Khi cả một cuộc đời giá chỉ có 99 Phờ-răng
Tại sao lại là “99 Phờ-răng”? 99 phờ-răng là giá tiền của cuốn sách bán trong các cửa hàng ở Pháp và sau khi Liên minh châu Âu dùng đồng tiền chung thì tên cuốn sách được đổi thành 14,99 euro. Trong “99 Phờ-răng” là một cuộc đời, cuộc đời của Octave - nhân vật chính và được coi là hình bóng của chính tác giả Frederic Beigbeder.
“99 Phờ-răng” là cuốn tiểu thuyết viết về thế giới quảng cáo – thế giới mà chúng ta đang sống trong đó, thế giới của những câu slogan ấn tượng, những clip quảng cáo gây nhiều tranh cãi, thế giới của những con người thông minh, sáng tạo với mức lương cao chót vót. Nhưng đằng sau thế giới đầy hào quang đó là những trăn trở, dằn vặt, là sự sám hối của một chuyên gia quảng cáo thành đạt nhưng bất ổn trong tâm hồn. Octave là một mẫu người trẻ tuổi sành điệu nhưng bế tắc, cô đơn trong cuộc sống, tình yêu và đặc biệt ác cảm với chính nghề nghiệp của mình - một nghề đầy uy lực, ma thuật nhưng lại rất trơ trẽn, bịp bợm.
Trong con người Octave là sự giằng xé giữa hai mặt của nghề, với một bên là ánh hào quang, các giải thưởng, sự thăng tiến và một bên là sự cắn rứt của lương tâm trước sự giả dối, khắc nghiệt và tàn nhẫn của nghề quảng cáo. Octave cảm thấy day dứt vì đã gia nhập vào đội quân những kẻ dối lừa người tiêu dùng. Anh ta nhận thức rất rõ rằng, “quảng cáo như con bạch tuộc bám chặt tất cả và sở hữu thế giới. Khởi đầu như trò đùa, giờ đây quảng cáo điều khiển cuộc sống của chúng ta: quảng cáo tài trợ cho truyền hình, chỉ huy báo chí, ra lệnh cho thể thao (không phải Pháp hòa Brazin ở trận chung kết World Cup mà là Adidas thắng Nike!)” Hàng năm đầu tư quảng cáo trên thể giới đạt mức nhiều tỷ đô la. “Và có thể cam đoan rằng, với khoản tiền như thế thì mọi thứ đều có thể đem bán được hết - đặc biệt là linh hồn của bạn.” Octave mệt mỏi trong cái trạng thái bất ổn đó và luôn tự đặt cho mình câu hỏi: “Vì cái gì mà người ta lại biến tôi thành Vị Chúa tể Thế gian? Ðã từ lâu, tôi muốn nhận rõ bí mật: bằng cách nào mà quảng cáo lại trở thành là Chúa tể và trị vì trên đỉnh cao của thời đại chúng ta? Chưa bao giờ trong lịch sử hai nghìn năm nay, một kẻ đần độn như tôi lại có được sức mạnh như vậy.”
Octave là đại diện cho một lớp người trẻ tuổi, thông minh, thành đạt nhưng đã mất hết niềm tin vào cuộc sống, vào tình yêu để rồi đắm mình vào thế giới của ma túy và thác loạn, để rồi đau đớn nhận ra rằng mình đang vô cùng cô độc. Thế giới của những công dân cổ cồn trắng như Octave gắn với những trò ăn chơi thác loạn trong nhà thổ, nơi chỉ có đám gái làng chơi dâm dật “mới có thể đánh thức chức năng đàn ông” trong con người anh ta, bởi anh ta không tin vào tình yêu mà mình từng có. Ðó cũng là thế giới của những gã đồng nghiệp khệnh khạng, suốt ngày dán mắt vào màn hình vi tinh chỉ để tải các bộ phim khiêu dâm, thế giới của những quý bà giám đốc béo ú như khúc giò và một đám nhân viên sáng tạo đang ra sức cười hô hô với khát khao được trông giống như các chuyên gia sáng tạo thực thụ”. Octave muốn thoát ra khỏi cái thế giới trơ trẽn đó và mong ước được cấp trên sa thải. Và cũng chính vì mục đích đó mà anh ta đã phơi bày hết chuyện bếp núc của quảng cáo. “99 Phờ-răng” là một cuốn sách châm biếm, mỉa mai ngành công nghiệp quảng cáo, trong đó tác giả bộc lộ cái nhìn không khoan nhượng về thế giới điên cuồng và đầy nghịch lý, nơi tất cả mọi người khinh bỉ nhau và tiêu phí những giá trị tốt đẹp của con người. “99 Phờ-răng” là cái tát đối với xã hội phương Tây hiện đại, là sự giễu cợt xã hội tiêu thụ với một trong những cái lò xo chính của nó là quảng cáo.
