Trang chủ

Làm giàu không đợi tuổi

Chương 6. Những câu chuyện hấp dẫn gợi mở chỉ số FQ cho trẻ

1. Ba câu chuyện về chỉ số FQ của tôi
2. Câu chuyện 1 xu, 1 hào và 1 tệ 1 xu mua dầu ăn
3. Câu chuyện làm giàu của các ông chủ nhỏ người Mỹ
4. Chỉ số FQ của người Do Thái
5. Câu chuyện thời nhỏ của các tỷ phú Trung Quốc
6. Câu chuyện thời nhỏ của các tỷ phú nước ngoài

 

1. Ba câu chuyện về chỉ số FQ của tôi

Câu chuyện thứ nhất: Dũng cảm thực hiện “ước mơ”

Khi 11 tuổi, tôi luôn mơ ước có một cây đàn điện tử, lúc đó cần hơn 40 tệ mới mua được. Đàn điện tử chẳng khác gì những món đồ chơi âm nhạc đơn giản hiện nay, nhưng vào thời điểm ấy thì đó là một loại nhạc cụ rất đáng giá, một khi có được nó nhiều bạn bè sẽ nhìn tôi bằng ánh mắt đầy ngưỡng mộ. Xin tiền thì bố mẹ chắc chắn sẽ không đồng ý, đành phải tự nghĩ cách. Mùa xuân hàng năm, cứ đến vụ thu hoạch dương xỉ, bọn trẻ con đều tranh thủ thời gian rảnh rỗi lên núi ngắt dương xỉ mang đi bán lấy tiền tiêu vặt. Bố mẹ cũng không cần đến nguồn thu này, tôi quyết định tranh thủ vụ thu hoạch dương xỉ này kiếm tiền mua đàn, khi đó dương xỉ bán với giá 2 hào một cân, bình thường một ngày mỗi đứa trẻ có thể hái được hơn 10 cân, riêng tôi có thể hái được hơn 20 cân, nhiều nhất là hơn 30 cân, tại sao vậy?

Phía tây làng tôi có một thung lũng, thực ra đây là nghĩa trang tập trung của làng, hồi nhỏ bọn trẻ trong làng đều khiếp sợ nơi này, tôi cũng thế. Bọn trẻ hẹn nhau lên núi hái dương xỉ, không đứa nào dám bén mảng đến nghĩa trang, một số người lớn cũng không dám đến đó. Một chú người làng nói ở đó có rất nhiều dương xỉ, chỉ sợ tôi không dám đi. Khi đó, tôi không dám đi một mình, liền rủ một đứa cùng đi, nhưng nó nhất quyết không đi với tôi. Bọn trẻ thường hái dương xỉ trong rừng sâu, vì đường xa, mỗi ngày chỉ đi hái một lần, đem về đến làng cũng mệt lử.

Tôi nghĩ tranh thủ một tuần cũng kiếm được hơn 40 tệ, mong muốn này khiến tôi bạo dạn hẳn lên, tôi quyết định đi một mình. Ngày bé, tôi nghe rất nhiều câu chuyện về ma quỷ, lúc đến thung lũng ấy, chỉ có cảm giác duy nhất đó là sợ, vừa ngắt dương xỉ vừa tránh xa mấy ngôi mộ, chỉ lo ma quỷ tự dưng hiện lên bắt mình thì chết. Điều khiến tôi sung sướng nhất là ở đó dương xỉ nhiều vô cùng, hơn nữa không có ai đến hái, chẳng mấy chốc tôi đã hái được một sọt, nhưng sức trẻ con có hạn, hái nhiều thế làm sao vác nổi. Vì thế, mỗi khi hái đủ sức vác đi tôi liền mang đến điểm thu mua. Như vậy, một ngày tôi đi hái hai lần, so với bọn trẻ cùng làng, hiệu suất làm việc gấp đôi, dĩ nhiên tiền kiếm được cũng gấp đôi, ngay cả chú thu mua dương xỉ cũng ngạc nhiên, hôm đó tôi là người hái dương xỉ quay về đầu tiên. Ngày thứ hai, tôi vẫn rủ một đứa bạn, bảo ở đó nhiều dương xỉ lắm, nhưng nói thế nào nó cũng không chịu đi, tôi đành đi một mình, đã đi đến lần thứ hai nên cũng chẳng còn cảm giác sợ hãi nữa. Cứ như vậy, hơn một tuần tôi kiếm được 46 tệ, nhờ anh trai lên phố huyện thi trung học mua giúp món đồ xa xỉ nhất từ khi tôi được sinh ra – đàn điện tử.

