Người đàn bà bị hủy diệt là một trong những tác phẩm cuối cùng của SIMONE DE BEAUVOIR và được coi là mang đậm tính văn chương hơn cả của bà.
Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt là ba câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà với sự thanh xuân đã qua của họ và sự đương đầu với những khủng hoảng bất ngờ.
Trong câu chuyện mang tựa đề của cuốn sách, cuộc sống thanh bình của nữ nhân vật chính đã bị đảo lôn khi biết được chồng mình ngoại tình.
Trong tuổi biết khôn, một nữ giáo sư thành đạt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc, ngày một đau khổ vì đứa con trai duy nhất say mê người vợ trẻ với những giá trị trần tục của cô ta.
Trong Kịch một vai, người đàn bà giàu có, hư hỏng, ở nhà một mình trong đêm giao thừa, đã trút ra sự giận dữ và thất vọng của cả một đời người bằng những lời lẽ độc địa. Tình tiết hấp dẫn cộng với những hiểu biết tâm lý phụ nữ của tác giã khiến cho Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt được xem như là cuốn sách hay nhất của nữ văn sĩ vào hàng danh tiếng nhất ở mọi thời đại.
***
Simone de Beauvoir, nữ văn sĩ Pháp (1908 – 1986), sinh tại Paris trong một gia đình tiểu tư sản. Năm 21 tuổi bà đậu thạc sĩ triết và dạy triết học tại các trường đại học ở Marseille, Roen và Paris. Năm 27 tuổi, gặp Jean-Paul Sartre, nhà văn, nhà triết học Pháp; người từ chối giải thưởng Nobel (1964) và được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh, bà trở thành môn đệ rồi sau đó, thành bạn đời của ông.
Năm 35 tuổi, Simone de Beauvoir bỏ nghề dạy học để theo nghiệp văn chương với tác phẩm đầu tay Người khách đàn bà (1945). Tiếp theo bà lần lượt cho ra mắt các tác phẩm Pyrrhus et Cinéas, Những cái miệng vô ích, Máu của người khác… Hai tác phẩm quan trọng nhất của bà là: Giới thứ 2 (1949) và Các đại trí thức (1954) trong đó Các đại trí thức đã mang lại cho bà giải thưởng Goncourt, giải thưởng văn học quan trọng nhất của Pháp.
Ngoài văn chương, Simone de Beauvoir còn viết nhiều tác phẩm triết học và hồi ký, đều tuân theo khuynh hướng hiện sinh của chồng.
Người đàn bà bị hủy diệt là một trong những tác phẩm cuối cùng của SIMONE DE BEAUVOIR và được coi là mang đậm tính văn chương hơn cả của bà.
TRUNG NGUYÊN
Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt là ba câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà với sự thanh xuân đã qua của họ và sự đương đầu với những khủng hoảng bất ngờ.
Trong câu chuyện mang tựa đề của cuốn sách, cuộc sống thanh bình của nữ nhân vật chính đã bị đảo lôn khi biết được chồng mình ngoại tình.
Trong tuổi biết khôn, một nữ giáo sư thành đạt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc, ngày một đau khổ vì đứa con trai duy nhất say mê người vợ trẻ với những giá trị trần tục của cô ta.
Trong Kịch một vai, người đàn bà giàu có, hư hỏng, ở nhà một mình trong đêm giao thừa, đã trút ra sự giận dữ và thất vọng của cả một đời người bằng những lời lẽ độc địa. Tình tiết hấp dẫn cộng với những hiểu biết tâm lý phụ nữ của tác giã khiến cho Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt được xem như là cuốn sách hay nhất của nữ văn sĩ vào hàng danh tiếng nhất ở mọi thời đại.
***
Simone de Beauvoir, nữ văn sĩ Pháp (1908 – 1986), sinh tại Paris trong một gia đình tiểu tư sản. Năm 21 tuổi bà đậu thạc sĩ triết và dạy triết học tại các trường đại học ở Marseille, Roen và Paris. Năm 27 tuổi, gặp Jean-Paul Sartre, nhà văn, nhà triết học Pháp; người từ chối giải thưởng Nobel (1964) và được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh, bà trở thành môn đệ rồi sau đó, thành bạn đời của ông.
Năm 35 tuổi, Simone de Beauvoir bỏ nghề dạy học để theo nghiệp văn chương với tác phẩm đầu tay Người khách đàn bà (1945). Tiếp theo bà lần lượt cho ra mắt các tác phẩm Pyrrhus et Cinéas, Những cái miệng vô ích, Máu của người khác… Hai tác phẩm quan trọng nhất của bà là: Giới thứ 2 (1949) và Các đại trí thức (1954) trong đó Các đại trí thức đã mang lại cho bà giải thưởng Goncourt, giải thưởng văn học quan trọng nhất của Pháp.
Ngoài văn chương, Simone de Beauvoir còn viết nhiều tác phẩm triết học và hồi ký, đều tuân theo khuynh hướng hiện sinh của chồng.
Người đàn bà bị hủy diệt là một trong những tác phẩm cuối cùng của SIMONE DE BEAUVOIR và được coi là mang đậm tính văn chương hơn cả của bà.
TRUNG NGUYÊN