Qua cơn ngủ mê hàng vạn năm, nay người ấy tỉnh giấc giữa chốn thị thành phồn hoa đầy hồng trần lục dục.
Đối mặt y đâu chỉ là những yêu ma kia mà còn là nữ nhân - những nữ nhân tựa thiêu thân trong bóng đêm, lao đầu vào lò lửa một cách mù quáng...
Bất luận là lịch kiếp luân hồi hay huyễn sinh huyễn diệt, thảy đều:
Niệm niệm tựa pháp,
thần ý hóa Côn Luân.
Diệu diệu đạo cung,
dưới Thông Thiên giới,
bạch cốt tích tụ.
Hồng trần lịch kiếp trải hai mươi năm,
rốt lại quay về…
------------------------
Người dịch cẩn bình:
Nối tiếp dòng thời gian của “Nhân đạo kỷ nguyên” và “Hoàng Đình”, “Bạch cốt đạo cung” cũng mang đậm dấu ấn đặc trưng của tác giả Thân Vẫn Chỉ Tiêm: cốt truyện nhiều nút thắt, biến hóa khôn lường; lời văn bay bổng, đã đạt đến cảnh giới tự nhiên như nước chảy mây trôi, như “mây tại trời xanh, nước tại bình”; ý cảnh xuất trần, lại ẩn tàng triết lý, phảng phất màu sắc huyền hoặc…
Cũng với phong cách không trùng lặp ấy, tác giả Thân Vẫn Chỉ Tiêm đã từng viết nên nhiều bộ truyện xứng đáng là tuyệt phẩm của dòng truyện tiên hiệp - một dòng truyện mới nổi và được rào đón tại Trung Quốc trong những năm gần đây, như: “Nhân đạo kỷ nguyên”, “Hoàng Đình”, “Chúng diệu chi môn” v.v.
“Bạch cốt đạo cung”, cũng như những tác phẩm “đàn anh” của mình, được nhiều độc giả đánh giá là một trong những đứa con tinh thần xuất sắc nhất của Thân Vẫn Chỉ Tiêm. Tác phẩm cũng nói về những con người nhỏ bé, lọt thỏm giữa khoảng không mông mênh của vũ trụ, mong manh lại yếu ớt tựa “sô cẩu” (tức “chó rơm”, theo “Đạo Đức Kinh”), tựa hồ điệp trong giấc mộng của cổ nhân, tựa bụi đất, cỏ dại ven đường khi so sánh với cái Đạo bao la, khôn cùng khôn tận, vô thủy vô chung. Song, những con người ấy - những sinh linh nhỏ nhoi, lập lòe ấy - lại luôn ôm ấp khát khao vượt thoát ai trần, để một ngày cưỡi hạc, hóa bướm, trở về với cõi Đạo nguyên sơ. Cũng khai thác chủ đề đó, nhưng “Bạch cốt đạo cung” vẫn có nét độc đáo khi so sánh với những “anh em ruột thịt” của mình nói riêng và cả những tiểu thuyết tiên hiệp - huyền huyễn khác nói chung. Thân Vẫn Chỉ Tiêm là thế, không bao giờ đi theo lối mòn, kể cả của bản thân lẫn của người khác!
Bộ truyện, như bình bàn của một số độc giả, vẫn còn tồn đọng một số điểm trừ tai hại. Tuy nhiên, theo thiển ý của Thất Đồng, chính chỗ có khuyết điểm ấy, chính sự không toàn hảo ấy, đã khiến tác phẩm trở nên có tính “người” hơn, nhân văn và hấp dẫn hơn.
Để biết tác phẩm có những ưu và nhược điểm thế nào, mời quý độc giả cùng theo chân tiên nhân của chúng ta - Thanh Dương Tử - dấn bước trên con đường vân du, cầu tiên học Đạo…
“Hai mươi năm hồng trần tu bản ngã, sớm mai đắc pháp luyện thiên ma.”
- Thân Vẫn Chỉ Tiêm
***
Ô Phượng Quốc nhỏ bé lại thiếu thốn đất đai, dân cư thưa thớt. Tuy nói đấy là một nước, song tổng diện tích bất quá chỉ bằng một tòa thành gộp với vài thôn làng xung quanh mà thôi. Đã nhiều năm nay, Ô Phượng Quốc thường xuyên phải hứng chịu thiên tai cùng với họa yêu ma, dẫu cho nhiều đời quốc vương vẫn mong biến Ô Phượng Quốc thành một đất nước lớn mạnh, nhưng rốt cuộc vẫn không sao làm được.
Thiên tai hãy còn có cách trị, họa yêu quái lại không người có thể diệt trừ.
Cho đến mười năm trước, sau khi một vị đạo sỹ xuất hiện, tai kiếp yêu ma mới được ngăn chặn, những năm gần đây họa ấy đã gần như tiêu biến.
Thanh Dương Đạo Quán tọa lạc giữa thành đô của Ô Phượng Quốc. Đạo quán này không hề lớn, quan cảnh bên ngoài cũng rất đơn giản; tuy nhiên khi tiến vào bên trong, người ta sẽ có cảm giác tựa như nơi đây là một vùng thiên địa khác, vô cùng vô tận, ẩn tàng một lực lượng thần bí, mênh mông khôn lường. Một đạo quán như thế, không thể là thứ những đạo nhân bình thường có thể kiến tạo nên. Từ đạo ý chất chứa bên trong, đủ để thấy được tâm cảnh cùng tu vi của người xây dựng nên đạo quán này.
“Đùng...”
Mây đen giăng mắc kín thiên không, sấm rền từng trận. Trước kia, nếu như có hiện tượng thế này xuất hiện tại Ô Phượng Quốc, người ta nhất định sẽ cho rằng yêu quái lại sắp đến rồi, nhất định sẽ hãi hùng đóng cả cửa đi lẫn cửa sổ, rồi lẩn trốn xuống hầm. Nhưng bây giờ họ sẽ không như thế nữa, bởi lẽ, đã có Quốc sư Thanh Dương Chân Nhân ở nơi đây.
