sử dụng bàn tay vàng đó. Nói đúng hơn là truyện này theo kiểu giang sơn chỉ làm nền cho diễn biến tình cảm và cuộc sống.
Còn về phần tình cảm của hai nhân vật chính thì bạn hãy yên tâm nha, không có chuyện hiểu lầm cẩu huyết rồi xa nhau. Lâm Tĩnh Dao yêu sẽ nói, không yêu sẽ nói, là một người thẳng thắn trong tình cảm. Còn Thủy Linh Ương dù là một đế vương nhưng y không muốn dùng quyền thế ép buộc người mình yêu và cũng kiên quyết không để người mình yêu rời khỏi mình.
“Nàng, hoặc là tiếp tục vào triều làm quan, hoặc là từ quan làm hoàng hậu, không có lựa chọn thứ ba. Trẫm, sẽ không để nàng rời đi."
“Trẫm biết nàng là nữ tử, nếu như không muốn thành phi tần, Trẫm sẽ không bức hôn nàng. Nhưng nếu một ngày kia, nàng nguyện ý hạ mình chiếu cố, ta hi vọng nam nhân có tư cách cưới nàng sẽ là ta, nhưng mà bây giờ, dù nàng làm thương nhân hay triều thần, cũng đừng giữ khoảng cách quá xa với Trẫm”
Bên cạnh hai nhân vật chính cực kì lầy lội, truyện cũng có một dàn nhân vật phụ với đủ hình đủ dạng: một cô công chúa bá đạo, một bà mẹ chồng thái hậu cũng là người xuyên không và một dàn phi tần hậu cung ngực to hơn não chắc chắn sẽ đem lại gia vị cho truyện.
Tóm lại thì “Ái khanh thị tẩm” là một lựa chọn dành cho team đọc truyện “dễ tính”. Nếu bạn muốn tìm một truyện cổ đại cung đấu có độ dài vừa phải, tình tiết không cân não, nhân vật hài hước đáng yêu để giải trí thì “Ái khanh thị tẩm” là một lựa chọn cực hợp lí. Còn nếu bạn muốn tìm truyện cung đấu tâm cơ đầy rẫy mưu mô cạm bẫy hay tranh quyền thống nhất giang sơn hoành tráng lệ các kiểu thì truyện có lẽ chưa đủ chuẩn đâu.
----
“ “ trích từ truyện
Review by #Hạ Dung Hoa - fb/ReviewNgonTinh0105
***
Họ Lâm, tên Tĩnh Dao, cũng là tể tướng Tây Hạ.
Tuổi vừa mới đôi mươi, thiếu niên đắc chí, còn thêm kinh tài tuyệt diễm, khí chất lỗi lạc, phong lưu vô câu (1), từ trên xuống dưới, trong ngoài thiên triều, không người nào năng xuất kỳ hữu (2), cho nên được vô số khuê nữ thiếu nữ khát khao, đề cập đến bản thân tiểu sử Lâm Tĩnh Dao toàn quốc phát hành vô số bản sao, trong một thời gian ngắn lượng tiêu thụ những cuốn sách tương tự cũng đứng đầu bảng.
Trên đây.
Chỉ là tuyên truyền.
Theo 《 Khuynh thế lục 》 bên trong ghi lại: Tĩnh Dao vốn là, thật khó mới có thể dùng từ thuật lại, mi mục như Giang Nam họa quyển, u thúy sâu xa, môi mỏng tựa như hoa đào tháng tư, ôn nhuận hữu tình, nước da hơn hẳn tuyết trời đông giá rét, điểm chút son hồng, tựa như tiên giáng trần, mà lại hướng về thế gian, nhân trung long phượng, muốn tìm cũng không thấy.
Trên đây.
Hư cấu đơn thuần.
Lại có 《 Tuyệt thế lục 》 trong nói tới: thiếu niên anh tài Lâm Tĩnh Dao, hai tuổi có thể viết đề tự, ba tuổi có thể thành thơ, bốn tuổi làm văn, năm tuổi thảo luận quốc sự, văn thao vũ lược an nhàn nắm, trị quốc an bang phi nan sự. (phê bình, không tán thành chuyện.)
Khi nàng mặc lên quan phục, làm tể tướng một nước, đọ sức trên triều đình, cuộc chơi là đấu trí.
Nàng thay áo đẹp, thành hoàng hậu một nước, dao động trong hậu cung, cuộc chơi là cung đấu.
Nàng phủ thêm quân trang, làm mãnh tướng một nước, thúc ngựa trên chiến trường, cuộc chơi là chiến đấu.
Niên đại này, nếu như không có một chút kiên quyết cộng thêm thành thạo nghề gì đó, thì xuyên qua chơi cái gì chứ!
Hoàng thượng: Ái khanh, kiềm chế chút, cẩn thận trật eo, làm lỡ chuyện phòng the.
