Khi một đứa trẻ nói dối, nó có vẻ như là một đánh giá tiêu cực cá nhân về khả năng làm cha mẹ của chúng ta.Nhiều bậc cha mẹ mà tôi làm việc cũng thất vọng với những lời nói dối hơn là tìm hiểu điều gì phía sau lời nói dối. Nếu chúng ta gặp phải vấn đề này với con cái thì chúng ta phải nhớ rằng cách suy nghĩ của một người sẽ tiến hóa theo thời gian.
Trẻ em không suy nghĩ như người lớn
Một thí nghiệm được thực hiện trong môi trường đại học với trẻ em dưới 9 tuổi thể hiện rõ cách suy nghĩ của trẻ. Bối cảnh nghiên cứu sao cho có một căn phòng dài và trống, ngoại trừ một chiếc ghế đơn ở cuối phòng, bảng phi tiêu trên tường và một đường màu vàng sáng kéo dài từ bên này sang bên kia của căn phòng. Người làm thí nghiệm đưa đứa trẻ vào phòng, đưa cho bé một số phi tiêu Velcro và yêu cầu: “Luật chơi là con phải đứng sau vạch vàng. Con không được vượt qua nó. Đối với mỗi phi tiêu dính vào tấm bia, con sẽ nhận được một thanh kẹo. Phi tiêu trược hoặc rơi xuống sàn, con sẽ không được kẹo”.Sau đó, nhà nghiên cứu nói với đứa trẻ rằng anh ấy phải rời đi trong vài phút để làm việc, nhưng đứa trẻ có thể tiến hành phóng phi tiêu.
Có một chiếc camera được giấu trong một góc phòng ghi lại những gì đang diễn ra mà đứa trẻ không biết. Nhà nghiên cứu đếm thấy gần như tất cả các phi tiêu hầu như đều dính trên tấm bia, mặc dù đường kẻ màu vàng đã được cố tình đặt ngay ngắn lại sau đó và một đứa trẻ thường đa phần sẽ ném trượt. Sau đó, nhà nghiên cứu hỏi đứa trẻ liệu rằng chúng có đứng sau vạch kẻ không, và thường, hơn 90% sẽ nói rằng chúng đã làm như yêu cầu. Như vậy, chúng nói dối.
Giai đoạn thứ hai của thí nghiệm liên quan đến một nhóm trẻ em cùng tuổi khác.Các hướng dẫn tương tự được lặp lại cho nhóm này, với một mục được thêm vào. Nhà nghiên cứu nói với trẻ: “Hãy xem cái ghế trống này! Nó không thực sự trống phải không?Có một công chúa vô hình trong đó.Chú có thể nhìn thấy và nói chuyện với cô ấy, nhưng con thì không.Cô ấy thay chú trông chừng khi chú đi vắng và kể cho chú về mọi chuyện đã xảy ra”.Lần này, hơn 90% trẻ em sẽ không vượt qua vạch kẻ.
Ảnh minh họa
Điều này không phải do một số vấn đề về cảm xúc hay thất bại của bậc cha mẹ mà thay vào đó là do sự phát triển theo lứa tuổi của trẻ. Đứa trẻ tin rằng chúng đang bị theo dõi trong giai đoạn hai của thí nghiệm do vậy chúng sẽ tuân theo luật chơi.
Những đứa nhỏ thực sự không hiểu tại sao cha mẹ buồn bã vì chúng nói dối.Trong suy nghĩ của đứa trẻ, đơn giản chúng đang nói cho cha mẹ biết những gì cha mẹ muốn nghe để làm cho ba mẹ vui, và điều đó thì có gì sai?
Bây giờ hãy nhìn vào thanh thiếu niên, những người có bộ não phát triển “đại nhảy vọt” theo quy luật tự nhiên. Nếu nói với chúng rằng có một công chúa vô hình trên ghế không ai trong số chúng sẽ tin.Tuy nhiên, chúng vẫn chưa lập luận như người lớn.
Hãy xem xét trường hợp của một phụ huynh đã đưa đứa con 14 tuổi của mình đến gặp chuyên gia và họ rất giận đứa trẻ.
Tất cả điều mà con trai ông muốn làm là chơi trò chơi điện tử. Người cha cuối cùng đã tuyên bố với đứa con: “Khi con đi học về, ba muốn con làm bốn công việc. Đầu tiên, con phải cắt cỏ.Sau đó, con phải hút bụi phòng khách. Rồi con đi rửa chén bát. Cuối cùng, cha muốn con mang tất cả quần áo bẩn trong phòng con bỏ vào máy giặt.Sau đó, và chỉ sau đó con mới được chơi trò chơi điện tử”.
Người cha đã bắt con trai nhắc lại danh sách công việc như trên rồi anh đi làm.
Khi người cha đi làm về, bãi cỏ không được cắt xén, việc hút bụi không được thực hiện, bát đĩa vẫn để y nguyên và quần áo bẩn vương vãi khắp phòng của người con.Đứa trẻ đang ngồi chơi trò chơi điện tử. Người cha hỏi con trai tại sao và đứa trẻ bình tĩnh trả lời: Máy cắt cỏ hết xăng.
Đối với một thanh thiếu niên, cách giải thích này có vẻ hợp lý. Người cha nói phải làm bốn điều và liệt kê chúng theo thứ tự. Vì nó không thể làm điều số một nên rõ ràng nó không thể làm các công việc còn lại. Do đó, điều duy nhất cần làm là chơi trò chơi điện tử. Đứa trẻ không chơi lén lút: ở lứa tuổi thanh thiếu niên chỉ có thề suy nghĩ ở mức độ này.