Hồi nhỏ ở nhà phụ giúp bố mẹ việc đồng áng, bố mẹ cũng chưa từng nói  với tôi những câu đại loại như “lao động sẽ tạo ra của cải vật chất”, nhưng tôi biết làm như vậy là giúp bố mẹ bớt đi gánh nặng. Khi đó, bố mẹ không bao giờ cho tôi tiền tiêu vặt, chỉ có cách tự lên núi hái lâm sản đem bán lấy tiền. Lớp 11, tôi mua được cây đàn guitar hiệu “Gấm đỏ” mà tôi hằng mơ ước bằng tiền làm thuê.

Những “trải nghiệm kinh doanh” có được khi bản thân chưa chính thức kinh qua một cương vị công tác nào giúp tôi hiểu rõ đạo lý – lao động sẽ sinh ra của cải vật chất, đây cũng là cách giáo dục kỹ năng làm giàu tốt nhất mà bố mẹ dành cho chúng ta.

Câu chuyện thứ hai: Tôi biến đồ phế liệu thành tiền.

Năm 1994, tôi 22 tuổi, sau khi tốt nghiệp tôi làm việc trong một xưởng nhuộm, khi đó sản phẩm chính của nhà máy là nhung kẻ, cũng chính là vải nhung mọi người thường nói. Trong quá trình sản xuất, có công đoạn chải nhung cho ra một lượng lớn bông nhung, sau đó chuyển qua máy ép sẽ trở thành những cuộn bông. Tôi phát hiện rất nhiều công nhân trong nhà máy dùng cuộn bông làm ruột gối, gối đầu lên cảm giác rất thoải mái, trong khi bình thường nhà máy vứt những cuộn bông này đi như đồ phế liệu. Tôi nghĩ nếu dùng cuộn bông làm ruột gối để bán, chẳng phải sẽ biến những món đồ bỏ đi thành “của cải” hay sao.

Tôi ra chợ mua vải, căn cứ theo kích thước tiêu chuẩn làm thành hai cái ruột gối, rồi mang đến hai cửa hàng lớn trong nội thành, may sao nhà cung cấp ruột gối cho hai cửa hàng này vừa chấm dứt hợp đồng, tôi chẳng phải tốn nước bọt, họ đều tỏ ý muốn nhập hàng, chẳng qua là bán hộ. Lúc đó tôi nhẩm tính, vỏ ruột gối có giá 2 tệ một cái, bán với giá 8 tệ, lãi suất 300%, hoàn toàn khả thi, tôi đồng ý yêu cầu của cả hai cửa hàng. Lô đầu tiên, mỗi cửa hàng muốn 10 đôi ruột gối, sau khi trở về nhà, tôi bắt tay vào làm ngay.

Thật ra gia công ruột gối hết sức đơn giản, chỉ cần may vỏ gối theo đúng kích cỡ, nhét bông vào, sau đó may lại, bọc vỏ nylon bên ngoài là được. Tôi đã học được cách dùng máy khâu trên xưởng. Tôi thuê một ngôi nhà ba gian, một gian làm kho hàng, một gian làm xưởng sản xuất, một phòng ngủ, bỏ ra 80 tệ mua một cái máy may cũ, “xưởng sản xuất gối” của tôi đã hình thành. Tôi nói với chủ nhiệm xưởng nhuộm: “Cho cháu xin mấy cuộn bông bỏ đi này nhé!” Chủ nhiệm mừng rỡ: “Hay quá, bớt công dọn dẹp rồi. ” Cứ như vậy, ngày nào tan ca tôi đều vác đống bông đó về, nhiều anh chị em cùng nhà máy không hiểu tôi làm gì, chỉ thấy rất lấy làm lạ.

