Cái Chết Giữa Thinh Không (Cái chết trên mây), Nguyên tác: Death in the Clouds/ Death in the Air. Là tập 12 trong series về Thanh Tra Hercule Poirot.
Trên chuyến phi cơ hạng sang Prometheus nhắm hướng bay đến phi trường Croydon, thám tử Hercule Poirot theo thói quen nghề nghiệp đưa mắt theo dõi từng hành khách trên máy bay. Trước tiên là nàng Jane Grey đang ngồi thu mình rụt rè... còn Norman Gale đăm chiêu nghĩ ngợi... đến anh chàng nhà khảo cổ trẻ tuổi Jean Dupont vừa nhổm người đứng dậy giơ tay đập chết con ong vò vẽ bay vù vù trên đầu mọi người. Mãi đến lúc phát hiện Madame Giselle ngồi chết ở dãy ghế phía sau khoang tàu, thám tử Hercule Poirot mới nhận ra còn một con ong khác nữa, chính là một mũi tên tẩm độc dùng ống xì đồng thổi bay đi.
Tên của Hercule Poirot được lấy theo hai nhân vật thám tử khác là Hercule Popeau của nhà văn Marie Belloc Lowndes' và Monsieur Poiret của Frank Howel Evans trong đó Poiret là một thanh tra cảnh sát người Bỉ đã nghỉ hưu và sống ở Luân Đôn. Hercule Poirot xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết trinh thám đầu tay của Agatha Christie Vụ án bí ẩn ở Styles (The Mysterious Affair at Styles) xuất bản năm 1920. Hercule Poirot bắt đầu thực sự nổi tiếng sau khi tiểu thuyết Vụ ám sát Roger Ackroyd (The Murder of Roger Ackroyd) được Agatha Christie cho xuất bản năm 1926, sau đó nữ nhà văn còn cho ra đời nhiều tiểu thuyết xuất sắc khác về Poirot như Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông (Murder on the Orient Express), The ABC Murders (1935), Cards on the Table (1936) hay Five Little Pigs (1942).
Lần xuất hiện cuối cùng của Poirot là trong tiểu thuyết Thám tử rời sân khấu (Curtain: Poirot's Last Case) xuất bản năm 1975 chỉ một năm trước khi Agatha Christie qua đời. Sau khi Thám tử rời sân khấu được xuất bản, tờ New York Times trong số báo ra ngày 6 tháng 8 năm 1975 đã có một bài điếu văn với tựa đề "Hercule Poirot is Dead; Famed Belgian Detective" ("Hercule Poirot đã chết; Thám tử người Bỉ danh tiếng"), Poirot là nhân vật giả tưởng duy nhất cho đến nay có được vinh dự này. Mặc dù Hercule Poirot là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong số các tiểu thuyết của Agatha Christie nhưng ngày từ năm 1930 nhà văn đã bộc lộ sự chán ngán với nhân vật này, tuy nhiên bà vẫn tiếp tục sáng tác các tiểu thuyết mới xoay quanh viên thám tử người Bỉ vì theo Christie thì nhiệm vụ của nhà văn là sáng tác ra những gì công chúng yêu thích, và Poirot lại là nhân vật được độc giả hết sức yêu mến.
Trên chuyến phi cơ hạng sang Prometheus nhắm hướng bay đến phi trường Croydon, thám tử Hercule Poirot theo thói quen nghề nghiệp đưa mắt theo dõi từng hành khách trên máy bay. Trước tiên là nàng Jane Grey đang ngồi thu mình rụt rè... còn Norman Gale đăm chiêu nghĩ ngợi... đến anh chàng nhà khảo cổ trẻ tuổi Jean Dupont vừa nhổm người đứng dậy giơ tay đập chết con ong vò vẽ bay vù vù trên đầu mọi người. Mãi đến lúc phát hiện Madame Giselle ngồi chết ở dãy ghế phía sau khoang tàu, thám tử Hercule Poirot mới nhận ra còn một con ong khác nữa, chính là một mũi tên tẩm độc dùng ống xì đồng thổi bay đi.
Tên của Hercule Poirot được lấy theo hai nhân vật thám tử khác là Hercule Popeau của nhà văn Marie Belloc Lowndes' và Monsieur Poiret của Frank Howel Evans trong đó Poiret là một thanh tra cảnh sát người Bỉ đã nghỉ hưu và sống ở Luân Đôn. Hercule Poirot xuất hiện lần đầu trong tiểu thuyết trinh thám đầu tay của Agatha Christie Vụ án bí ẩn ở Styles (The Mysterious Affair at Styles) xuất bản năm 1920. Hercule Poirot bắt đầu thực sự nổi tiếng sau khi tiểu thuyết Vụ ám sát Roger Ackroyd (The Murder of Roger Ackroyd) được Agatha Christie cho xuất bản năm 1926, sau đó nữ nhà văn còn cho ra đời nhiều tiểu thuyết xuất sắc khác về Poirot như Án mạng trên chuyến tàu tốc hành Phương Đông (Murder on the Orient Express), The ABC Murders (1935), Cards on the Table (1936) hay Five Little Pigs (1942).
Lần xuất hiện cuối cùng của Poirot là trong tiểu thuyết Thám tử rời sân khấu (Curtain: Poirot's Last Case) xuất bản năm 1975 chỉ một năm trước khi Agatha Christie qua đời. Sau khi Thám tử rời sân khấu được xuất bản, tờ New York Times trong số báo ra ngày 6 tháng 8 năm 1975 đã có một bài điếu văn với tựa đề "Hercule Poirot is Dead; Famed Belgian Detective" ("Hercule Poirot đã chết; Thám tử người Bỉ danh tiếng"), Poirot là nhân vật giả tưởng duy nhất cho đến nay có được vinh dự này. Mặc dù Hercule Poirot là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong số các tiểu thuyết của Agatha Christie nhưng ngày từ năm 1930 nhà văn đã bộc lộ sự chán ngán với nhân vật này, tuy nhiên bà vẫn tiếp tục sáng tác các tiểu thuyết mới xoay quanh viên thám tử người Bỉ vì theo Christie thì nhiệm vụ của nhà văn là sáng tác ra những gì công chúng yêu thích, và Poirot lại là nhân vật được độc giả hết sức yêu mến.