Thế nào gọi là một thần tử trung quân ái quốc hết lòng vì dân vì nước, hết tâm hết sức vì vua? Đó là đã trúng tên bỏ mạng rồi còn bật nắp quan tài diễn một màn xác chết sống lại cho hoàng đế bệ hạ xem. “Ái khanh thị tẩm” đã bắt đầu một cách lâm li kì dị như vậy, Lâm tể tướng xác chết sống dậy tiếp tục một hồi náo loạn triều chính lẫn hậu cung Tây Hạ.
Lâm Tĩnh Dao là trạng nguyên trẻ tuổi nhất Tây Hạ, thuận lợi một đường thăng quan đến chức Tể tướng quyền thế ngập trời, mọi suy nghĩ quyết sách đều đối chọi gay gắt với hoàng đế, nhưng lại là một thanh quan nghèo nàn yêu dân như con, người người kính trọng.
Nhưng có một sự thật, Lâm Tĩnh Dao là nữ nhân.
Lâm Tĩnh Dao được tác giả xây dựng với hình ảnh là một người thông minh, giỏi bày mưu tính kế, có một trái tim ấm áp và lý trí đủ tỉnh táo. Hơn hết thì điều mình thích nhất ở Lâm Tĩnh Dao là dám yêu dám nhận, thẳng thắn bày tỏ ra chứ không phải giấu giếm thoái thác rồi ngược nhau như nhiều nữ chính khác.
Nữ chính có “bàn tay vàng” mà tác giả ưu ái ban cho - làm gì cũng một đường suôn sẻ thành công: nàng là Tể tướng quyền khuynh triều chính, là hoàng hậu độc sủng hậu cung, lại là thương nhân phú khả địch quốc, là cánh tay đắc lực của hoàng đế, còn là cái kho bạc di động nữa. Rất may là dù Lâm Tĩnh Dao hội tụ đủ yếu tố “bốc phét” của nữ chính siêu việt nhưng nàng không não tàn, thật sự là may mắn.
Nam chính Thủy Linh Ương là hoàng đế Tây Hạ, là “cấp trên trực tiếp” của Lâm Tĩnh Dao, chưa nói đến tài trị nước và lòng nhân hậu thương dân của y, hình tượng bề ngoài tác giả dựng lên cho y vô cùng diêm dúa và yêu nghiệt: luôn mặc áo choàng đỏ lượn lờ khắp chốn, khóe mắt có nốt ruồi son ma mị lại còn hay vạch áo khoe mẽ xương quai xanh gợi cảm. Nếu không phải đây là ngôn tình và y là nam chính thì hẳn đây là một dụ thụ trong đam mỹ rồi ạ.
Tính cách của Thủy Linh Ương thiên về ôn hòa, y không phải một hôn quân khát máu mưu cầu quyền lực mà bất chấp tính mạng dân chúng, mọi việc triều chính vẫn đắn đo suy nghĩ rất chu toàn về nhiều mặt làm y thiếu chút “khốc liệt tàn bạo” hay có của các vị hoàng đế chúng ta thường đọc. Nên nhiều bạn đọc sẽ thấy Thủy Linh Ương không xứng với Lâm Tĩnh Dao một người có suy nghĩ táo bạo mạnh mẽ.
Còn về cá nhân mình, nếu nhận xét Thủy Linh Ương thì mình trước sau như một vẫn là: miệng tiện hành động tiện (dạ, là đê tiện đấy ạ), không tiết tháo, không phẩm hạnh, không mặt mũi, lại còn hay nói “trẫm đường đường là vua thì phẩm hạnh cho ai xem?” nữa chứ.
Việc làm mà Thủy Linh Ương ưa thích lúc nhàm chán là trêu ghẹo Lâm Tĩnh Dao. Để rồi tự độc thoại kiểu như: Ai nói trẫm thích nam nhân? Ai nói trẫm đoạn tụ? Lâm Tĩnh Dao có phải nam nhân đâu, trẫm biết hết đấy :)
"Lâm ái khanh, ngực rất rắn chắc."
"Ái khanh, trước mặt người ngươi chính là Tể tướng của trẫm, sau lưng người không ngại liền làm người bên gối của trẫm đi, nhìn ngươi mặc dù tướng mạo không bì được thập cửu thúc, nhưng trẫm vẫn thích ngươi kiểu nam nhân tiểu cốt này."
“Hừ, cũng không biết là người nào phải tru lên như sói, rõ ràng là khách đến chơi gái lại giống như bị gái chơi vậy, trẫm thật đúng hoài nghi ngươi đến rốt cục vô năng như thế nào, cho dù là bất lực, cũng không đến mức sợ nữ nhân thành cái bộ dáng này đi."