Tôi làm gối rất nhanh, một ngày có thể làm hơn ba mươi cái, lần đầu tiên khi tôi mang 10 đôi đến cửa hàng bách hóa, nhân viên bán hàng hỏi tôi có bán không, tất nhiên tôi đồng ý bán rồi. Thứ nhất để kiếm tiền, thứ hai để bán được hàng, đồng thời coi như tạo chỗ làm ăn. Lúc đó, tôi đã bán đi năm đôi với giá 12 tệ, năm đôi còn lại tôi bán cho cửa hàng bách hóa. Sau một tháng, hai cửa hàng tổng cộng bán được hơn sáu mươi đôi gối. Để kiểm định chất lượng sản phẩm, tôi cũng dùng một cái. Sau một thời gian, tôi phát hiện ra kiểu gối này có chút khuyết điểm, đó là thiếu tính đàn hồi, gối dùng một thời gian đã bẹp hết rồi. Tôi nghĩ cách giải quyết, đặt bọt biển vào giữa, làm như vậy vừa có tính đàn hồi vừa không dễ bị bẹp. Vậy là tôi đến xưởng sản xuất sa lông mua bọt biển bỏ đi, sau đó bỏ vào ruột gối, đồng thời đặt tên cho sản phẩm là – “Gối Hảo Mộng”, còn thêm câu slogan – “Dùng gối Hảo Mộng, mộng đẹp sẽ đến”, tôi cũng làm hẳn một quyển catalogue đặt trên gối rồi dùng núi nylon đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng bọc bên ngoài, như vậy đã xong một sản phẩm “Gối Hảo Mộng”.

Tôi kể câu chuyện thực tế của bản thân như trên là muốn nói với mọi người: làm cách nào sử dụng chỉ số FQ để nâng cao nguồn thu nhập chủ động. Chuyện tôi làm gối được truyền ra cả nhà máy và dấy lên không ít cuộc tranh luận và suy ngẫm. Nguyên nhân do đây là nhà máy hoạt động được hơn 10 năm, công nhân trong nhà máy đều dùng cách này để làm ruột gối, nhưng chưa từng có ai biến chúng thành thương phẩm, hơn nữa chỗ bông nhung kia bị vứt đi như đồ phế liệu, quá lãng phí.
 
Tôi tin chắc rằng ví dụ trên nhất định sẽ gợi mở cho bạn nhiều điều, đó là công thức:

Phế liệu + Chỉ số FQ = Của cải

Nhiều thứ có giá trị nhưng chúng ta không nhận ra, vì chưa gặp người có chỉ số thông minh làm giàu có thể phát hiện ra giá trị thật của nó.

Câu chuyện thứ ba: Tiết kiệm tiền cho người khác, kiếm tiền cho bản thân.

Tôi chính thức khởi nghiệp bắt đầu từ ngành viễn thông. Năm 2001, tôi hai mươi chín tuổi, mùa xuân năm ấy, một anh bạn từ nơi khác đến làm việc tại chỗ tôi, qua trò chuyện được biết, anh ấy kinh doanh thẻ điện thoại. Khách hàng đều là các doanh nghiệp, loại thẻ này kết hợp với thiết bị bấm số, sẽ tiết kiệm được nhiều cước điện thoại, hơn nữa khách hàng có thể sử dụng dài hạn, hiệu quả kinh doanh rất tốt. Sau khi nghiên cứu kỹ, tôi mới hiểu – chính là kết nối thiết bị bấm số với đường dây điện thoại, sau đó nối điện thoại với thiết bị bấm số, chuyển số tài khoản thẻ vào thiết bị, khi khách hàng gọi điện, các cuộc gọi đường dài hoặc nội địa sẽ bị trừ tiền vào thẻ. Nhờ việc phân luồng, cước điện thoại đường dài giảm từ 7 hào/phút xuống còn 4 hào/phút, cước gọi nội địa giảm từ 5 hào/phút xuống còn 3 hào/phút. Làm như vậy sẽ giúp khách hàng tiết kiệm tối đa cho mỗi cuộc gọi, nếu sử dụng dài hạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền cước điện thoại, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cho người cung cấp dịch vụ. Tôi lập tức nhận ra đây là một cơ hội kinh doanh rất tốt, tức là tối ưu hóa sản phẩm thẻ của các công ty viễn thông, sau đó chiếm lĩnh các sản phẩm chủ đạo có giá thành cao.