“Rào rào…”
Một trận mưa lớn như trút nước kéo đến, ập xuống mái ngói của đạo cung, nước bắn tung, tứ bề hóa khói sương. Trong chớp mắt, nước mưa đã hội thành một dòng suối nhỏ. Suối nhỏ chảy băng băng, dệt nên một bức rèm mưa dưới mái hiên, lại dội tiếp xuống đất từng đợt ào ào.
Một đạo nhân nôm còn trẻ tuổi đương chắp tay sau lưng tản bộ nhàn nhã đến dưới mái hiên. Y lặng yên đứng đấy, ánh mắt đọng lại trên màn mưa, xuất thần. Rất lâu sau, y bỗng đột ngột vươn tay ra, lòng bàn tay đón lấy nước mưa từ trên mái ngói tuôn xuống. Nước mưa rơi trên tay y, bắn ướt tay áo y. Khi thu tay về, giữa lòng bàn tay y đã có một khối cầu nước.
Y chậm rãi nắm tay lại, nắm thật chặt. Chính trong khoảnh khắc y nắm chặt tay ấy, một vùng thủy quang đột ngột lóe sáng. Ánh sáng rực rỡ xuyên qua những khe hở trên nắm tay y, chiếu rọi khắp mái hiên.
Trong vùng ánh sáng rực rỡ của đạo thủy quang, lại xuất hiện một nữ tử thân vận đạo bào. Cả người nàng lẫn trong khoảng không gian mênh mông rộng lớn của đạo cung. Nàng soi vào một chậu nước trong, nói: “Sư huynh, sư phụ độ kiếp thất bại, đại sư huynh lại thọ trọng thương, các vị sư thúc, sư bá đã đầu dưới trướng phái khác. Sư huynh, nếu huynh còn sống thì hãy trở lại, trở lại diện kiến sư phụ một lần cuối cùng.”
Thanh Dương Tử mở bàn tay, nước từ trong lòng bàn tay y tràn ra ngoài, rơi xuống đất bắn tung lên.
Nữ tử mặc đạo bào này chẳng phải ai xa lạ, mà chính là vị tiểu sư muội đã hai mươi mấy năm y chẳng gặp mặt: Dung Dương.
Y nhớ lại cảnh tượng hai mươi năm về trước, khi mấy vị sư thúc, sư bá liên thủ cùng yêu cầu sư phụ trục xuất mình khỏi sư môn.
Vốn dĩ, sư phụ chỉ định phạt y diện bích tư quá trăm năm, song mấy vị sư thúc, sư bá kia lại nhất trí cho rằng, nếu không đuổi y ra khỏi sư môn, ắt sẽ đem đến tai kiếp diệt môn cho Thiên Diễn Đạo Phái. Chẳng ngờ hai mươi năm sau, khi Thiên Diễn Đạo Phái sắp gặp họa diệt vong, mấy vị sư thúc, sư bá đã luôn mạnh miệng nói sẽ vì sư môn vĩnh viễn trung kiên đó, bấy giờ lại từng người, từng người một đầu nhập môn phái khác.
Mỗi một người trong số bọn họ đều nắm giữ một đạo pháp cơ. Một khi họ đã đầu nhập vào phái khác, những pháp cơ này chắc chắn sẽ bị đem đi. Nếu căn cơ pháp ý của một môn phái bị đem đi mất, thực lực của môn phái ấy sẽ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí ngay pháp cơ cũng sụp đổ hoàn toàn, pháp thuật của những đệ tử còn lưu lại trong môn phái cũng sẽ tiêu biến trong một đêm, linh lực loạn tán.
Năm ấy, các vị sư thúc đã vin vào lý do này mà yêu cầu trục xuất Thanh Dương Tử khỏi Thiên Diễn Đạo Phái, bởi khi ấy Thanh Dương Tử đương tu luyện một pháp môn khiến cho linh lực của Thiên Diễn Phái phải nhiễm ô.
Pháp, bất phân chính tà.
Đạo tâm, lại có chính tà.
Bọn họ cho rằng đạo pháp mà Thanh Dương Tử tu luyện là cái đạo của tà ma, cuối cùng đã trục xuất Thanh Dương Tử khỏi đạo phái. Một người nếu đã bị trục xuất khỏi sư môn, thì tất thảy những pháp thuật cùng với linh lực người đó học được tại sư môn đều sẽ tiêu tán.
Thanh Dương Tử hít một hơi khí đã bị nước mưa làm ẩm ướt, từ từ đè nén cơn sóng khiếp hãi đương trào dâng trong lòng.
Từ trong tiền điện, một đồng tử bước đến, hướng về phía Thanh Dương Tử cung kính nói: “Quán chủ, công chúa cầu kiến.”
Thanh Dương Đạo Cung tuy không lớn, nhưng cũng phân làm tiền điện và hậu điện.
Thanh Dương Tử yên lặng hồi lâu, dường như chẳng nghe thấy lời ấy của đồng tử. Đồng tử cũng chẳng nói thêm tiếng thứ hai.
Qua một hồi, Thanh Dương Tử đáp: “Mời công chúa đến đây.”
“Vâng.”
Đồng tử năm nay còn chưa quá mười ba tuổi, nó tên gọi Ô Phượng Lan Thạch, là người của Ô Phượng Quốc này. Phụ mẫu thằng bé đụng phải yêu quái trong lúc lên núi hái thuốc nên đều chết cả. Cũng bởi những lúc hái thuốc, họ thường hay chuyển chỗ thuốc hái được đến Thanh Dương Cung, thế nên Thanh Dương Tử có gặp qua đứa trẻ này; biết phụ mẫu nó đã chết, y bèn thu nhận nó làm đồng tử.
