Nếu bạn đã từng đọc các cuốn sách của Viện sỹ, Tiến sỹ y khoa, một nhà bác học lớn có tên tuổi trên thế giới Muldashev gồm Chúng ta thoát thai từ đâu, Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Trong vòng tay Sambala chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Hoàng kim bản Harachi.
“… Rất có thể vì một Nhân Duyên xa xưa nào đó mà E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã được chọn trở thành người khai mở cho thế giới đương đại bí ẩn của những ngọn Tuyết sơn trên cao nguyên Tây Tạng, bí ẩn của thành Thiên Đế, của Hoàng kim bản Harachi, của Shambala… Trong các tác phẩm của ông, từ cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu rồi Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Hoàng kim bản Harachi, Trong vòng tay Shambala và trong tương lai gần là cuốn Ma trận sự sống trên trái đất, với phong cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới sở hữu trong tay hàng chục phát minh, sáng chế, với tư duy lô gich, sáng tạo, E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã đưa ra các góc nhìn rất mới cho hàng loạt câu hỏi lớn của khoa học đương đại về sự hình thành và phát triển của nhân loại.”
Được viết sau chuyến đi Tây Tạng, Hoàng kim bản Harachi của Muldashev tiết lộ về những phiến đá cổ với những thông tin được đại diện nền văn minh trước đây còn sống sót sau Đại hồng thủy chạm khắc nên. Đó là những kiến thức cực kỳ cao siêu về tín ngưỡng cũng như về các quy luật của vũ trụ, khoa học… của một nền văn minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Những kiến thức về khoa học chứa đựng trong những tấm bảng này cao siêu đến nỗi, mầm mống của chúng mới chỉ le lói xuất hiện trong một vài ngành khoa học đương đại. Quá trình diệt vong các nền văn minh trước bởi Đại hồng thủy cũng được phản ánh rõ nét trên những phiến đá này… Ngôn ngữ lưu trên các tấm bảng được cho là ngôn ngữ cổ xưa nhất và là nền tảng của các ngôn ngữ sau này của loài người hiện đại.
Trong cuốn sách này, độc giả cũng sẽ được biết thêm nhiều thông tin lý thú về Hồ Quỷ dữ, về Shambala huyền diệu…
***
Ernst Muldashev là Tiến sĩ y học, Giáo sư, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình liên bang thuộc Bộ Y tế Nga, Thầy thuốc Công huân, nhà phẩu thuật thượng hạng, nhà tư vấn danh dự thuộc Đại học Luinsvin của Mỹ, Viện sĩ Viện hàn lâm Nhãn khoa của Mỹ, bằng bác sĩ nhãn khoa của Mehico, kiện tướng du lịch thể thao.
Ernst Muldashev được coi là nhà bác học lớn trên trường quốc tế. Ông là người khai sáng phương hướng mới trong y học: phẩu thuật tái sinh hay phẫu thuật cấy ghép mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Những năm gần đây, ông bắt tay nghiên cứu các cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng loạt bộ phận cơ thể người.
Ernst Muldashev đã nghiên cứu 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học alloplant, đã có trên 300 công trình khoa học được đăng tải, đã nhận 36 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới. Ông đã đi thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước. Hàng năm, ông thực hiện khoảng 600-800 ca phẫu thuật phức tạp nhất.
Bản thân nhà bác học cho đến nay vẫn thú nhận rằng, ông chưa hiểu thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học “alloplant” được chế tạo từ mô người chết, mang trong nó những cơ cấu tự nhiên cao sâu trong việc sáng tạo cơ thể con người. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như vật lý, sinh học phân tử v.v… mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần, cũng như những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và Vũ trụ.
***
Quá trình phát triển của nhân loại suốt hàng ngàn năm qua, từ thủa sơ khai cho đến ngày hôm nay thật là kỳ diệu, khoa học kỹ thuật đã giúp con người ngày một hiểu sâu hơn về thế giới quanh ta. Thế kỷ XIX đánh dấu khởi đầu giai đoạn phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, cùng đó là sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người. Khoa học càng phát triển, xã hội càng văn minh thì ta lại càng thấy thế giới quanh ta kỳ diệu. Vẫn còn vô vàn những câu hỏi, những bí ẩn vẫn chưa có lời giải một cách cặn kẽ và thấu đáo, khiến chúng ta vẫn phải trăn trở cho đến tận ngày hôm nay.