Lợi nhuận của tôi đến từ đâu? Giá thẻ 17908 IP giảm 60%, thẻ 200 giảm 40%. Nếu các doanh nghiệp có thể dùng hệ thống này, sẽ tiết kiệm khoảng 40% cước điện thoại, trong khi lợi nhuận của chúng tôi cũng đạt khoảng 40%. Cứ như vậy tôi tuyển thêm nhân viên, nhanh chóng mở rộng khách hàng thông qua mô hình kinh doanh điện thoại, dĩ nhiên quá trình này cũng gặp nhiều khó khăn, đó là điều không thể tránh khỏi, trong khi mỗi lần giải quyết khó khăn là bản thân thêm một lần tiến bộ. Đến nay, vẫn có nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm của tôi, những khách hàng doanh nghiệp là nguồn tài nguyên quý báu. Mỗi đường dây điện thoại của họ là một “dòng thu nhập tiền mặt” dồi dào, mang lại lợi nhuận liên tục cho công ty chúng tôi.
 
Chúng ta dùng khái niệm chỉ số FQ để phân tích một chút:

•    Nguồn tiền mặt: Việc đầu tiên là phải trả phí, tất nhiên có thể đảm bảo rất tốt nguồn tiền mặt, dù sau này chuyển thành quyết toán hàng tháng, vẫn là nguồn tiền mặt lành mạnh.

•    Thu nhập bị động: Doanh nghiệp ngày nào cũng cần gọi điện, điều đó sẽ tạo thu nhập bị động cho bạn.

•    Tiền vốn: Mỗi một thiết bị lắp đặt cho đường dây điện thoại chính là tiền vốn.

•    Quay vòng vốn: Giả sử cước điện thoại hàng tháng của một doanh nghiệp là 1. 000 tệ, bạn chỉ cần đầu tư 1. 000 tệ là được, mỗi tháng quay vòng một lần, mỗi năm 12 lần.

•    Đầu tư có lãi: 1. 000 tệ x 12 tháng = 12. 000 tệ x 40% = 4. 800 tệ ÷ (1. 000 tệ x 60% - giảm 60% giá thẻ) x 100% = 800% lãi suất đầu tư hàng năm (chưa trừ những khoản phí như tiền vốn của nhân viên kinh doanh).

•    Tiền nợ: Về cơ bản không vấn đề gì, rất ít doanh nghiệp chây ì hoặc không nộp tiền điện thoại.

Xét từ góc độ cơ hội, vì lúc đó cước điện thoại cao, đây là cơ hội rất tốt. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp tung ra nhiều gói cước, sản phẩm cuộc gọi để phân chia miếng bánh thị phần này, cơ hội đã trôi qua.

Hơn nữa vốn đầu tư ban đầu cho thương vụ này chưa đến 10. 000 tệ, cứ phát triển liên tục như vậy, tiền cước điện thoại thu được hàng năm sẽ đạt khoảng 80. 000 tệ.

Vậy mới nói chỉ số FQ kết hợp với ưu thế của bản thân, từ ưu thế đó phát hiện ra cơ hội kinh doanh, tận dụng cơ hội kinh doanh sẽ mang lại của cải cho bạn.

 

2. Câu chuyện 1 xu, 1 hào và 1 tệ 1 xu mua dầu ăn
 
Có một cậu bé hay ăn lười làm, bố cậu ta lúc nào cũng hy vọng con trai có thể sửa đổi thói xấu này, trong khi cậu bé không hề có ý thức khắc phục khuyết điểm của bản thân.

Ông bố cực chẳng đã phải canh chừng cậu con trai mọi lúc mọi nơi, sợ nó sẽ trộm tiền hoặc bán những đồ đáng giá trong nhà đi đổi lấy thức ăn, ông cảm thấy cuộc sống mỗi ngày trôi qua thật mệt mỏi và vất vả. Thế nhưng cũng lạ, thằng bé mặc dù tham ăn lười làm nhưng chưa bao giờ lấy trộm tiền trong nhà, cũng chưa từng nghe nói nó trộm đồ của hàng xóm, nó kiếm tiền một cách chính đáng. Ví dụ, bạn đưa tiền sai nó đi mua rượu, nó sẽ mua ít đi một chút, sau đó lấy số tiền thừa ấy mua đồ ăn. Bất luận mua dầu muối hay mắm dấm, thằng bé luôn dùng cách đó để ăn bớt tiền nhằm phục vụ cái dạ dày không đáy của mình.

