Đào Trinh Nhất Tác Phẩm - Lịch Sử

Thể loại: Triết Học
Tác giả : Đào Trinh Nhất
  • Lượt đọc : 215
  • Kích thước : 152.24 MB
  • Số trang : 606
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 356
  • Số lượt xem : 2.237
  • Đọc trên điện thoại :
Đào Trinh Nhất (1900-1951), tự Quán Chi, là nhà nhà văn, nhà báo Việt Nam giữa thế kỷ 20. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Anh Đào, XYZ.... Ông được người trong giới cầm bút đánh giá là người có cách làm việc nghiêm túc, thận trọng và là người đã biết dùng ngòi bút nghệ thuật làm sống lại nhiều tư liệu đã mai một trong lịch sử cận đại Việt Nam
Đào Trinh Nhất sinh năm Canh Tý (1900) tại Huế. Nguyên quán tại xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình.

Ông là con trưởng Đình nguyên nhị giáp Tiến sĩ (tức Hoàng giáp) Đào Nguyên Phổ. Vợ là Lương Thị Hòa, con gái Lương Ngọc Quyến và là cháu nội Lương Văn Can.

Thuở nhỏ, Đào Trinh Nhất theo học chữ Hán ở quê nhà, sau lên Hà Nội học chữ Pháp và chữ quốc ngữ.

***

Tác phẩm:
Vốn là nhà báo viết văn, cho nên hầu hết các tác phẩm của Đào Trinh Nhất đều đăng từng kỳ trên báo rồi sau mới in thành sách. Theo thống kê chưa đầy đủ, sau 30 năm cầm bút (1921-1951), ông đã để lại khá nhiều tác phẩm như sau:

Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ.(Thụy Ký - Hà Nội, 1924)
Đông Châu liệt quốc (dịch, Sài Gòn, 1928)
Thần tiên kinh (Dịch của A lan Kardec, 1930)
Cái án Cao Đài (Sài Gòn, 1929)
Việt sử giai thoại (Hà Nội, 1934)
Nước Nhựt Bổn ba mươi năm duy tân (Đắc Lập, Huế, 1936)
Phan Đình Phùng, một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời (Cao Xuân Hữu, Hải Phòng, 1936; Đại La, Hà Nội, tái bản 1945; Tân Việt, Sài Gòn, tái bản 1957)
Việt Nam Tây thuộc sử (Đỗ Phương Huế, Chợ Lớn, 1937)
Ðông Kinh nghĩa thục (Mai Lĩnh, Hà Nội, 1938)
Ngục trung thư (Đời cách mạng Phan Bội Châu) (Mai Lĩnh, Hà Nội, 1938; Tân Việt, Sài Gòn tái bản, 1950)
Vương An Thạch (Hà Nội, 1943; Tân Việt, Sài Gòn tái bản 1960)
Cô Tư Hồng (tiểu thuyết, Trung Bắc Tân Văn Chủ nhật, 1940; Trung Bắc Thư xã, Hà Nội, 1941)
Chu Tần tinh hoa (dịch, Hà Nội, 1944)
Lê Văn Khôi (1941-1945)
Con trời ngã xuống đất đen (Hà Nội, 1944)
Chu Tần tinh hoa (1944)
Vương Dương Minh-Người xướng ra học thuyết lương tri và tri hành hợp nhất (Hà Nội, 1944; Tân Việt, Sài Gòn tái bản 1950)
Kẻ bán trời
Con quỷ phong lưu
Bùi Thị Xuân
Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 (Quốc Dân thư xã, Hà Nội, 1946; Tân Việt, Sài Gòn tái bản 1957).
Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, ông mới dịch được nửa bộ, đang đăng báo thì từ trần (Bốn Phương xuất bản, Sài Gòn, 1950)