Một trong các bí ẩn lớn nhất cho đến nay vẫn là sự hình thành và phát triển của loài người trên trái đất. Tại sao loài người lại có sự phát triển vượt trội so với tất cả các loài động vật khác cùng tồn tại trên một hành tinh trong một thời gian tương đối ngắn? Công sức, tiền bạc để nghiên cứu bỏ ra thì khá nhiều nhưng đáp số vẫn chỉ là… giả thiết. Bánh xe Thời gian cứ đều đặn quay và các bí ẩn này ngày càng chìm sâu vào màn sương mù của quá khứ, có chăng chỉ còn lại ký ức mờ nhạt được thể hiện qua các loại truyền thuyết mà dân tộc nào, đất nước nào cũng có. Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của loài người, chúng ta lại chạm đến một truyền thuyết khác, đó là truyền thuyết về trận Đại Hồng thủy nhấn chìm toàn bộ sự sống trên trái đất vào biển nước? Trong Kinh thánh rồi trong nhiều truyền thuyết người dân một số nước Bắc Phi, Trung Cận Đông, trong văn bản cổ của người Sumer vùng Babylon (Irak ngày nay) đều có nhắc về sự kiện này, nước ta thì có truyền thuyết về trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành Mỵ Nương, con gái của vua Hùng. Liên quan đến truyền thuyết Đại Hồng thủy là truyền thuyết về Atlantich và Mu – hai lục địa bị chìm sâu dưới đáy biển sau Đại Hồng Thủy…
Truyền thuyết và giả định thì rất nhiều, người quan tâm về chúng cũng không ít, tuy nhiên để có một cơ hội tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về một vài bí ẩn trong lịch sử phát triển nhân loại thì cần đến chữ… Duyên, và trong thời đại chúng ta đang sống, E-rơ-nơ Mun-đa-sép (Ernst Muldashev) là một trong số ít người đã có được may mắn hội tụ được đầy đủ các yếu tố Nhân – Duyên đó.
E-rơ-nơ Mun-đa-sép là Viện sỹ, là tiến sĩ y khoa, Giáo sư, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang Nga của Bộ Y tế Nga, thầy thuốc Công Huân, huy chương “Vì những cống hiến cho ngành y tế” của LB Nga, chuyên gia tư vấn danh dự của Đại học Tổng hợp Lu-in-Svin (Mỹ), viện sĩ Viện Hàn Lâm nhãn khoa Mỹ, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần kiện tướng Liên bang Xô Viết… Ông đã nghiên cứu thành công 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học, đăng trên 400 công trình khoa học, nhận 56 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới, đã thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước, hàng năm giải phẫu từ 600 đến 800 ca mổ mắt phức tạp nhất. Khai sáng phương hướng mới trong y học – phẫu thuật tái sinh (tức phẫu thuật “cấy ghép” mô người), Mun-đa-sép – là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công, hiện ông tiếp tục nghiên cứu phẫu thuật tái sinh hàng loạt các bộ phận cơ thể người.
Với hàng chục năm nghiên cứu và thực hành, vậy mà cho đến nay, theo thú nhận của chính Mun-đa-sép, ông vẫn chưa hiểu hết về sáng chế chủ yếu của mình – nguyên liệu sinh học Alloplant (được chế tạo từ mô người chết) đã ẩn chứa trong nó cơ chế tái tạo sự sống mầu nhiệm của tự nhiên như thế nào? Băn khoăn, trăn trở với chính phát minh của mình đã là một Nhân, Duyên lớn thôi thúc Mun-đa-sép tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (vật lý học, sinh học phân tử… ) và tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm linh và những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ. Đó cũng chính là tiền đề của các chuyến thám hiểm Ai Cập và cao nguyên Tây Tạng của ông.
Là Viện sỹ, tiến sỹ y khoa, là một nhà bác học lớn có tên tuổi trên thế giới của ngành phẫu thuật mắt, theo logic bình thường thì chẳng liên quan gì nhiều đến những bí mật trong quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, lại càng xa cách các vấn đề về tâm linh, nhưng ở đây, ta lại thấy sự kỳ diệu của hai chữ Nhân, Duyên. Rất có thể vì một Nhân Duyên xa xưa nào đó mà ông được chọn trở thành người khai mở cho thế giới đương đại những bí ẩn của những ngọn Tuyết sơn trên cao nguyên Tây Tạng, bí ẩn của thành Thiên Đế, của Sambala… Cái Duyên đã đưa đẩy, thôi thúc ông đến những cuộc thám hiểm mà kết quả của nó đã gây chấn động tâm thức cho biết bao người, những giả thuyết – kết quả của những chuyến thám hiểm của ông đã đưa ra một góc nhìn rất mới, dù còn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, nhưng khá tổng thể về sự hình thành và phát triển của nhân loại. Có thể ở đây là một ẩn ý, đó là thế giới tâm linh muốn gửi gắm qua vị bác sỹ mắt tài ba có tấm lòng nhân hậu, người đem lại ánh sáng cho biết bao người qua những ca mổ mắt, một lượng kiến thức quý báu có thể giúp rất nhiều người trong chúng ta có cái nhìn mới (hay có thể gọi là “khai sáng”) về thế giới và các sự việc đang diễn ra quanh ta?