Người của Ô Phượng Quốc phần nhiều đều lấy tên nước làm họ. Cậu bé Ô Phượng Lan Thạch ấy ngày nào còn đen đúa gầy gò, sau khi vào Thanh Dương Cung được ba năm đã biến ra một đồng tử răng trắng môi hồng. Tuy nói tướng mạo của nó tựa hồ vẫn là tướng mạo khi trước, thế nhưng cái khó có được chính là tính tình của nó - giờ đây đã ổn định hơn, không như trước kia lúc nào cũng cáu kỉnh. Lại thêm, nó đã nếm trải sự đả kích của nỗi đau mất mát song thân, nên trong cái ổn định của nó còn có cả sự kiên nghị tựa như thạch bàn.
Không lâu sau, Ô Phượng Lan Thạch đã dẫn đến một thiếu nữ chừng mười bảy, mười tám tuổi. Y phục thiếu nữ này vận trên người mang sắc đen là biểu trưng cho sự cao quý ở Ô Phượng Quốc; trên nền đen lại có hoa văn chim chóc, mà tư thái của từng con như thế đều khác nhau, sắc lông hoa lệ, hoặc bay liệng, múa may, hoặc lượn vòng, tựa như bách điểu triều phượng.
Chiếc váy này gọi là Triều Phượng Quần, thứ thiếu nữ đương đội trên đầu chính là Phượng Quan, tai nàng đeo bông tai ánh bạc, cả người trông lộng lẫy, cao quý phi thường, mà trong cái cao quý ấy còn ẩn ước vẻ diễm lệ.
“Công chúa điện hạ.”
“Bái kiến Quán chủ.”
Mười năm trước, khi Thanh Dương Tử mới đến Ô Phượng Quốc, nàng công chúa này con chưa được mười tuổi. Ngày ấy, nàng cứ hay níu áo Thanh Dương Tử nằng nặc đòi học pháp thuật, ngày ngày đều đến Thanh Dương Quán, nói mình phải bái Thanh Dương Tử làm thầy. Lớn thêm vài tuổi, nàng cũng hiểu được bản thân mình không thể bái Thanh Dương Tử làm thầy, bởi đại nghiệp của Ô Phượng Quốc cần nàng kế tục.
Tuy là như thế, nàng vẫn thường hay đến Thanh Dương Quán, bảo rằng mình muốn nghe lời giáo huấn của Thanh Dương Tử, mong có thể bỏ đi tính nóng nảy, bỏ cả thói hay làm nũng, lại mong tìm được những pháp trị quốc ngoài hai đạo trị quốc là Vương đạo và Bá đạo.
“Công chúa điện hạ, bần đạo muốn tiến cung diện kiến bệ hạ.” Còn chưa đợi công chúa mở miệng nói gì, Thanh Dương đã lên tiếng trước.
“Ồ? Quán chủ muốn gặp phụ vương, được thôi.” Bề ngoài, Ô Phượng Công Chúa đương nhiên là muốn giữ gìn thân phận và hình tượng công chúa của nàng, song khi đến trước mặt Thanh Dương Tử nói chuyện, nàng lại rất đỗi tùy ý, đại khái là vì từ nhỏ đã hay đến Thanh Dương Cung. Nàng đảo đảo đôi con ngươi linh động, lại nói tiếp: “Mấy năm nay hiếm khi thấy Quán chủ rời khỏi đạo quán, hôm nay sao lại muốn tiến cung gặp phụ vương?”
“Bần đạo muốn mượn của bệ hạ một món bảo vật để trừ diệt Thận Yêu(*) ở mặt bắc hoàng mạc.”
(*) Thận: một giống hải quái trong thần thoại Trung Quốc, hình dạng tựa như hàu biển
“Trừ yêu? Chính là con Thận Yêu thường gây ra những trận gió cát ở mặt bắc đó sao?”
“Đúng vậy.”
Công chúa hơi kinh ngạc, nói: “Người chẳng phải đã nói con Thận Yêu này lẩn trong đại mạc mênh mông, tìm tung tích nó còn không dễ, hà huống trừ diệt nó, lại càng thêm vô vàn khó khăn? Sao đột nhiên lại muốn đi trừ nó?”
“Công chúa bất tất phải lo lắng. Chỉ cần bệ hạ chịu cho bần đạo mượn một món bảo vật, bần đạo tất sẽ giết được quái yêu, khiến chúng vĩnh viễn tuyệt tích tại Ô Phượng Quốc.” Thanh Dương Tử điềm tĩnh nói.
Trên bầu không, mây đen phủ kín, khiến cả trời đất u ám hẳn. Ngay cả vị Thanh Dương Tử vốn luôn thanh tĩnh vô vi trong lòng Ô Phượng Công Chúa, thanh âm giờ đây đã như biến thành một món lợi khí phảng phất tư vị của chết chóc.
Ô Phượng Công Chúa đến trong mưa, nhưng thân thể lại không lấm chút nước, bởi vì trên người nàng có mang theo Tị Thủy Châu.
“Bảo vật, bảo vật gì thế?” Ô Phượng Công Chúa hỏi.
“Vương ấn.”
Ô Phượng Công Chúa lại không hề kinh ngạc, bởi lần đầu đến Ô Phượng Quốc, Thanh Dương đã mượn qua vương ấn để ngăn chặn con quái yêu bấy giờ muốn đoạt vương ấn. Trong tâm vừa biến chuyển, Ô Phượng Công Chúa đã nảy ra một ý nghĩ...
oooOoOoOooo
Mạn bắc Ô Phượng Quốc là một vùng sa mạc mênh mông, khắp nơi đều là cát vàng. Trong vùng sa mạc này có một con Thận Yêu, con Thận Yêu đó biến hóa khôn lường, khó mà tìm kiếm. Người đạo hạnh cao thâm nếu muốn diệt nó lại khó có thể lùng ra tung tích của nó, còn kẻ pháp lực thấp kém nếu tiến vào sa mạc thông thường sẽ chết bất đắc kỳ tử.
Giữa đại mạc mênh mông, dưới ánh dương thiêu đốt, một mảng cát vàng trải đến vô biên vô tế. Ở nơi cát vàng tiếp liền thanh thiên phía chân trời xa, dường như thấp thoáng nổi lửa hừng hực.