Frederic Beigbeder viết “99 Phờ-răng” như thể để trả thù những năm tháng dối lừa mà anh đã cống hiến cho xã hội tiêu dùng. Năm 2000, sau khi “99 Phờ-răng” được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp và trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong năm, Frederic Beigbeder đã buộc phải giã từ nghề quảng cáo để rối dấn thân vào một nghề đầy thú vị nhưng cũng đầy thách thức: viết tiểu thuyết. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Pháp và châu Âu như “Kỳ nghỉ trong hôn mê”, “Tình yêu chỉ sống ba năm” hay “Cửa sổ trên tháp đôi”.
“99 Phờ-răng” đã được đạo diễn Jan Kounen dựng thành phim và chỉ trong mấy tháng từ khi công chiếu ở châu Âu ngày 26/9/2007, bộ phim đã thu được 12 triệu đô la tiền bán vé.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách thú vị này tới tất cả những ai muốn khám phá mặt trái của xã hội phương Tây, khám phá mặt trái của nghề quảng cáo - một nghề đang thịnh hành và đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Hy vọng rằng, “99 Phờ-răng” sẽ làm bạn đọc hài lòng khi khám phá ra nhiều điều thú vị về cái thế giới kín cổng cao tường đó.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2007
PHAN AN
***
Frédéric Beigbeder là nhà văn Pháp, người sáng lập ra giải thưởng Café de Flore, trao vào tháng 9 hàng năm tại Saint-Germain-des-Prés. Ông là tác giả của tác phẩm "Kẻ ích kỉ lãng mạn".
Sinh năm 1965 trong một gia đình khá giả, Frédéric Beigbeder theo học tại hai trường trung học nổi tiếng rồi vào Học viện nghiên cứu chính trị Paris, tiếp đó là Trường nghiên cứu khoa học thông tin và truyền thông.
Năm 24 tuổi, Frédéric tốt nghiệp với tấm bằng cao học về marketing - quảng cáo và bắt đầu sự nghiệp khá lừng lẫy của một người đa tài: làm quảng cáo, nhà văn, phê bình văn học, làm chương trình thời luận...
Frédéric Beigbeder đã từng làm cho nhiều tạp chí như Elle, Paris Match, Voici, VSD… và làm trong nhóm phê bình văn học cho một số chương trình trên kênh Paris Première, Canal +, sau đó anh làm riêng chương trình Des livres et moi (Sách và tôi) trên kênh Paris Première. Frédéric Beigbeder cũng từng là biên tập viên cho nhà xuất bản Flammarion.
Là một người đam mê văn học thực sự, song song với những công việc trên, Frédéric Beigbeder không từ bỏ việc viết sách. Năm 1990, anh xuất bản tiểu thuyết đầu tay Mémoire d'un jeune homme dérangé (Hồi ký của một thanh niên bị quấy rầy). Năm 1994, tiểu thuyết thứ hai ra đời Vacances dans le coma (Kỳ nghỉ trong cơn hôn mê) và tiếp theo vào năm 1997 là Tình yêu kéo dài ba năm, kết thúc bộ ba tiểu thuyết về Marc Marronnier.
Tiếp sau đó, các tiểu thuyết của Frédéric Beigbeder đều giành được thành công vang dội như 99 francs - bán được 380 000 bản, được chuyển thể thành phim; hay Windows on the world - bán được 100 000 bản, giành giải Prix Interallié, bản dịch tiếng Anh được nhận giải Independent Foreign Fiction Award.
Ngoài tiểu thuyết, anh còn viết truyện ngắn, tiểu luận, truyện tranh. Frédéric Beigbeder là người sáng lập ra giải thưởng Prix de Flore vào năm 1994, giải thưởng này đã từng vinh danh những cây bút nổi tiếng như Michel Houellebecq, Amélie Nothomb, Virginie Despentes,...
Năm 2009, Frédéric Beigbeder giành Giải Renaudot với cuốn tiểu thuyết Un roman françai.