Tại Tây Tạng, trong chuyến đi lần này Mun-đa-sép đã được biết về Hoàng kim bản Harachi, đây là những phiến đá cổ với những thông tin được đại diện nền văn minh trước đây, còn sống sót sau Đại Hồng Thủy chạm khắc nên, trên đá có ghi lại các thông tin quý giá về lịch sử, tôn giáo, địa chất và ghi cả quá trình diệt vong các nền văn minh trước bởi Đại Hồng Thủy. Ngôn ngữ lưu trên các tấm bảng được cho là ngôn ngữ cổ xưa nhất và là nền tảng của các ngôn ngữ sau này của loài người hiện đại. James Cherchward – nhà nghiên cứu người Anh, người từng dày công nghiên cứu về Hoàng kim bản cho biết Mu và Atlantich đã chìm xuống hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương hơn 10.000 năm trước C.N. Khi đó Mu và Atlantich là hai trung tâm tri thức trên trái đất. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra sự giống nhau kỳ lạ giữa chữ viết trên thư tịch cổ tìm được tại đảo Phục Sinh (nam Thái Bình Dương, sát Chi Lê) với những ký tự tại thung lũng Inda (Ấn Độ), rồi tại Hy Lạp, Babylon, Pécxich… Có giả thuyết cho rằng chúng đều xuất phát từ Mu và Atlantich. Cả James Cherchward rồi E-rơ-nơ Mun-đa-sép đều cho rằng Hoàng kim bản chứa đựng kiến thức cực kỳ cao siêu về tín ngưỡng cũng như về các quy luật của vũ trụ… của một nền văn minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Kiến thức về khoa học chứa đựng trong những bản văn này cao siêu đến nỗi, mầm mống của chúng mới chỉ le lói xuất hiện trong một vài ngành khoa học đương đại và hiện tại ngay cả các nhà khoa học xuất sắc nhất của thời đại chúng ta cũng chưa đủ trình độ để hiểu và sử dụng các kiến thức ấy. Vào giai đoạn cuối của nền văn minh Atlan, đa phần dân số lạm dụng quá mức những thành quả của văn minh và sức mạnh tâm linh sẵn có để phục vụ bản ngã bé nhỏ của mình vì thế thiên nhiên đã nổi giận, Đại Hồng Thủy xảy ra, Mu và Atlantich chìm sâu xuống đại dương, nền văn minh Atlan bị hủy diệt vĩnh viễn. Chỉ một số rất ít người Atlan, nhờ gìn giữ và thực hành các truyền thống tâm linh đích thực của chủng tộc Atlan nên đạt được sự chứng ngộ vượt bậc về tâm linh, đã biết trước được thảm họa. Họ đã chọn Hoàng kim bản làm phương tiện để gìn giữ lịch sử thế giới, các kiến thức khoa học tiên tiến, bản đồ trái đất khi đó và vị trí các hành tinh trên bầu trời… Theo Mun-đa-sép, nhờ một số điểm đặc biệt trong điều kiện địa lý, khí hậu nên các bậc giác ngộ này chọn một số hang động, núi non trên cao nguyên Tây Tạng làm nơi gìn giữ quỹ gen của nhân loại… Một số vị Lạt ma, những người có nhiệm vụ gìn giữ kho báu tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt hàng ngàn năm qua, cho biết: tương truyền rằng trong Thành Thiên đế, dưới tảng đá hình người đang đọc sách có lưu giữ Hoàng kim bản của chủng tộc Lemuri, trong đó có ghi lại tri thức của nền văn minh cổ xưa đã mất… Trong cuốn sách này, độc giả cũng sẽ được biết thêm về những hang động bí mật tại Harachi, tại đây cũng lưu giữ những Hoàng kim bản và biết thêm nhiều thông tin lý thú về Hồ Quỷ dữ, về Sambala huyền diệu…
Trong các tác phẩm của Mun-đa-sép, từ cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu? rồi Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Trong vòng tay Sambala và giờ đây là Hoàng kim bản Harachi, chúng ta thấy lượng kiến thức mà tác giả đã đem đến cho người đọc liên quan đến hàng loạt các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên như vật lý, vật lý nguyên tử, hóa học, toán học cho đến khảo cổ học, nhân chủng học, sinh học…Thông qua các cuốn sách của Mun-đa-sép, người đọc đã được làm quen với một Bộ sách đồ sộ đã trở thành kinh điển và có ảnh hưởng rất lớn đến giới nghiên cứu tâm linh phương Tây trong nửa đầu của thế kỷ 20 của Elena Blavatxkaia mang tên Học thuyết bí ẩn và thuyết Agni Yoga của họa sỹ tài ba người Nga Nicolai Rêrích, cả E. Blavatxkaia và N. Rêrích đều đã dành trọn cả cuộc đời mình để nghiên cứu về các bí ẩn của khoa học tâm linh Ấn Độ, rồi Phật giáo Tây Tạng và huyền học phương Đông…, và theo tôi, đều đã đạt được những trải nghiệm tâm linh hết sức đặc biệt. Với lối tư duy rất sắc bén của một nhà khoa học có tên tuổi, với một văn phong không cầu kỳ, thậm chí hơi thô thô, E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã diễn giải một cách rất dễ hiểu, logic cho người đọc về hàng loạt các vấn đề trong Học thuyết bí ẩn và Agni Yoga. Bộ Học thuyết bí ẩn và Agni Yoga được các tác giả viết từ những thập niên đầu của thế kỷ XX với văn phong hơi cổ, hàn lâm, đúc kết kinh nghiệm nhiều năm tập trung nghiên cứu và những trải nghiệm tâm linh cá nhân rất sâu sắc của các tác giả. Việc cố gắng truyền tải một lượng kiến thức tổng hợp rất đồ sộ… đã làm cho các bộ sách này trở nên khá phức tạp đối với bạn đọc. Rất tiếc là cho đến nay chưa có dịch giả nào chuyển tải những bộ sách này sang tiếng Việt.