Một đạo linh quang xẹt ngang trời, rơi xuống nơi xa xăm.
Con Thận Yêu ấy lẩn sâu trong đại mạc, nó trông giữ một món linh bảo. Linh bảo này sẽ không ngừng nuốt lấy linh khí trong trời đất, thế nên đại mạc đã hoàn toàn không còn linh khí. Dẫu có kẻ pháp lực cao cường tìm được con Thận Yêu đó, cũng vị tất là đối thủ của nó.
Đạo linh quang kia rơi xuống, tựa như nước loang ra trên mặt cát vàng, hiển hóa thành hai bóng người: chính là Thanh Dương Tử và Ô Phượng Công Chúa.
Thanh Dương Tử vận một thân đạo bào sắc tía ngả màu đen huyền, đầu đội mũ tía cài ngang một chiếc trâm tía. Ống tay áo rộng lớn, bao phủ hết cánh tay y. Phù văn trên mép tay áo lờ mờ ẩn hiện dưới ánh thái dương.
Một cơn gió thổi đến, thổi phồng y phục của y. Tuy nhiên, nếu nhìn vào trong tay áo y sẽ phát hiện nơi đó khó mà nhìn thấu được, bất quá chỉ có thể trông thấy một phiến hỗn độn, cứ như thể đó chẳng phải là tay áo, mà là một khoảng thiên địa càn khôn khác.
Người bên cạnh y là Ô Phượng Công Chúa. Hôm nay nàng ăn vận không giống như hôm qua khi ở đạo quán, không mặc váy nữa, mà mặc trang phục đi săn của vương thất. Bộ y phục này vẫn mang sắc đen cao quý của Ô Phượng Quốc, song lại bó sát người, phác họa rõ từng đường nét yêu kiều trên thân thể nàng. Từng tấc trên người nàng, không chỗ nào không cho thấy nàng đã là một thiếu nữ trưởng thành, không còn là một tiểu nha đầu nữa.
Hông nàng giắt một thanh loan đao có khắc hoa văn ô phượng. Nàng thoải mái đứng cạnh bên Thanh Dương Tử, xem ra tâm trạng rất tốt.
Lúc Thanh Dương Tử nói muốn mượn vương ấn đi diệt Thận Yêu trong đại mạc ở mạn Bắc Ô Phượng Quốc, nàng liền nảy ra ý định đi theo. Thế nên khi Thanh Dương Tử đi mượn vương ấn của quốc vương Ô Phượng Quốc, nàng bèn lấy đó làm điều kiện, vin vào lý do rằng vương ấn là quốc bảo truyền thừa của Ô Phượng Quốc, há có thể không người giám hộ.
Thanh Dương Tử bảo việc trừ yêu hung hiểm, yêu quái lại càng giảo trá vô cùng, thế nên đại mạc là một trong những vùng hiểm địa đối với kẻ tu hành. Y đi chuyến này sẽ phải ác đấu một phen, hy vọng công chúa sẽ không đi cùng.
Công chúa điện hạ lại nói:
“Thận Yêu chính là tai ách lớn nhất của Ô Phượng Quốc. Nếu lần ra đi này, Quán chủ không thể trừ diệt nó, Ô Phượng Quốc ta về sau biết làm thế nào để chống chọi với sự xâm lấn của Thận Yêu, sớm muộn cả Ô Phượng Quốc này cũng sẽ bị vùi lấp dưới cát vàng. Phụ vương là vua một nước, không thể tùy tiện rời đi, phận ta là con gái, cũng nên cùng cha chia sớt mối lo.”
Nàng nói xong, lại bẩm với Ô Phượng Quốc Vương:
“Nữ nhi đi chuyến này nếu có vong mạng, bất quá cũng chỉ chết một đứa con gái ngu ngốc, hành sự cẩu thả lại lỗ mãng mà thôi. Hạng người như vậy, sao có thể kế tục đại nghiệp?! Phụ vương nên vui mừng mới phải, Ô Phượng Quốc cũng nên vui mừng, nữ nhi nếu bình an trở về, thì nạn yêu ma của Ô Phượng Quốc vĩnh viễn được trừ diệt, nước ta sẽ không còn bị cát vàng xâm lấn cương vực. Mấy mươi năm sau, cả bách tính lẫn đất đai của Ô Phượng Quốc tất sẽ khuếch đại, phụ vương cũng có thể lấy làm tự hào khi tế cáo liệt tổ liệt tông.”
Ô Phượng Quốc Vương trầm tư hồi lâu, bèn thở dài một tiếng, cuối cùng cũng đồng ý.
Ô Phượng Công Chúa cất chân trên mặt cát vàng, bàn chân nàng lún trong cát. Đi liên tiếp vài bước như thế, bước nào cũng ngập trong cát, khiến nàng khó mà tiến bước.
Thanh Dương Tử nói: “Công chúa điện hạ có nghĩ ra được nên dùng thứ gì thay cho việc đi bộ chăng, lộ trình chúng ta phải đi còn rất dài.”
“Thứ thay cho việc đi bộ? Chim giấy? Ngựa trúc?” Ô Phượng Công Chúa hỏi.
“Đó là phù thuật, bần đạo không biết.” Thanh Dương Tử nói.
“Vậy thì cưỡi gió ngự khí?” Ô Phượng Công Chúa hỏi tiếp.
“Đấy là ngôn chú chi thuật, bần đạo cũng không biết.”
Ô Phượng Công Chúa không phải là không biết gì về người tu hành trong thiên hạ. Nàng hiểu rõ, những thuật mình vừa nói đấy chẳng phải là pháp thuật cao thâm gì, bất luận môn nào phái nào cũng nên có.
Thanh Dương Tử lẽ ra phải biết chứ. Ô Phượng Công Chúa nghi hoặc nhìn Thanh Dương Tử, chỉ thấy đôi mắt y trông về nơi xa xôi. Thế nhưng, đôi mắt sâu lắng của y tựa hồ đã phản chiếu cả thiên địa. Ở nơi sâu nhất của đôi con ngươi ấy, tựa hồ ẩn tàng một lực lượng thần bí vô tận...
