Phố là một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai nói về cuộc sống của những người Hà Nội giai đoạn đầu Đổi mới (đầu những năm 1990). Tác giả đã dựa trên truyện ngắn Phố nhà binh viết năm 1991 để viết tiểu thuyết Phố một năm sau đó. Phố được coi là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Chu Lai viết về cuộc sống của những người bộ đội thời hậu chiến.
Bối cảnh của Phố là cuộc sống của những người lính hoặc cựu chiến binh sống trên phố Lý Nam Đế, con phố tập trung các cơ quan và khu tập thể của quân đội ở Hà Nội, giai đoạn đầu những năm Đổi mới. Đó là giai đoạn mà hoàn cảnh kinh tế khó khăn buộc những người bộ đội mới bước ra khỏi cuộc chiến hoặc chỉ làm việc và sống trong môi trường quân ngũ phải làm quen với việc kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống.
***
Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên, hiện ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980).
Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.
***
“…Tất nhiên căn phố dài chừng một ngàn hai trăm thước này có tên gọi đàng hoàng nhưng lâu nay thiên hạ chỉ quen gọi là phố nhà binh để khỏi lẫn với… có một thời dường như tất cả những căn hộ đều bảo nhau khinh khỉnh xây lưng ra mặt đường khiến cho dãy phố tối tăm lại càng hun hút nỗi đe dọa dập dờn… Thế rồi hôm nay, bỗng lại như tuân theo nhất loạt một khẩu lệnh của đấng toàn năng, các căn hộ quay mặt lại với cuộc đời… sự phá hoại kiến trúc của một dãy phố hôm nay là phản ảnh cái trở dạ đau đớn của lề thói suy nghĩ cũ, đồng thời sẽ dẫn đến phá vỡ sự ổn định trong từng gia đình, từng số phận, có thể tốt lên nhưng cũng có thể sẽ xấu đi… Nhưng không thể không phá vỡ…
Sau gần một năm đi xa, tối nay, vào một tối lập đông se lạnh, người đạo diễn điện ảnh với chiếc ba lô bạc màu trên vai, vừa bước đi chầm chậm trên hè phố vừa tủm tỉm cười, có lúc cái môi dưới lại nhệch ra như sắp mếu và trong đầu cứ rộn lên cái mạch chuyện của bộ phim mà kỳ này trở về, anh nhất quyết sẽ thực hiện nốt những gì còn dang dở.
Ánh sáng chan hòa và những âm thanh rộn ràng nuốt chửng lấy cái thân xác gầy guộc của anh, đảo bước chân anh theo cái nhịp của một người đang vào cơn say nhẹ. Hai ngọn đèn pha cực mạnh bật sáng chói chang nơi giữa phố, đưa cả con đường vào một đêm hội hoa đăng của công cuộc trải nhựa lại mặt bằng. Mùi hắc ín, tiếng máy nổ, dáng dấp những người công nhân lục lộ khẩn trương đan qua đan lại kia đã báo hiệu rằng, chỉ sớm mai thôi, khi căn phố tỉnh dậy, sẽ có một dải lụa màu đen mát mịn chạy giữa những ngôi nhà. Anh chợt thấy sống mũi mình cay xè. Chao ôi, Hà Nội… Hà Nội của tôi… Hà Nội khổ đau và lam lũ… Hà Nội kiên trung và nồng nàn… Hà Nội… Thế là ra ngươi cũng đang biết tự đập vỡ mình để trở nên dáng nét của một thủ đô theo đúng nghĩa đấy ư. Cám ơn… xin cám ơn.
...
Bối cảnh của Phố là cuộc sống của những người lính hoặc cựu chiến binh sống trên phố Lý Nam Đế, con phố tập trung các cơ quan và khu tập thể của quân đội ở Hà Nội, giai đoạn đầu những năm Đổi mới. Đó là giai đoạn mà hoàn cảnh kinh tế khó khăn buộc những người bộ đội mới bước ra khỏi cuộc chiến hoặc chỉ làm việc và sống trong môi trường quân ngũ phải làm quen với việc kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống.
***
Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên, hiện ở Hà Nội. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ năm 1980).
Ông là con trai của nhà viết kịch Học Phi. Trong chiến tranh Việt Nam ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn. Sau 1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7. Đến cuối năm 1974 ông tham dự trại sáng tác văn học Tổng cục Chính trị và sau đó học tại Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 1. Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim.
***
“…Tất nhiên căn phố dài chừng một ngàn hai trăm thước này có tên gọi đàng hoàng nhưng lâu nay thiên hạ chỉ quen gọi là phố nhà binh để khỏi lẫn với… có một thời dường như tất cả những căn hộ đều bảo nhau khinh khỉnh xây lưng ra mặt đường khiến cho dãy phố tối tăm lại càng hun hút nỗi đe dọa dập dờn… Thế rồi hôm nay, bỗng lại như tuân theo nhất loạt một khẩu lệnh của đấng toàn năng, các căn hộ quay mặt lại với cuộc đời… sự phá hoại kiến trúc của một dãy phố hôm nay là phản ảnh cái trở dạ đau đớn của lề thói suy nghĩ cũ, đồng thời sẽ dẫn đến phá vỡ sự ổn định trong từng gia đình, từng số phận, có thể tốt lên nhưng cũng có thể sẽ xấu đi… Nhưng không thể không phá vỡ…
Sau gần một năm đi xa, tối nay, vào một tối lập đông se lạnh, người đạo diễn điện ảnh với chiếc ba lô bạc màu trên vai, vừa bước đi chầm chậm trên hè phố vừa tủm tỉm cười, có lúc cái môi dưới lại nhệch ra như sắp mếu và trong đầu cứ rộn lên cái mạch chuyện của bộ phim mà kỳ này trở về, anh nhất quyết sẽ thực hiện nốt những gì còn dang dở.
Ánh sáng chan hòa và những âm thanh rộn ràng nuốt chửng lấy cái thân xác gầy guộc của anh, đảo bước chân anh theo cái nhịp của một người đang vào cơn say nhẹ. Hai ngọn đèn pha cực mạnh bật sáng chói chang nơi giữa phố, đưa cả con đường vào một đêm hội hoa đăng của công cuộc trải nhựa lại mặt bằng. Mùi hắc ín, tiếng máy nổ, dáng dấp những người công nhân lục lộ khẩn trương đan qua đan lại kia đã báo hiệu rằng, chỉ sớm mai thôi, khi căn phố tỉnh dậy, sẽ có một dải lụa màu đen mát mịn chạy giữa những ngôi nhà. Anh chợt thấy sống mũi mình cay xè. Chao ôi, Hà Nội… Hà Nội của tôi… Hà Nội khổ đau và lam lũ… Hà Nội kiên trung và nồng nàn… Hà Nội… Thế là ra ngươi cũng đang biết tự đập vỡ mình để trở nên dáng nét của một thủ đô theo đúng nghĩa đấy ư. Cám ơn… xin cám ơn.
...