Với phong cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới với hàng chục phát minh, sáng chế, với tư duy logic, sáng tạo, E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã đưa ra các góc nhìn rất mới cho hàng loạt các câu hỏi lớn của khoa học đương đại. Đối với một số người thì cách đặt và giải quyết vấn đề kiểu này đã gây một cú sốc lớn trong tư duy cũng giống như mấy trăm năm trước có nhà khoa học tuyên bố rằng Trái đất không phải là trung tâm của Vũ trụ. Mặc dù đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực liên quan tới cả các ngành khoa học tự nhiên và xã hội, nhưng xuyên suốt tất cả tác phẩm của Mun-đa-sép là tinh thần Từ, Bi, Hỉ, Xả của Phật giáo nhưng được nhìn dưới góc nhìn của một nhà khoa học. Bằng cách phân tích rất logic và rất khoa học, tác giả đã chứng minh cho người đọc thấy tác động tiêu cực của Tam Độc (Tham-Sân-Si) đối với bản thân mỗi người nói riêng, với gia đình và xã hội nói chung. Sau khi đọc, độc giả chúng ta sẽ có thêm một số khái niệm về một hệ thống giáo lý rất cao cấp trong Phật giáo được gọi là Kim Cương thừa (Con đường Kim Cương) hay trong dân gian nôm na là Mật tông. Kim Cương thừa là những phương pháp thực hành cực kỳ cao cấp và bí mật của Đạo Phật đã phát triển rực rỡ tại xứ Tuyết sơn và trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa xứ này. Tại đây có rất nhiều vị đạo sư đã nghiêm cần hành trì suốt cả cuộc đời, cho dù đã đạt đến mức giác ngộ rất cao và đã “thoát tục” hoàn toàn nhưng họ vẫn chủ động tái sinh lại suốt mười mấy thế kỷ qua nhằm đem giáo lý thượng thừa đến giúp chúng sinh vượt ra ngoài Lục đạo luân hồi.
Trong tất cả các cuốn sách của mình, tác giả luôn cố gắng truyền tải đến mọi độc giả thông điệp của người xưa, đó là: hãy sống tốt hơn và nhân bản hơn, hãy biết lắng nghe nhiều hơn, biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý Trái đất vì đây là ngôi nhà chung duy nhất mà chúng ta đang có. Ngay các nền văn minh cổ xưa, cho dù đã đạt được sự phát triển vượt bậc, chỉ vì dân cư khi đó không kiểm soát được cái “Tôi” – bản ngã nhỏ bé trong mỗi cá nhân, mà bị tam độc là Tham-Sân-Si dẫn dắt. Có thể nói rằng chính Tham-Sân-Si của các chủng tộc thời đó là nguyên nhân dẫn đến thảm họa diệt vong, khiến thiên nhiên nổi giận, dập vùi toàn bộ thế giới văn minh xuống biển nước.
Đọc xong các tác phẩm của Mun-đa-sép tôi cứ suy nghĩ mãi, có lẽ nếu mỗi người chúng ta có một trái tim nhân hậu, biết lắng nghe hơn, cảm thông hơn với mọi người và thế giới xung quanh, thì trái đất sẽ trở thành một chốn tuyệt vời biết nhường nào. Như một số vị Lạt ma vẫn thường nói: đường đến Sambala không ở đâu xa lắm mà ở ngay trong trái tim của mỗi chúng ta.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Dịch giả Nguyễn Hoàng Giang, người đã cần mẫn trong nhiều năm trời dịch trọn bộ sách và tất cả những ai có đóng góp công sức để chuyển tải bộ sách này đến với người đọc Việt Nam. Hy vọng rằng lượng kiến thức trong bộ sách sẽ là một mốc nho nhỏ trên con đường tìm hiểu thiên nhiên quanh ta và tìm hiểu chính chúng ta, trên con đường quay về với bản tâm thanh tịnh vì hạnh phúc của chính bản thân ta, của từng gia đình và toàn xã hội.