Hầu như người ta sẽ thôi không suy nghĩ như thế này khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn đánh giá một đứa trẻ hoặc một thanh thiếu niên theo cách bạn nghĩ, có lẽ bạn sẽ đưa ra một kết luận sai lầm. Hãy suy nghĩ như trẻ em hoặc thanh thiếu niên làm và sau đó bạn có thể điều chỉnh những gì bạn nói.Hầu hết những người được cho là nói dối sẽ biến mất.
Điểm mặt những nguyên nhân khiến trẻ nói dối
Xuất phát từ người lớn
Nhiều cha mẹ luôn cho rằng con mình là những đứa trẻ không thông minh, thường xuyên la hét và đổ lỗi cho chúng về mọi thứ, chính việc làm tai hại này lâu ngày sẽ khiến trẻ không còn muốn học điều gì là đúng, việc gì là tốt nữa, bao gồm cả việc nói thật. Chính vì vậy phụ huynh hãy cố gắng giao tiếp với con mình như một người bạn, giải thích rõ cho trẻ hiểu rằng chúng đã làm sai điều gì và không nên khiến con cảm thấy có lỗi trong tất cả mọi chuyện.Bằng cách này, trẻ sẽ dần hiểu được tầm quan trọng của sự trung thực.
Một số người lớn thường xuyên nói dối; mẹ dối bố, bố nói dối mẹ, bố mẹ nói dối ông bà.Chính điều này khiến trẻ cảm thấy nói dối là chuyện hết sức bình thường, từ đó chúng thích nói dối và thường xuyên nói dối một cách không ngượng miệng.
Cha mẹ thường hay hỏi trẻ nhưng lại chỉ mong chờ một đáp án mà mình hài lòng nhất. Ví dụ: cha mẹ hỏi “Có ngon không con?”, nhưng lại bỏ qua những biểu cảm phi ngôn ngữ rất rõ ràng ở trẻ, rằng trẻ không muốn ăn những thức ăn này một chút nào. Cách tốt nhất trong trường hợp này là cha mẹ nên để trẻ được lựa chọn “Con muốn ăn gì nào?”.
Trẻ nói dối vì sợ bị mọi người chê cười, la mắng
Trong suy nghĩ của trẻ, chỉ có người xấu mới có những hành động xấu, thế nên, nếu lỡ làm việc gì đó không đúng thì việc đầu tiên chúng nghĩ đến là nói dối để không ai biết chuyện đó.Trẻ rất sợ nếu nói thật mọi người sẽ cười chê.Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng từng mắc phải sai lầm và điều quan trọng là người tốt phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình.
Một số khác nói dối vì không muốn cha mẹ thất vọng, điều này xuất phát từ việc các bé rất yêu cha mẹ và chúng không bao giờ muốn cha mẹ buồn.Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phụ huynh phải nhẹ nhàng hơn, không quá gay gắt, trẻ sẽ bớt sợ làm bạn buồn hơn, từ đó sẽ trung thực hơn.
Sợ bị phạt cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nói dối. Thường trẻ nói dối vì trẻ biết hậu quả của việc nói thật, điều này cũng là lý do khiến nhiều người lớn nói dối nhau, bởi họ sợ sự thật nói ra sẽ khiến người kia nổi điên. Cha mẹ hãy cố gắng khuyến khích trẻ nói sự thật và bớt đưa ra những hình phạt nghiêm khắc để trẻ không quá sợ.Dần dần, trẻ sẽ học được sự trung thực.
Có những hành động bạn có thể thực hiện với trẻ em ở mọi lứa tuổi sẽ loại bỏ sự giả dối và dạy trẻ thành thật. Giả sử bạn nghe thấy một tiếng động mạnh trong phòng nên bạn bước vào đó, bạn thấy con bạn đang đứng cạnh một chiếc bình vỡ và tay nó thì đang cầm quả bóng chày. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ nói điều gì đó giống như: “Chuyện gì đã xảy ra vậy con?”
Hãy xem xét các lựa chọn theo cách nhìn nhận của một đứa trẻ: đứa trẻ có thể nói cho bạn biết sự thật và sẽ bị trừng phạt, hoặc nói với bạn điều gì đó giống như con không biết gì cả và hy vọng rằng ba mẹ sẽ tin chúng. Do đó, sự lựa chọn của chúng là giữa 100% khả năng bị phạt hoặc 50% cơ hội được thoát nạn.
Để thay đổi xác suất có lợi cho bạn, không bao giờ hỏi một câu hỏi mà bạn biết câu trả lời rồi. Thay vào đó, bạn có thể nói một như sau: “Con đã làm vỡ chiếc bình khi chơi trong nhà. Hình phạt của con là chà rửa hai nhà vệ sinh và lau chùi hai cửa sổ. Tuy nhiên, nếu con muốn xin lỗi và nói cho mẹ biết những gì con sẽ làm thay vào đó, con chỉ phải chà rửa một nhà vệ sinh và lau chùi một cửa sổ”. Tình thế bây giờ đã đảo ngược và đứa trẻ sẽ phải nhận lỗi của chúng bằng lời nói của chúng (đứa trẻ nhận lỗi của chúng bằng lời nói sẽ khuyến khích trẻ học cách đánh giá tình huống, cảm nhận từ bên trong và nói ra lời xin lỗi mà không phải do ai ép buộc) và đứa trẻ cần nói lên sự thật để nhận một hình phạt nhẹ hơn.
Bây giờ bạn đã dạy chúng nói sự thật khi chúng làm điều gì đó sai, và đứa trẻ có khả năng làm điều này một cách tự nhiên khi chúng làm sai.
NGÔ PHẠM THỊ THÚY TRINH - PHƯƠNG NGHI
(Theo CDC & Psychology Today; Helino)
Bình luận