Tại sao lại là “99 Phờ-răng”? 99 phờ-răng là giá tiền của cuốn sách bán trong các cửa hàng ở Pháp và sau khi Liên minh châu Âu dùng đồng tiền chung thì tên cuốn sách được đổi thành 14,99 euro. Trong “99 Phờ-răng” là một cuộc đời, cuộc đời của Octave - nhân vật chính và được coi là hình bóng của chính tác giả Frederic Beigbeder.
“99 Phờ-răng” là cuốn tiểu thuyết viết về thế giới quảng cáo – thế giới mà chúng ta đang sống trong đó, thế giới của những câu slogan ấn tượng, những clip quảng cáo gây nhiều tranh cãi, thế giới của những con người thông minh, sáng tạo với mức lương cao chót vót. Nhưng đằng sau thế giới đầy hào quang đó là những trăn trở, dằn vặt, là sự sám hối của một chuyên gia quảng cáo thành đạt nhưng bất ổn trong tâm hồn. Octave là một mẫu người trẻ tuổi sành điệu nhưng bế tắc, cô đơn trong cuộc sống, tình yêu và đặc biệt ác cảm với chính nghề nghiệp của mình - một nghề đầy uy lực, ma thuật nhưng lại rất trơ trẽn, bịp bợm.
Trong con người Octave là sự giằng xé giữa hai mặt của nghề, với một bên là ánh hào quang, các giải thưởng, sự thăng tiến và một bên là sự cắn rứt của lương tâm trước sự giả dối, khắc nghiệt và tàn nhẫn của nghề quảng cáo. Octave cảm thấy day dứt vì đã gia nhập vào đội quân những kẻ dối lừa người tiêu dùng. Anh ta nhận thức rất rõ rằng, “quảng cáo như con bạch tuộc bám chặt tất cả và sở hữu thế giới. Khởi đầu như trò đùa, giờ đây quảng cáo điều khiển cuộc sống của chúng ta: quảng cáo tài trợ cho truyền hình, chỉ huy báo chí, ra lệnh cho thể thao (không phải Pháp hòa Brazin ở trận chung kết World Cup mà là Adidas thắng Nike!)” Hàng năm đầu tư quảng cáo trên thể giới đạt mức nhiều tỷ đô la. “Và có thể cam đoan rằng, với khoản tiền như thế thì mọi thứ đều có thể đem bán được hết - đặc biệt là linh hồn của bạn.” Octave mệt mỏi trong cái trạng thái bất ổn đó và luôn tự đặt cho mình câu hỏi: “Vì cái gì mà người ta lại biến tôi thành Vị Chúa tể Thế gian? Ðã từ lâu, tôi muốn nhận rõ bí mật: bằng cách nào mà quảng cáo lại trở thành là Chúa tể và trị vì trên đỉnh cao của thời đại chúng ta? Chưa bao giờ trong lịch sử hai nghìn năm nay, một kẻ đần độn như tôi lại có được sức mạnh như vậy.”
Octave là đại diện cho một lớp người trẻ tuổi, thông minh, thành đạt nhưng đã mất hết niềm tin vào cuộc sống, vào tình yêu để rồi đắm mình vào thế giới của ma túy và thác loạn, để rồi đau đớn nhận ra rằng mình đang vô cùng cô độc. Thế giới của những công dân cổ cồn trắng như Octave gắn với những trò ăn chơi thác loạn trong nhà thổ, nơi chỉ có đám gái làng chơi dâm dật “mới có thể đánh thức chức năng đàn ông” trong con người anh ta, bởi anh ta không tin vào tình yêu mà mình từng có. Ðó cũng là thế giới của những gã đồng nghiệp khệnh khạng, suốt ngày dán mắt vào màn hình vi tinh chỉ để tải các bộ phim khiêu dâm, thế giới của những quý bà giám đốc béo ú như khúc giò và một đám nhân viên sáng tạo đang ra sức cười hô hô với khát khao được trông giống như các chuyên gia sáng tạo thực thụ”. Octave muốn thoát ra khỏi cái thế giới trơ trẽn đó và mong ước được cấp trên sa thải. Và cũng chính vì mục đích đó mà anh ta đã phơi bày hết chuyện bếp núc của quảng cáo. “99 Phờ-răng” là một cuốn sách châm biếm, mỉa mai ngành công nghiệp quảng cáo, trong đó tác giả bộc lộ cái nhìn không khoan nhượng về thế giới điên cuồng và đầy nghịch lý, nơi tất cả mọi người khinh bỉ nhau và tiêu phí những giá trị tốt đẹp của con người. “99 Phờ-răng” là cái tát đối với xã hội phương Tây hiện đại, là sự giễu cợt xã hội tiêu thụ với một trong những cái lò xo chính của nó là quảng cáo.