NGUYỄN CUNG HÀ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG CON NGƯỜI
“… Rất có thể vì một Nhân Duyên xa xưa nào đó mà E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã được chọn trở thành người khai mở cho thế giới đương đại bí ẩn của những ngọn Tuyết sơn trên cao nguyên Tây Tạng, bí ẩn của thành Thiên Đế, của Hoàng kim bản Harachi, của Shambala… Trong các tác phẩm của ông, từ cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu rồi Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Hoàng kim bản Harachi, Trong vòng tay Shambala và trong tương lai gần là cuốn Ma trận sự sống trên trái đất, với phong cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới sở hữu trong tay hàng chục phát minh, sáng chế, với tư duy lô gich, sáng tạo, E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã đưa ra các góc nhìn rất mới cho hàng loạt câu hỏi lớn của khoa học đương đại về sự hình thành và phát triển của nhân loại.”
Được viết sau chuyến đi Tây Tạng, Hoàng kim bản Harachi của Muldashev tiết lộ về những phiến đá cổ với những thông tin được đại diện nền văn minh trước đây còn sống sót sau Đại hồng thủy chạm khắc nên. Đó là những kiến thức cực kỳ cao siêu về tín ngưỡng cũng như về các quy luật của vũ trụ, khoa học… của một nền văn minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Những kiến thức về khoa học chứa đựng trong những tấm bảng này cao siêu đến nỗi, mầm mống của chúng mới chỉ le lói xuất hiện trong một vài ngành khoa học đương đại. Quá trình diệt vong các nền văn minh trước bởi Đại hồng thủy cũng được phản ánh rõ nét trên những phiến đá này… Ngôn ngữ lưu trên các tấm bảng được cho là ngôn ngữ cổ xưa nhất và là nền tảng của các ngôn ngữ sau này của loài người hiện đại.
Trong cuốn sách này, độc giả cũng sẽ được biết thêm nhiều thông tin lý thú về Hồ Quỷ dữ, về Shambala huyền diệu…
***
Ernst Muldashev là Tiến sĩ y học, Giáo sư, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình liên bang thuộc Bộ Y tế Nga, Thầy thuốc Công huân, nhà phẩu thuật thượng hạng, nhà tư vấn danh dự thuộc Đại học Luinsvin của Mỹ, Viện sĩ Viện hàn lâm Nhãn khoa của Mỹ, bằng bác sĩ nhãn khoa của Mehico, kiện tướng du lịch thể thao.
Ernst Muldashev được coi là nhà bác học lớn trên trường quốc tế. Ông là người khai sáng phương hướng mới trong y học: phẩu thuật tái sinh hay phẫu thuật cấy ghép mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Những năm gần đây, ông bắt tay nghiên cứu các cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng loạt bộ phận cơ thể người.
Ernst Muldashev đã nghiên cứu 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học alloplant, đã có trên 300 công trình khoa học được đăng tải, đã nhận 36 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới. Ông đã đi thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước. Hàng năm, ông thực hiện khoảng 600-800 ca phẫu thuật phức tạp nhất.
Bản thân nhà bác học cho đến nay vẫn thú nhận rằng, ông chưa hiểu thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học “alloplant” được chế tạo từ mô người chết, mang trong nó những cơ cấu tự nhiên cao sâu trong việc sáng tạo cơ thể con người. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như vật lý, sinh học phân tử v.v… mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần, cũng như những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và Vũ trụ.
***
Quá trình phát triển của nhân loại suốt hàng ngàn năm qua, từ thủa sơ khai cho đến ngày hôm nay thật là kỳ diệu, khoa học kỹ thuật đã giúp con người ngày một hiểu sâu hơn về thế giới quanh ta. Thế kỷ XIX đánh dấu khởi đầu giai đoạn phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, cùng đó là sự tiến bộ vượt bậc của xã hội loài người. Khoa học càng phát triển, xã hội càng văn minh thì ta lại càng thấy thế giới quanh ta kỳ diệu. Vẫn còn vô vàn những câu hỏi, những bí ẩn vẫn chưa có lời giải một cách cặn kẽ và thấu đáo, khiến chúng ta vẫn phải trăn trở cho đến tận ngày hôm nay.