Đối mặt y đâu chỉ là những yêu ma kia mà còn là nữ nhân - những nữ nhân tựa thiêu thân trong bóng đêm, lao đầu vào lò lửa một cách mù quáng...
Bất luận là lịch kiếp luân hồi hay huyễn sinh huyễn diệt, thảy đều:
Niệm niệm tựa pháp,
thần ý hóa Côn Luân.
Diệu diệu đạo cung,
dưới Thông Thiên giới,
bạch cốt tích tụ.
Hồng trần lịch kiếp trải hai mươi năm,
rốt lại quay về…
------------------------
Người dịch cẩn bình:
Nối tiếp dòng thời gian của “Nhân đạo kỷ nguyên” và “Hoàng Đình”, “Bạch cốt đạo cung” cũng mang đậm dấu ấn đặc trưng của tác giả Thân Vẫn Chỉ Tiêm: cốt truyện nhiều nút thắt, biến hóa khôn lường; lời văn bay bổng, đã đạt đến cảnh giới tự nhiên như nước chảy mây trôi, như “mây tại trời xanh, nước tại bình”; ý cảnh xuất trần, lại ẩn tàng triết lý, phảng phất màu sắc huyền hoặc…
Cũng với phong cách không trùng lặp ấy, tác giả Thân Vẫn Chỉ Tiêm đã từng viết nên nhiều bộ truyện xứng đáng là tuyệt phẩm của dòng truyện tiên hiệp - một dòng truyện mới nổi và được rào đón tại Trung Quốc trong những năm gần đây, như: “Nhân đạo kỷ nguyên”, “Hoàng Đình”, “Chúng diệu chi môn” v.v.
“Bạch cốt đạo cung”, cũng như những tác phẩm “đàn anh” của mình, được nhiều độc giả đánh giá là một trong những đứa con tinh thần xuất sắc nhất của Thân Vẫn Chỉ Tiêm. Tác phẩm cũng nói về những con người nhỏ bé, lọt thỏm giữa khoảng không mông mênh của vũ trụ, mong manh lại yếu ớt tựa “sô cẩu” (tức “chó rơm”, theo “Đạo Đức Kinh”), tựa hồ điệp trong giấc mộng của cổ nhân, tựa bụi đất, cỏ dại ven đường khi so sánh với cái Đạo bao la, khôn cùng khôn tận, vô thủy vô chung. Song, những con người ấy - những sinh linh nhỏ nhoi, lập lòe ấy - lại luôn ôm ấp khát khao vượt thoát ai trần, để một ngày cưỡi hạc, hóa bướm, trở về với cõi Đạo nguyên sơ. Cũng khai thác chủ đề đó, nhưng “Bạch cốt đạo cung” vẫn có nét độc đáo khi so sánh với những “anh em ruột thịt” của mình nói riêng và cả những tiểu thuyết tiên hiệp - huyền huyễn khác nói chung. Thân Vẫn Chỉ Tiêm là thế, không bao giờ đi theo lối mòn, kể cả của bản thân lẫn của người khác!
Bộ truyện, như bình bàn của một số độc giả, vẫn còn tồn đọng một số điểm trừ tai hại. Tuy nhiên, theo thiển ý của Thất Đồng, chính chỗ có khuyết điểm ấy, chính sự không toàn hảo ấy, đã khiến tác phẩm trở nên có tính “người” hơn, nhân văn và hấp dẫn hơn.
Để biết tác phẩm có những ưu và nhược điểm thế nào, mời quý độc giả cùng theo chân tiên nhân của chúng ta - Thanh Dương Tử - dấn bước trên con đường vân du, cầu tiên học Đạo…
“Hai mươi năm hồng trần tu bản ngã, sớm mai đắc pháp luyện thiên ma.”
- Thân Vẫn Chỉ Tiêm
***
Ô Phượng Quốc nhỏ bé lại thiếu thốn đất đai, dân cư thưa thớt. Tuy nói đấy là một nước, song tổng diện tích bất quá chỉ bằng một tòa thành gộp với vài thôn làng xung quanh mà thôi. Đã nhiều năm nay, Ô Phượng Quốc thường xuyên phải hứng chịu thiên tai cùng với họa yêu ma, dẫu cho nhiều đời quốc vương vẫn mong biến Ô Phượng Quốc thành một đất nước lớn mạnh, nhưng rốt cuộc vẫn không sao làm được.
Thiên tai hãy còn có cách trị, họa yêu quái lại không người có thể diệt trừ.
Cho đến mười năm trước, sau khi một vị đạo sỹ xuất hiện, tai kiếp yêu ma mới được ngăn chặn, những năm gần đây họa ấy đã gần như tiêu biến.
Thanh Dương Đạo Quán tọa lạc giữa thành đô của Ô Phượng Quốc. Đạo quán này không hề lớn, quan cảnh bên ngoài cũng rất đơn giản; tuy nhiên khi tiến vào bên trong, người ta sẽ có cảm giác tựa như nơi đây là một vùng thiên địa khác, vô cùng vô tận, ẩn tàng một lực lượng thần bí, mênh mông khôn lường. Một đạo quán như thế, không thể là thứ những đạo nhân bình thường có thể kiến tạo nên. Từ đạo ý chất chứa bên trong, đủ để thấy được tâm cảnh cùng tu vi của người xây dựng nên đạo quán này.
“Đùng...”
Mây đen giăng mắc kín thiên không, sấm rền từng trận. Trước kia, nếu như có hiện tượng thế này xuất hiện tại Ô Phượng Quốc, người ta nhất định sẽ cho rằng yêu quái lại sắp đến rồi, nhất định sẽ hãi hùng đóng cả cửa đi lẫn cửa sổ, rồi lẩn trốn xuống hầm. Nhưng bây giờ họ sẽ không như thế nữa, bởi lẽ, đã có Quốc sư Thanh Dương Chân Nhân ở nơi đây.
