Trong Khi Chờ Godot

Tác giả : Samuel Beckett
  • Lượt đọc : 1.089
  • Kích thước : 0.50 MB
  • Số trang : 157
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 222
  • Số lượt xem : 2.732
  • Đọc trên điện thoại :
Trong khi chờ Godot là vở kịch của Samuel Beckett - nhà văn được giải Nobel Văn học. Tác phẩm được đánh giá là Vở kịch tiếng Anh đáng lưu ý nhất thế kỷ 20. Đây là tác phẩm nói về hai người đàn ông cả đời chờ đợi một nhân vật không quen biết tên là "Godot", Godot viết giống như God (Chúa Trời).

Kịch bản nguyên gốc tiếng Pháp được sáng tác trong thời gian 9 tháng 10 năm 1948 đến 29 tháng 1 năm 1949. Tác phẩm được công diễn lần đầu vào 5 tháng 1 năm 1953 tại Nhà hát Babylone (Théâtre de Babylone), Paris, Pháp.

Waiting for Godot là một tác phẩm tiêu biểu cho loại kịch phi lý. Nó không có cốt truyện, cũng không có cao trào. Cũng có thể gọi nó là bi kịch mang tính chất trào lộng. Ở đây, Beckett muốn gửi đến khán giả 1 thông điệp mang tính hư cấu, tượng trưng cho hình ảnh xã hội hiện đại hoang tàn hay sự cô độc và ý thức đang bị già cỗi của con người hiện đại. Tuy nhiên, thông điệp đó lại được thể hiện hết sức thú vị qua những tình tiết hài hóa bi kịch.

Trường phái kịch phi lý không ra đời trong thời kì văn học hiện đại chủ nghĩa mà ra đời từ sau đại chiến thế giới thứ 2, nên thường bị coi là văn học hậu hiện đại. Kịch phi lý là trường phái kịch xuất hiện vào khoảng những năm 50, 60 của thế kỉ 20, với hàng loạt nhà văn Pháp và các quốc gia Âu Mĩ. Các nhà văn có nguyên quán khác nhau như: Ireland, Romania, Liên Xô, sau đó đều nhập quốc tịch Pháp như: Samuel Beckett, Eugene Ionesco, Arthur Adamov và Harold Pinter của Anh, Peter Weiss của Đức, Edward Albee của Mĩ. Trường phái kịch này không có phong trào thống nhất, cũng không có ngọn cờ chính thức, không có phát biểu tuyên ngôn, không có tổ chức đoàn thể, không tạo lập tập san. Vào cuối những năm 40, Đợi Godot của Samuel Beckett, Nữ ca sĩ hói đầu của Eugene Ionesco đã phát biểu, nhưng phải đến đầu những năm 50 mới gây được chú ý dến khán giả, đến cuối những năm 50 mới hình thành được trường phái kịch.