Một trong các bí ẩn lớn nhất cho đến nay vẫn là sự hình thành và phát triển của loài người trên trái đất. Tại sao loài người lại có sự phát triển vượt trội so với tất cả các loài động vật khác cùng tồn tại trên một hành tinh trong một thời gian tương đối ngắn? Công sức, tiền bạc để nghiên cứu bỏ ra thì khá nhiều nhưng đáp số vẫn chỉ là… giả thiết. Bánh xe Thời gian cứ đều đặn quay và các bí ẩn này ngày càng chìm sâu vào màn sương mù của quá khứ, có chăng chỉ còn lại ký ức mờ nhạt được thể hiện qua các loại truyền thuyết mà dân tộc nào, đất nước nào cũng có. Khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của loài người, chúng ta lại chạm đến một truyền thuyết khác, đó là truyền thuyết về trận Đại Hồng thủy nhấn chìm toàn bộ sự sống trên trái đất vào biển nước? Trong Kinh thánh rồi trong nhiều truyền thuyết người dân một số nước Bắc Phi, Trung Cận Đông, trong văn bản cổ của người Sumer vùng Babylon (Irak ngày nay) đều có nhắc về sự kiện này, nước ta thì có truyền thuyết về trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành Mỵ Nương, con gái của vua Hùng. Liên quan đến truyền thuyết Đại Hồng thủy là truyền thuyết về Atlantich và Mu – hai lục địa bị chìm sâu dưới đáy biển sau Đại Hồng Thủy…
Truyền thuyết và giả định thì rất nhiều, người quan tâm về chúng cũng không ít, tuy nhiên để có một cơ hội tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về một vài bí ẩn trong lịch sử phát triển nhân loại thì cần đến chữ… Duyên, và trong thời đại chúng ta đang sống, E-rơ-nơ Mun-đa-sép (Ernst Muldashev) là một trong số ít người đã có được may mắn hội tụ được đầy đủ các yếu tố Nhân – Duyên đó.
E-rơ-nơ Mun-đa-sép là Viện sỹ, là tiến sĩ y khoa, Giáo sư, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên Bang Nga của Bộ Y tế Nga, thầy thuốc Công Huân, huy chương “Vì những cống hiến cho ngành y tế” của LB Nga, chuyên gia tư vấn danh dự của Đại học Tổng hợp Lu-in-Svin (Mỹ), viện sĩ Viện Hàn Lâm nhãn khoa Mỹ, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần kiện tướng Liên bang Xô Viết… Ông đã nghiên cứu thành công 90 loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng 60 loại nguyên liệu sinh học, đăng trên 400 công trình khoa học, nhận 56 bằng sáng chế của Nga và nhiều nước khác trên thế giới, đã thỉnh giảng và phẫu thuật trên 40 nước, hàng năm giải phẫu từ 600 đến 800 ca mổ mắt phức tạp nhất. Khai sáng phương hướng mới trong y học – phẫu thuật tái sinh (tức phẫu thuật “cấy ghép” mô người), Mun-đa-sép – là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công, hiện ông tiếp tục nghiên cứu phẫu thuật tái sinh hàng loạt các bộ phận cơ thể người.
Với hàng chục năm nghiên cứu và thực hành, vậy mà cho đến nay, theo thú nhận của chính Mun-đa-sép, ông vẫn chưa hiểu hết về sáng chế chủ yếu của mình – nguyên liệu sinh học Alloplant (được chế tạo từ mô người chết) đã ẩn chứa trong nó cơ chế tái tạo sự sống mầu nhiệm của tự nhiên như thế nào? Băn khoăn, trăn trở với chính phát minh của mình đã là một Nhân, Duyên lớn thôi thúc Mun-đa-sép tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (vật lý học, sinh học phân tử… ) và tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm linh và những vấn đề liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ. Đó cũng chính là tiền đề của các chuyến thám hiểm Ai Cập và cao nguyên Tây Tạng của ông.
Là Viện sỹ, tiến sỹ y khoa, là một nhà bác học lớn có tên tuổi trên thế giới của ngành phẫu thuật mắt, theo logic bình thường thì chẳng liên quan gì nhiều đến những bí mật trong quá trình hình thành và phát triển của nhân loại, lại càng xa cách các vấn đề về tâm linh, nhưng ở đây, ta lại thấy sự kỳ diệu của hai chữ Nhân, Duyên. Rất có thể vì một Nhân Duyên xa xưa nào đó mà ông được chọn trở thành người khai mở cho thế giới đương đại những bí ẩn của những ngọn Tuyết sơn trên cao nguyên Tây Tạng, bí ẩn của thành Thiên Đế, của Sambala… Cái Duyên đã đưa đẩy, thôi thúc ông đến những cuộc thám hiểm mà kết quả của nó đã gây chấn động tâm thức cho biết bao người, những giả thuyết – kết quả của những chuyến thám hiểm của ông đã đưa ra một góc nhìn rất mới, dù còn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, nhưng khá tổng thể về sự hình thành và phát triển của nhân loại. Có thể ở đây là một ẩn ý, đó là thế giới tâm linh muốn gửi gắm qua vị bác sỹ mắt tài ba có tấm lòng nhân hậu, người đem lại ánh sáng cho biết bao người qua những ca mổ mắt, một lượng kiến thức quý báu có thể giúp rất nhiều người trong chúng ta có cái nhìn mới (hay có thể gọi là “khai sáng”) về thế giới và các sự việc đang diễn ra quanh ta?