Để thằng bé bỏ thói lười nhác, ông bố quyết định giao cho con trai một số việc vừa sức, nhưng có một nguyên tắc: đưa ít tiền và làm nhiều việc hơn. Tuy nhiên, thằng bé vẫn chứng nào tật ấy, bỏ ngoài tai lời nói của bố.

Một lần, ông bố tức quá liền đưa cho con 1 xu, sai nó đi mua dầu. Ông nghĩ thầm, xem nó làm thế nào để chia số tiền đó làm hai, lẽ nào có thể dùng 1 xu để vừa mua dầu vừa mua đồ ăn?

Thằng bé đến cửa hàng, nhân viên bán hàng rót dầu đầy vào chai, đưa cho nó nhưng vẫn không thả tay ra. Nó biết nhân viên bán hàng đòi tiền nên giả bộ lục lọi túi trên túi dưới tìm tiền, sau đó dùng vẻ mặt đau khổ nói với nhân viên bán hàng là đã đánh rơi tiền. Nhân viên bán hàng hết cách, đành đổ dầu ra và đưa chai không cho thằng bé.

Thằng bé mồm ngậm kẹo, hai tay ôm chai dầu, nhảy chân sáo quay về nhà. Vừa bước vào cửa, ông bố liền hỏi, dầu đâu?

Nó liền giơ chai dầu lên.

Dầu ở thành chai đang từ từ rớt xuống đáy, được gần đầy cái thìa con. Ông bố tức giận, ít thế này làm sao đủ ăn?
Nó nói, 1 xu chỉ mua được ngần này thôi…
 
Qua câu chuyện này chúng ta thấy, mặc dù thói tham ăn lười làm của thằng bé là không tốt chút nào, hành vi gian lận cũng thật cứng đầu, nhưng sự nhanh trí của nó thực sự khiến tôi cảm phục.

Câu chuyện 1 hào

Trên tuyến phố buôn bán sầm uất, tờ 1 hào vừa cũ rách vừa bẩn thỉu rơi dưới đất, dường như đang chờ ai đó nhặt lên.

Một giây, một phút, rồi một giờ trôi qua. Trong số những người đi qua đi lại, bất luận là nam hay nữ, lớn hay nhỏ, không ai bận tâm tới sự tồn tại của tờ 1 hào này. Những vết giày in dấu vô tình trên tờ tiền, dường như mọi người không coi đó là tiền, mà chỉ xem nó như tờ giấy bỏ đi. Nhưng tờ 1 hào chưa nản lòng, vẫn hy vọng một ngày nào đó, nó sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình.

Ở đằng xa, một bà mẹ trẻ ăn mặc thời trang đang dắt tay cậu con trai đi về phía tờ 1 hào ấy. Thằng bé không chịu đứng im, đôi mắt to đen đưa đi đưa lại, ngó trái nhìn phải. Cuối cùng, cậu bé phát hiện ra tờ tiền kia, liền gọi to: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Nhanh lại xem! Có tiền rơi dưới đất này!”

“Tiền à? Ở đâu?” Tiếng gọi của thằng bé khiến những người xung quanh cũng căng mắt tìm kiếm.

Trời ơi, cuối cùng cũng có người chú ý đến tờ 1 hào đáng thương đó. Mười mấy cặp mắt đều dồn về phía tờ tiền. Nhưng chỉ trong phút chốc, mọi người đều bỏ đi, chỉ còn người mẹ trẻ và cậu con trai.

Ở đằng xa vọng lại những tiếng chửi rủa: “Trời! Tôi cứ tưởng vài trăm tệ mới đáng nhặt chứ!”

“Thật là, 1 hào à, có gì mà ồn ào vậy chứ... ”

Ở đằng này, người mẹ trẻ cũng giục cậu con trai: “Con yêu, mình đi thôi!”

“Mẹ à, đợi con nhặt tiền rồi đi. ” Nói xong cậu bé cúi xuống nhặt tờ 1 hào cũ bẩn kia.
 
Nhưng lúc đó người mẹ liền ngăn lại: “Nhà mình đầy tiền, con nhặt tờ tiền rách ấy làm gì?”