“Rào rào…”
Một trận mưa lớn như trút nước kéo đến, ập xuống mái ngói của đạo cung, nước bắn tung, tứ bề hóa khói sương. Trong chớp mắt, nước mưa đã hội thành một dòng suối nhỏ. Suối nhỏ chảy băng băng, dệt nên một bức rèm mưa dưới mái hiên, lại dội tiếp xuống đất từng đợt ào ào.
Một đạo nhân nôm còn trẻ tuổi đương chắp tay sau lưng tản bộ nhàn nhã đến dưới mái hiên. Y lặng yên đứng đấy, ánh mắt đọng lại trên màn mưa, xuất thần. Rất lâu sau, y bỗng đột ngột vươn tay ra, lòng bàn tay đón lấy nước mưa từ trên mái ngói tuôn xuống. Nước mưa rơi trên tay y, bắn ướt tay áo y. Khi thu tay về, giữa lòng bàn tay y đã có một khối cầu nước.
Y chậm rãi nắm tay lại, nắm thật chặt. Chính trong khoảnh khắc y nắm chặt tay ấy, một vùng thủy quang đột ngột lóe sáng. Ánh sáng rực rỡ xuyên qua những khe hở trên nắm tay y, chiếu rọi khắp mái hiên.
Trong vùng ánh sáng rực rỡ của đạo thủy quang, lại xuất hiện một nữ tử thân vận đạo bào. Cả người nàng lẫn trong khoảng không gian mênh mông rộng lớn của đạo cung. Nàng soi vào một chậu nước trong, nói: “Sư huynh, sư phụ độ kiếp thất bại, đại sư huynh lại thọ trọng thương, các vị sư thúc, sư bá đã đầu dưới trướng phái khác. Sư huynh, nếu huynh còn sống thì hãy trở lại, trở lại diện kiến sư phụ một lần cuối cùng.”
Thanh Dương Tử mở bàn tay, nước từ trong lòng bàn tay y tràn ra ngoài, rơi xuống đất bắn tung lên.
Nữ tử mặc đạo bào này chẳng phải ai xa lạ, mà chính là vị tiểu sư muội đã hai mươi mấy năm y chẳng gặp mặt: Dung Dương.
Y nhớ lại cảnh tượng hai mươi năm về trước, khi mấy vị sư thúc, sư bá liên thủ cùng yêu cầu sư phụ trục xuất mình khỏi sư môn.
Vốn dĩ, sư phụ chỉ định phạt y diện bích tư quá trăm năm, song mấy vị sư thúc, sư bá kia lại nhất trí cho rằng, nếu không đuổi y ra khỏi sư môn, ắt sẽ đem đến tai kiếp diệt môn cho Thiên Diễn Đạo Phái. Chẳng ngờ hai mươi năm sau, khi Thiên Diễn Đạo Phái sắp gặp họa diệt vong, mấy vị sư thúc, sư bá đã luôn mạnh miệng nói sẽ vì sư môn vĩnh viễn trung kiên đó, bấy giờ lại từng người, từng người một đầu nhập môn phái khác.
Mỗi một người trong số bọn họ đều nắm giữ một đạo pháp cơ. Một khi họ đã đầu nhập vào phái khác, những pháp cơ này chắc chắn sẽ bị đem đi. Nếu căn cơ pháp ý của một môn phái bị đem đi mất, thực lực của môn phái ấy sẽ giảm sút nghiêm trọng, thậm chí ngay pháp cơ cũng sụp đổ hoàn toàn, pháp thuật của những đệ tử còn lưu lại trong môn phái cũng sẽ tiêu biến trong một đêm, linh lực loạn tán.
Năm ấy, các vị sư thúc đã vin vào lý do này mà yêu cầu trục xuất Thanh Dương Tử khỏi Thiên Diễn Đạo Phái, bởi khi ấy Thanh Dương Tử đương tu luyện một pháp môn khiến cho linh lực của Thiên Diễn Phái phải nhiễm ô.
Pháp, bất phân chính tà.
Đạo tâm, lại có chính tà.
Bọn họ cho rằng đạo pháp mà Thanh Dương Tử tu luyện là cái đạo của tà ma, cuối cùng đã trục xuất Thanh Dương Tử khỏi đạo phái. Một người nếu đã bị trục xuất khỏi sư môn, thì tất thảy những pháp thuật cùng với linh lực người đó học được tại sư môn đều sẽ tiêu tán.
Thanh Dương Tử hít một hơi khí đã bị nước mưa làm ẩm ướt, từ từ đè nén cơn sóng khiếp hãi đương trào dâng trong lòng.
Từ trong tiền điện, một đồng tử bước đến, hướng về phía Thanh Dương Tử cung kính nói: “Quán chủ, công chúa cầu kiến.”
Thanh Dương Đạo Cung tuy không lớn, nhưng cũng phân làm tiền điện và hậu điện.
Thanh Dương Tử yên lặng hồi lâu, dường như chẳng nghe thấy lời ấy của đồng tử. Đồng tử cũng chẳng nói thêm tiếng thứ hai.
Qua một hồi, Thanh Dương Tử đáp: “Mời công chúa đến đây.”
“Vâng.”
Đồng tử năm nay còn chưa quá mười ba tuổi, nó tên gọi Ô Phượng Lan Thạch, là người của Ô Phượng Quốc này. Phụ mẫu thằng bé đụng phải yêu quái trong lúc lên núi hái thuốc nên đều chết cả. Cũng bởi những lúc hái thuốc, họ thường hay chuyển chỗ thuốc hái được đến Thanh Dương Cung, thế nên Thanh Dương Tử có gặp qua đứa trẻ này; biết phụ mẫu nó đã chết, y bèn thu nhận nó làm đồng tử.