Tại Tây Tạng, trong chuyến đi lần này Mun-đa-sép đã được biết về Hoàng kim bản Harachi, đây là những phiến đá cổ với những thông tin được đại diện nền văn minh trước đây, còn sống sót sau Đại Hồng Thủy chạm khắc nên, trên đá có ghi lại các thông tin quý giá về lịch sử, tôn giáo, địa chất và ghi cả quá trình diệt vong các nền văn minh trước bởi Đại Hồng Thủy. Ngôn ngữ lưu trên các tấm bảng được cho là ngôn ngữ cổ xưa nhất và là nền tảng của các ngôn ngữ sau này của loài người hiện đại. James Cherchward – nhà nghiên cứu người Anh, người từng dày công nghiên cứu về Hoàng kim bản cho biết Mu và Atlantich đã chìm xuống hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương hơn 10.000 năm trước C.N. Khi đó Mu và Atlantich là hai trung tâm tri thức trên trái đất. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra sự giống nhau kỳ lạ giữa chữ viết trên thư tịch cổ tìm được tại đảo Phục Sinh (nam Thái Bình Dương, sát Chi Lê) với những ký tự tại thung lũng Inda (Ấn Độ), rồi tại Hy Lạp, Babylon, Pécxich… Có giả thuyết cho rằng chúng đều xuất phát từ Mu và Atlantich. Cả James Cherchward rồi E-rơ-nơ Mun-đa-sép đều cho rằng Hoàng kim bản chứa đựng kiến thức cực kỳ cao siêu về tín ngưỡng cũng như về các quy luật của vũ trụ… của một nền văn minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Kiến thức về khoa học chứa đựng trong những bản văn này cao siêu đến nỗi, mầm mống của chúng mới chỉ le lói xuất hiện trong một vài ngành khoa học đương đại và hiện tại ngay cả các nhà khoa học xuất sắc nhất của thời đại chúng ta cũng chưa đủ trình độ để hiểu và sử dụng các kiến thức ấy. Vào giai đoạn cuối của nền văn minh Atlan, đa phần dân số lạm dụng quá mức những thành quả của văn minh và sức mạnh tâm linh sẵn có để phục vụ bản ngã bé nhỏ của mình vì thế thiên nhiên đã nổi giận, Đại Hồng Thủy xảy ra, Mu và Atlantich chìm sâu xuống đại dương, nền văn minh Atlan bị hủy diệt vĩnh viễn. Chỉ một số rất ít người Atlan, nhờ gìn giữ và thực hành các truyền thống tâm linh đích thực của chủng tộc Atlan nên đạt được sự chứng ngộ vượt bậc về tâm linh, đã biết trước được thảm họa. Họ đã chọn Hoàng kim bản làm phương tiện để gìn giữ lịch sử thế giới, các kiến thức khoa học tiên tiến, bản đồ trái đất khi đó và vị trí các hành tinh trên bầu trời… Theo Mun-đa-sép, nhờ một số điểm đặc biệt trong điều kiện địa lý, khí hậu nên các bậc giác ngộ này chọn một số hang động, núi non trên cao nguyên Tây Tạng làm nơi gìn giữ quỹ gen của nhân loại… Một số vị Lạt ma, những người có nhiệm vụ gìn giữ kho báu tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt hàng ngàn năm qua, cho biết: tương truyền rằng trong Thành Thiên đế, dưới tảng đá hình người đang đọc sách có lưu giữ Hoàng kim bản của chủng tộc Lemuri, trong đó có ghi lại tri thức của nền văn minh cổ xưa đã mất… Trong cuốn sách này, độc giả cũng sẽ được biết thêm về những hang động bí mật tại Harachi, tại đây cũng lưu giữ những Hoàng kim bản và biết thêm nhiều thông tin lý thú về Hồ Quỷ dữ, về Sambala huyền diệu…
Trong các tác phẩm của Mun-đa-sép, từ cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu? rồi Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân, Trong vòng tay Sambala và giờ đây là Hoàng kim bản Harachi, chúng ta thấy lượng kiến thức mà tác giả đã đem đến cho người đọc liên quan đến hàng loạt các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên như vật lý, vật lý nguyên tử, hóa học, toán học cho đến khảo cổ học, nhân chủng học, sinh học…Thông qua các cuốn sách của Mun-đa-sép, người đọc đã được làm quen với một Bộ sách đồ sộ đã trở thành kinh điển và có ảnh hưởng rất lớn đến giới nghiên cứu tâm linh phương Tây trong nửa đầu của thế kỷ 20 của Elena Blavatxkaia mang tên Học thuyết bí ẩn và thuyết Agni Yoga của họa sỹ tài ba người Nga Nicolai Rêrích, cả E. Blavatxkaia và N. Rêrích đều đã dành trọn cả cuộc đời mình để nghiên cứu về các bí ẩn của khoa học tâm linh Ấn Độ, rồi Phật giáo Tây Tạng và huyền học phương Đông…, và theo tôi, đều đã đạt được những trải nghiệm tâm linh hết sức đặc biệt. Với lối tư duy rất sắc bén của một nhà khoa học có tên tuổi, với một văn phong không cầu kỳ, thậm chí hơi thô thô, E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã diễn giải một cách rất dễ hiểu, logic cho người đọc về hàng loạt các vấn đề trong Học thuyết bí ẩn và Agni Yoga. Bộ Học thuyết bí ẩn và Agni Yoga được các tác giả viết từ những thập niên đầu của thế kỷ XX với văn phong hơi cổ, hàn lâm, đúc kết kinh nghiệm nhiều năm tập trung nghiên cứu và những trải nghiệm tâm linh cá nhân rất sâu sắc của các tác giả. Việc cố gắng truyền tải một lượng kiến thức tổng hợp rất đồ sộ… đã làm cho các bộ sách này trở nên khá phức tạp đối với bạn đọc. Rất tiếc là cho đến nay chưa có dịch giả nào chuyển tải những bộ sách này sang tiếng Việt.