Nhân vật được miêu tả với tính cách đặc sắc là thế nhưng nội dung của truyện có phần rời rạc, nội dung xuyên suốt của truyện là quá trình thống nhất giang sơn của Thủy Linh Ương nhưng quá trình đó được miêu trả rất mờ nhạt theo kiểu “đất nước của nhân vật chính thì đánh đâu thắng đó, hào quang nhân vật chính luôn là sáng chói lóa nhất”, tuy vậy mình lại rất ưng vì nó không làm mình nhức não.
Tình tiết truyện tuy không cẩu huyết nhưng khá rối rắm vì tác giả đã ban cho nữ chính bàn tay vàng, nên phải mở đất cho nàng sử dụng bàn tay vàng đó. Nói đúng hơn là truyện này theo kiểu giang sơn chỉ làm nền cho diễn biến tình cảm và cuộc sống.
Còn về phần tình cảm của hai nhân vật chính thì bạn hãy yên tâm nha, không có chuyện hiểu lầm cẩu huyết rồi xa nhau. Lâm Tĩnh Dao yêu sẽ nói, không yêu sẽ nói, là một người thẳng thắn trong tình cảm. Còn Thủy Linh Ương dù là một đế vương nhưng y không muốn dùng quyền thế ép buộc người mình yêu và cũng kiên quyết không để người mình yêu rời khỏi mình.
“Nàng, hoặc là tiếp tục vào triều làm quan, hoặc là từ quan làm hoàng hậu, không có lựa chọn thứ ba. Trẫm, sẽ không để nàng rời đi."
“Trẫm biết nàng là nữ tử, nếu như không muốn thành phi tần, Trẫm sẽ không bức hôn nàng. Nhưng nếu một ngày kia, nàng nguyện ý hạ mình chiếu cố, ta hi vọng nam nhân có tư cách cưới nàng sẽ là ta, nhưng mà bây giờ, dù nàng làm thương nhân hay triều thần, cũng đừng giữ khoảng cách quá xa với Trẫm”
Bên cạnh hai nhân vật chính cực kì lầy lội, truyện cũng có một dàn nhân vật phụ với đủ hình đủ dạng: một cô công chúa bá đạo, một bà mẹ chồng thái hậu cũng là người xuyên không và một dàn phi tần hậu cung ngực to hơn não chắc chắn sẽ đem lại gia vị cho truyện.
Tóm lại thì “Ái khanh thị tẩm” là một lựa chọn dành cho team đọc truyện “dễ tính”. Nếu bạn muốn tìm một truyện cổ đại cung đấu có độ dài vừa phải, tình tiết không cân não, nhân vật hài hước đáng yêu để giải trí thì “Ái khanh thị tẩm” là một lựa chọn cực hợp lí. Còn nếu bạn muốn tìm truyện cung đấu tâm cơ đầy rẫy mưu mô cạm bẫy hay tranh quyền thống nhất giang sơn hoành tráng lệ các kiểu thì truyện có lẽ chưa đủ chuẩn đâu.
----
“ “ trích từ truyện
Review by #Hạ Dung Hoa - fb/ReviewNgonTinh0105
***
Họ Lâm, tên Tĩnh Dao, cũng là tể tướng Tây Hạ.
Tuổi vừa mới đôi mươi, thiếu niên đắc chí, còn thêm kinh tài tuyệt diễm, khí chất lỗi lạc, phong lưu vô câu (1), từ trên xuống dưới, trong ngoài thiên triều, không người nào năng xuất kỳ hữu (2), cho nên được vô số khuê nữ thiếu nữ khát khao, đề cập đến bản thân tiểu sử Lâm Tĩnh Dao toàn quốc phát hành vô số bản sao, trong một thời gian ngắn lượng tiêu thụ những cuốn sách tương tự cũng đứng đầu bảng.
Trên đây.
Chỉ là tuyên truyền.
Theo 《 Khuynh thế lục 》 bên trong ghi lại: Tĩnh Dao vốn là, thật khó mới có thể dùng từ thuật lại, mi mục như Giang Nam họa quyển, u thúy sâu xa, môi mỏng tựa như hoa đào tháng tư, ôn nhuận hữu tình, nước da hơn hẳn tuyết trời đông giá rét, điểm chút son hồng, tựa như tiên giáng trần, mà lại hướng về thế gian, nhân trung long phượng, muốn tìm cũng không thấy.
Trên đây.
Hư cấu đơn thuần.
Lại có 《 Tuyệt thế lục 》 trong nói tới: thiếu niên anh tài Lâm Tĩnh Dao, hai tuổi có thể viết đề tự, ba tuổi có thể thành thơ, bốn tuổi làm văn, năm tuổi thảo luận quốc sự, văn thao vũ lược an nhàn nắm, trị quốc an bang phi nan sự. (phê bình, không tán thành chuyện.)