Người của Ô Phượng Quốc phần nhiều đều lấy tên nước làm họ. Cậu bé Ô Phượng Lan Thạch ấy ngày nào còn đen đúa gầy gò, sau khi vào Thanh Dương Cung được ba năm đã biến ra một đồng tử răng trắng môi hồng. Tuy nói tướng mạo của nó tựa hồ vẫn là tướng mạo khi trước, thế nhưng cái khó có được chính là tính tình của nó - giờ đây đã ổn định hơn, không như trước kia lúc nào cũng cáu kỉnh. Lại thêm, nó đã nếm trải sự đả kích của nỗi đau mất mát song thân, nên trong cái ổn định của nó còn có cả sự kiên nghị tựa như thạch bàn.
Không lâu sau, Ô Phượng Lan Thạch đã dẫn đến một thiếu nữ chừng mười bảy, mười tám tuổi. Y phục thiếu nữ này vận trên người mang sắc đen là biểu trưng cho sự cao quý ở Ô Phượng Quốc; trên nền đen lại có hoa văn chim chóc, mà tư thái của từng con như thế đều khác nhau, sắc lông hoa lệ, hoặc bay liệng, múa may, hoặc lượn vòng, tựa như bách điểu triều phượng.
Chiếc váy này gọi là Triều Phượng Quần, thứ thiếu nữ đương đội trên đầu chính là Phượng Quan, tai nàng đeo bông tai ánh bạc, cả người trông lộng lẫy, cao quý phi thường, mà trong cái cao quý ấy còn ẩn ước vẻ diễm lệ.
“Công chúa điện hạ.”
“Bái kiến Quán chủ.”
Mười năm trước, khi Thanh Dương Tử mới đến Ô Phượng Quốc, nàng công chúa này con chưa được mười tuổi. Ngày ấy, nàng cứ hay níu áo Thanh Dương Tử nằng nặc đòi học pháp thuật, ngày ngày đều đến Thanh Dương Quán, nói mình phải bái Thanh Dương Tử làm thầy. Lớn thêm vài tuổi, nàng cũng hiểu được bản thân mình không thể bái Thanh Dương Tử làm thầy, bởi đại nghiệp của Ô Phượng Quốc cần nàng kế tục.
Tuy là như thế, nàng vẫn thường hay đến Thanh Dương Quán, bảo rằng mình muốn nghe lời giáo huấn của Thanh Dương Tử, mong có thể bỏ đi tính nóng nảy, bỏ cả thói hay làm nũng, lại mong tìm được những pháp trị quốc ngoài hai đạo trị quốc là Vương đạo và Bá đạo.
“Công chúa điện hạ, bần đạo muốn tiến cung diện kiến bệ hạ.” Còn chưa đợi công chúa mở miệng nói gì, Thanh Dương đã lên tiếng trước.
“Ồ? Quán chủ muốn gặp phụ vương, được thôi.” Bề ngoài, Ô Phượng Công Chúa đương nhiên là muốn giữ gìn thân phận và hình tượng công chúa của nàng, song khi đến trước mặt Thanh Dương Tử nói chuyện, nàng lại rất đỗi tùy ý, đại khái là vì từ nhỏ đã hay đến Thanh Dương Cung. Nàng đảo đảo đôi con ngươi linh động, lại nói tiếp: “Mấy năm nay hiếm khi thấy Quán chủ rời khỏi đạo quán, hôm nay sao lại muốn tiến cung gặp phụ vương?”
“Bần đạo muốn mượn của bệ hạ một món bảo vật để trừ diệt Thận Yêu(*) ở mặt bắc hoàng mạc.”
(*) Thận: một giống hải quái trong thần thoại Trung Quốc, hình dạng tựa như hàu biển
“Trừ yêu? Chính là con Thận Yêu thường gây ra những trận gió cát ở mặt bắc đó sao?”
“Đúng vậy.”
Công chúa hơi kinh ngạc, nói: “Người chẳng phải đã nói con Thận Yêu này lẩn trong đại mạc mênh mông, tìm tung tích nó còn không dễ, hà huống trừ diệt nó, lại càng thêm vô vàn khó khăn? Sao đột nhiên lại muốn đi trừ nó?”
“Công chúa bất tất phải lo lắng. Chỉ cần bệ hạ chịu cho bần đạo mượn một món bảo vật, bần đạo tất sẽ giết được quái yêu, khiến chúng vĩnh viễn tuyệt tích tại Ô Phượng Quốc.” Thanh Dương Tử điềm tĩnh nói.
Trên bầu không, mây đen phủ kín, khiến cả trời đất u ám hẳn. Ngay cả vị Thanh Dương Tử vốn luôn thanh tĩnh vô vi trong lòng Ô Phượng Công Chúa, thanh âm giờ đây đã như biến thành một món lợi khí phảng phất tư vị của chết chóc.
Ô Phượng Công Chúa đến trong mưa, nhưng thân thể lại không lấm chút nước, bởi vì trên người nàng có mang theo Tị Thủy Châu.
“Bảo vật, bảo vật gì thế?” Ô Phượng Công Chúa hỏi.
“Vương ấn.”
Ô Phượng Công Chúa lại không hề kinh ngạc, bởi lần đầu đến Ô Phượng Quốc, Thanh Dương đã mượn qua vương ấn để ngăn chặn con quái yêu bấy giờ muốn đoạt vương ấn. Trong tâm vừa biến chuyển, Ô Phượng Công Chúa đã nảy ra một ý nghĩ...
oooOoOoOooo
Mạn bắc Ô Phượng Quốc là một vùng sa mạc mênh mông, khắp nơi đều là cát vàng. Trong vùng sa mạc này có một con Thận Yêu, con Thận Yêu đó biến hóa khôn lường, khó mà tìm kiếm. Người đạo hạnh cao thâm nếu muốn diệt nó lại khó có thể lùng ra tung tích của nó, còn kẻ pháp lực thấp kém nếu tiến vào sa mạc thông thường sẽ chết bất đắc kỳ tử.
Giữa đại mạc mênh mông, dưới ánh dương thiêu đốt, một mảng cát vàng trải đến vô biên vô tế. Ở nơi cát vàng tiếp liền thanh thiên phía chân trời xa, dường như thấp thoáng nổi lửa hừng hực.
Một đạo linh quang xẹt ngang trời, rơi xuống nơi xa xăm.