Frederic Beigbeder viết “99 Phờ-răng” như thể để trả thù những năm tháng dối lừa mà anh đã cống hiến cho xã hội tiêu dùng. Năm 2000, sau khi “99 Phờ-răng” được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp và trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong năm, Frederic Beigbeder đã buộc phải giã từ nghề quảng cáo để rối dấn thân vào một nghề đầy thú vị nhưng cũng đầy thách thức: viết tiểu thuyết. Anh là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Pháp và châu Âu như “Kỳ nghỉ trong hôn mê”, “Tình yêu chỉ sống ba năm” hay “Cửa sổ trên tháp đôi”.
“99 Phờ-răng” đã được đạo diễn Jan Kounen dựng thành phim và chỉ trong mấy tháng từ khi công chiếu ở châu Âu ngày 26/9/2007, bộ phim đã thu được 12 triệu đô la tiền bán vé.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách thú vị này tới tất cả những ai muốn khám phá mặt trái của xã hội phương Tây, khám phá mặt trái của nghề quảng cáo - một nghề đang thịnh hành và đang là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ hiện nay. Hy vọng rằng, “99 Phờ-răng” sẽ làm bạn đọc hài lòng khi khám phá ra nhiều điều thú vị về cái thế giới kín cổng cao tường đó.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2007
PHAN AN
***
Frédéric Beigbeder là nhà văn Pháp, người sáng lập ra giải thưởng Café de Flore, trao vào tháng 9 hàng năm tại Saint-Germain-des-Prés. Ông là tác giả của tác phẩm "Kẻ ích kỉ lãng mạn".
Sinh năm 1965 trong một gia đình khá giả, Frédéric Beigbeder theo học tại hai trường trung học nổi tiếng rồi vào Học viện nghiên cứu chính trị Paris, tiếp đó là Trường nghiên cứu khoa học thông tin và truyền thông.
Năm 24 tuổi, Frédéric tốt nghiệp với tấm bằng cao học về marketing - quảng cáo và bắt đầu sự nghiệp khá lừng lẫy của một người đa tài: làm quảng cáo, nhà văn, phê bình văn học, làm chương trình thời luận...
Frédéric Beigbeder đã từng làm cho nhiều tạp chí như Elle, Paris Match, Voici, VSD… và làm trong nhóm phê bình văn học cho một số chương trình trên kênh Paris Première, Canal +, sau đó anh làm riêng chương trình Des livres et moi (Sách và tôi) trên kênh Paris Première. Frédéric Beigbeder cũng từng là biên tập viên cho nhà xuất bản Flammarion.
Là một người đam mê văn học thực sự, song song với những công việc trên, Frédéric Beigbeder không từ bỏ việc viết sách. Năm 1990, anh xuất bản tiểu thuyết đầu tay Mémoire d'un jeune homme dérangé (Hồi ký của một thanh niên bị quấy rầy). Năm 1994, tiểu thuyết thứ hai ra đời Vacances dans le coma (Kỳ nghỉ trong cơn hôn mê) và tiếp theo vào năm 1997 là Tình yêu kéo dài ba năm, kết thúc bộ ba tiểu thuyết về Marc Marronnier.
Tiếp sau đó, các tiểu thuyết của Frédéric Beigbeder đều giành được thành công vang dội như 99 francs - bán được 380 000 bản, được chuyển thể thành phim; hay Windows on the world - bán được 100 000 bản, giành giải Prix Interallié, bản dịch tiếng Anh được nhận giải Independent Foreign Fiction Award.
Ngoài tiểu thuyết, anh còn viết truyện ngắn, tiểu luận, truyện tranh. Frédéric Beigbeder là người sáng lập ra giải thưởng Prix de Flore vào năm 1994, giải thưởng này đã từng vinh danh những cây bút nổi tiếng như Michel Houellebecq, Amélie Nothomb, Virginie Despentes,...
Năm 2009, Frédéric Beigbeder giành Giải Renaudot với cuốn tiểu thuyết Un roman françai.