Với phong cách của một nhà khoa học tầm cỡ thế giới với hàng chục phát minh, sáng chế, với tư duy logic, sáng tạo, E-rơ-nơ Mun-đa-sép đã đưa ra các góc nhìn rất mới cho hàng loạt các câu hỏi lớn của khoa học đương đại. Đối với một số người thì cách đặt và giải quyết vấn đề kiểu này đã gây một cú sốc lớn trong tư duy cũng giống như mấy trăm năm trước có nhà khoa học tuyên bố rằng Trái đất không phải là trung tâm của Vũ trụ. Mặc dù đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực liên quan tới cả các ngành khoa học tự nhiên và xã hội, nhưng xuyên suốt tất cả tác phẩm của Mun-đa-sép là tinh thần Từ, Bi, Hỉ, Xả của Phật giáo nhưng được nhìn dưới góc nhìn của một nhà khoa học. Bằng cách phân tích rất logic và rất khoa học, tác giả đã chứng minh cho người đọc thấy tác động tiêu cực của Tam Độc (Tham-Sân-Si) đối với bản thân mỗi người nói riêng, với gia đình và xã hội nói chung. Sau khi đọc, độc giả chúng ta sẽ có thêm một số khái niệm về một hệ thống giáo lý rất cao cấp trong Phật giáo được gọi là Kim Cương thừa (Con đường Kim Cương) hay trong dân gian nôm na là Mật tông. Kim Cương thừa là những phương pháp thực hành cực kỳ cao cấp và bí mật của Đạo Phật đã phát triển rực rỡ tại xứ Tuyết sơn và trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa xứ này. Tại đây có rất nhiều vị đạo sư đã nghiêm cần hành trì suốt cả cuộc đời, cho dù đã đạt đến mức giác ngộ rất cao và đã “thoát tục” hoàn toàn nhưng họ vẫn chủ động tái sinh lại suốt mười mấy thế kỷ qua nhằm đem giáo lý thượng thừa đến giúp chúng sinh vượt ra ngoài Lục đạo luân hồi.
Trong tất cả các cuốn sách của mình, tác giả luôn cố gắng truyền tải đến mọi độc giả thông điệp của người xưa, đó là: hãy sống tốt hơn và nhân bản hơn, hãy biết lắng nghe nhiều hơn, biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý Trái đất vì đây là ngôi nhà chung duy nhất mà chúng ta đang có. Ngay các nền văn minh cổ xưa, cho dù đã đạt được sự phát triển vượt bậc, chỉ vì dân cư khi đó không kiểm soát được cái “Tôi” – bản ngã nhỏ bé trong mỗi cá nhân, mà bị tam độc là Tham-Sân-Si dẫn dắt. Có thể nói rằng chính Tham-Sân-Si của các chủng tộc thời đó là nguyên nhân dẫn đến thảm họa diệt vong, khiến thiên nhiên nổi giận, dập vùi toàn bộ thế giới văn minh xuống biển nước.
Đọc xong các tác phẩm của Mun-đa-sép tôi cứ suy nghĩ mãi, có lẽ nếu mỗi người chúng ta có một trái tim nhân hậu, biết lắng nghe hơn, cảm thông hơn với mọi người và thế giới xung quanh, thì trái đất sẽ trở thành một chốn tuyệt vời biết nhường nào. Như một số vị Lạt ma vẫn thường nói: đường đến Sambala không ở đâu xa lắm mà ở ngay trong trái tim của mỗi chúng ta.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Dịch giả Nguyễn Hoàng Giang, người đã cần mẫn trong nhiều năm trời dịch trọn bộ sách và tất cả những ai có đóng góp công sức để chuyển tải bộ sách này đến với người đọc Việt Nam. Hy vọng rằng lượng kiến thức trong bộ sách sẽ là một mốc nho nhỏ trên con đường tìm hiểu thiên nhiên quanh ta và tìm hiểu chính chúng ta, trên con đường quay về với bản tâm thanh tịnh vì hạnh phúc của chính bản thân ta, của từng gia đình và toàn xã hội.
NGUYỄN CUNG HÀ
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG CON NGƯỜI