Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962). Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946). Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Về sau (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng vật vờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí, thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái(Thị). Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lóa. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ(Thị), Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.
Nhà văn đã dựng lên hiện thực đau lòng của nạn đói năm 1945: con người phải vật vờ sống qua ngày bằng thức ăn của loài vật bên trong một căn nhà lụp xụp đổ nát với xung quanh là cái đói đang bao trùm ám ảnh. Tuy vậy ông đã phản ánh hiện thực ấy bằng tất cả nỗi niềm day dứt, trăn trở. Phải có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân như vậy, Kim Lân mới có để hiểu đến từng ngóc ngách trong cuộc đời đói khổ của họ, để từ đó mà phát hiện ra những nét đẹp ngời sáng đang ẩn sâu trong sự tăm tối đó. Mặc dù bị đẩy đến đường cùng, bị cái đói làm cho biến dạng méo mó nhân cách, nhưng người nông dân vẫn sẵn sàng chia sẻ nhau từng miếng cơm manh áo, vẫn sẵn sàng cưu mang nhau, và quan trọng hơn là cùng mơ về một tương lai tươi sáng. Đồng thời Kim Lân cũng thể hiện sự trân trọng và đặt niềm tin vào khao khát và ước mơ mở đường của các nhân vật. Mặc dù cơ hội đó rất mong manh, nhưng nhà văn vẫn hé mở cho họ một tương lai tươi sáng.
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng vật vờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí, thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái(Thị). Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lóa. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ(Thị), Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.
Nhà văn đã dựng lên hiện thực đau lòng của nạn đói năm 1945: con người phải vật vờ sống qua ngày bằng thức ăn của loài vật bên trong một căn nhà lụp xụp đổ nát với xung quanh là cái đói đang bao trùm ám ảnh. Tuy vậy ông đã phản ánh hiện thực ấy bằng tất cả nỗi niềm day dứt, trăn trở. Phải có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân như vậy, Kim Lân mới có để hiểu đến từng ngóc ngách trong cuộc đời đói khổ của họ, để từ đó mà phát hiện ra những nét đẹp ngời sáng đang ẩn sâu trong sự tăm tối đó. Mặc dù bị đẩy đến đường cùng, bị cái đói làm cho biến dạng méo mó nhân cách, nhưng người nông dân vẫn sẵn sàng chia sẻ nhau từng miếng cơm manh áo, vẫn sẵn sàng cưu mang nhau, và quan trọng hơn là cùng mơ về một tương lai tươi sáng. Đồng thời Kim Lân cũng thể hiện sự trân trọng và đặt niềm tin vào khao khát và ước mơ mở đường của các nhân vật. Mặc dù cơ hội đó rất mong manh, nhưng nhà văn vẫn hé mở cho họ một tương lai tươi sáng.