Con Thận Yêu ấy lẩn sâu trong đại mạc, nó trông giữ một món linh bảo. Linh bảo này sẽ không ngừng nuốt lấy linh khí trong trời đất, thế nên đại mạc đã hoàn toàn không còn linh khí. Dẫu có kẻ pháp lực cao cường tìm được con Thận Yêu đó, cũng vị tất là đối thủ của nó.
Đạo linh quang kia rơi xuống, tựa như nước loang ra trên mặt cát vàng, hiển hóa thành hai bóng người: chính là Thanh Dương Tử và Ô Phượng Công Chúa.
Thanh Dương Tử vận một thân đạo bào sắc tía ngả màu đen huyền, đầu đội mũ tía cài ngang một chiếc trâm tía. Ống tay áo rộng lớn, bao phủ hết cánh tay y. Phù văn trên mép tay áo lờ mờ ẩn hiện dưới ánh thái dương.
Một cơn gió thổi đến, thổi phồng y phục của y. Tuy nhiên, nếu nhìn vào trong tay áo y sẽ phát hiện nơi đó khó mà nhìn thấu được, bất quá chỉ có thể trông thấy một phiến hỗn độn, cứ như thể đó chẳng phải là tay áo, mà là một khoảng thiên địa càn khôn khác.
Người bên cạnh y là Ô Phượng Công Chúa. Hôm nay nàng ăn vận không giống như hôm qua khi ở đạo quán, không mặc váy nữa, mà mặc trang phục đi săn của vương thất. Bộ y phục này vẫn mang sắc đen cao quý của Ô Phượng Quốc, song lại bó sát người, phác họa rõ từng đường nét yêu kiều trên thân thể nàng. Từng tấc trên người nàng, không chỗ nào không cho thấy nàng đã là một thiếu nữ trưởng thành, không còn là một tiểu nha đầu nữa.
Hông nàng giắt một thanh loan đao có khắc hoa văn ô phượng. Nàng thoải mái đứng cạnh bên Thanh Dương Tử, xem ra tâm trạng rất tốt.
Lúc Thanh Dương Tử nói muốn mượn vương ấn đi diệt Thận Yêu trong đại mạc ở mạn Bắc Ô Phượng Quốc, nàng liền nảy ra ý định đi theo. Thế nên khi Thanh Dương Tử đi mượn vương ấn của quốc vương Ô Phượng Quốc, nàng bèn lấy đó làm điều kiện, vin vào lý do rằng vương ấn là quốc bảo truyền thừa của Ô Phượng Quốc, há có thể không người giám hộ.
Thanh Dương Tử bảo việc trừ yêu hung hiểm, yêu quái lại càng giảo trá vô cùng, thế nên đại mạc là một trong những vùng hiểm địa đối với kẻ tu hành. Y đi chuyến này sẽ phải ác đấu một phen, hy vọng công chúa sẽ không đi cùng.
Công chúa điện hạ lại nói:
“Thận Yêu chính là tai ách lớn nhất của Ô Phượng Quốc. Nếu lần ra đi này, Quán chủ không thể trừ diệt nó, Ô Phượng Quốc ta về sau biết làm thế nào để chống chọi với sự xâm lấn của Thận Yêu, sớm muộn cả Ô Phượng Quốc này cũng sẽ bị vùi lấp dưới cát vàng. Phụ vương là vua một nước, không thể tùy tiện rời đi, phận ta là con gái, cũng nên cùng cha chia sớt mối lo.”
Nàng nói xong, lại bẩm với Ô Phượng Quốc Vương:
“Nữ nhi đi chuyến này nếu có vong mạng, bất quá cũng chỉ chết một đứa con gái ngu ngốc, hành sự cẩu thả lại lỗ mãng mà thôi. Hạng người như vậy, sao có thể kế tục đại nghiệp?! Phụ vương nên vui mừng mới phải, Ô Phượng Quốc cũng nên vui mừng, nữ nhi nếu bình an trở về, thì nạn yêu ma của Ô Phượng Quốc vĩnh viễn được trừ diệt, nước ta sẽ không còn bị cát vàng xâm lấn cương vực. Mấy mươi năm sau, cả bách tính lẫn đất đai của Ô Phượng Quốc tất sẽ khuếch đại, phụ vương cũng có thể lấy làm tự hào khi tế cáo liệt tổ liệt tông.”
Ô Phượng Quốc Vương trầm tư hồi lâu, bèn thở dài một tiếng, cuối cùng cũng đồng ý.
Ô Phượng Công Chúa cất chân trên mặt cát vàng, bàn chân nàng lún trong cát. Đi liên tiếp vài bước như thế, bước nào cũng ngập trong cát, khiến nàng khó mà tiến bước.
Thanh Dương Tử nói: “Công chúa điện hạ có nghĩ ra được nên dùng thứ gì thay cho việc đi bộ chăng, lộ trình chúng ta phải đi còn rất dài.”
“Thứ thay cho việc đi bộ? Chim giấy? Ngựa trúc?” Ô Phượng Công Chúa hỏi.
“Đó là phù thuật, bần đạo không biết.” Thanh Dương Tử nói.
“Vậy thì cưỡi gió ngự khí?” Ô Phượng Công Chúa hỏi tiếp.
“Đấy là ngôn chú chi thuật, bần đạo cũng không biết.”
Ô Phượng Công Chúa không phải là không biết gì về người tu hành trong thiên hạ. Nàng hiểu rõ, những thuật mình vừa nói đấy chẳng phải là pháp thuật cao thâm gì, bất luận môn nào phái nào cũng nên có.
Thanh Dương Tử lẽ ra phải biết chứ. Ô Phượng Công Chúa nghi hoặc nhìn Thanh Dương Tử, chỉ thấy đôi mắt y trông về nơi xa xôi. Thế nhưng, đôi mắt sâu lắng của y tựa hồ đã phản chiếu cả thiên địa. Ở nơi sâu nhất của đôi con ngươi ấy, tựa hồ ẩn tàng một lực lượng thần bí vô tận...