Cậu bé nói giọng đầy tự hào: “Mẹ à, con muốn mang nộp cho chú cảnh sát, cô giáo vẫn dạy thế. Mẹ nói xem chú cảnh sát liệu có khen ngợi con không?”

Người mẹ xoa đầu thằng bé nói: “Đừng ngốc nữa, con trai ngoan của mẹ. Chú cảnh sát sẽ không nhận tờ tiền này đâu, hơn nữa chắc chắn sẽ không có ai đến nhận cả. Chúng ta nhanh về nhà thôi!”

“Nhưng cô giáo con dạy thế, hơn nữa có bài hát thế này: em đi trên đường, nhặt được 1 xu, nộp cho chú cảnh sát…” Nói xong còn lắc lư hát như thật. “Mẹ nhìn xem, 1 xu còn được chú cảnh sát khen ngợi, huống hồ là 1 hào. ” Cậu bé nói một cách đắc ý.

“Được rồi, con yêu. Lời khen ngợi của chú cảnh sát quan trọng với con vậy sao? Mẹ mua kem cho con nhé. ” Dứt lời, không để thằng bé giải thích thêm, liền bế nó đi.

Tờ 1 hào vẫn nằm im trên đất, mặc cho người đi đường giẫm nát. Không lâu sau đó trời nổi gió. Tờ tiền thoát khỏi mặt đất, bay bổng lên không trung. Nó bay đến nơi nào cũng không ai biết.

Một cơ hội tốt để giáo dục con đã bị người mẹ trên chà đạp, hơn nữa còn bị phản tác dụng. Tờ 1 hào cũ rách kia không còn, nhưng trong tương lai, rất có thể cậu bé sẽ để mất đi và lãng phí rất nhiều thứ giá trị hơn như vậy nữa.

Câu chuyện 1 tệ

Anh ta đã phá sản, tất cả đồ đạc đều bị bán đấu giá sạch sành sanh. Toàn bộ tài sản còn lại của anh ta là 1 tệ trong túi và một chiếc vé tàu về quê.

Chuyến tàu số 143 xuất phát từ Thâm Quyến bắt đầu soát vé, cảm xúc của anh đan xen lẫn lộn. “Tạm biệt Thâm Quyến!” Lời từ biệt chưa kịp nói ra, nước mắt đã tuôn rơi.
 
“Mình không thể ra đi như vậy được. ” Đoàn tàu đã hú còi chuyển bánh, anh ta vẫn đứng trên sân ga, lặng lẽ xé vụn tấm vé tàu trong túi áo.

Ga Thâm Quyến vẫn tấp nập như thường lệ, bạn có thể cùng lúc lắng nghe hàng trăm giọng địa phương khác nhau. Anh ta giữ chặt đồng 1 tệ trong túi, đến trước một cửa hàng. Dùng 5 hào mua một chiếc bút màu của trẻ con, 5 hào còn lại mua bốn chiếc vỏ thuốc lá “Hồng tháp sơn”.

Tại cửa ra của nhà ga, anh ấy giơ cao một tấm biển, trên đó viết mấy chữ “Cho thuê biển đón người thân – giá 1 tệ. ” Tối hôm đó, anh ta ăn một bát mì bò California, trong túi vẫn còn 18 tệ. Năm tháng sau, “Biển đón người thân” làm từ bốn chiếc hộp thuốc lá đã trở thành 40 tấm biển inox có thể điều chỉnh. Căn hộ của anh ta nằm gần nhà ga, trong nhà còn có thêm một người giúp việc.

Thâm Quyến tháng 3, cảnh xuân tươi đẹp, thời điểm này dâu tây có ở khắp nơi. Giá dâu tây 10 tệ một cân ngày thứ nhất bán không hết, ngày thứ hai chỉ có thể bán với giá 5 tệ, ngày thứ ba sẽ chẳng còn ai mua. Lúc đó, anh ta đến một nông trường gần đấy, dùng 10. 000 tệ kiếm được từ việc cho thuê biển đón khách để mua 30. 000 chậu cây dâu tây. Mùa xuân năm sau, khi mọi người hái dâu tây và chuyển vào thành phố, anh ta cũng chở chậu cây dâu tây vào thành phố. Chưa đầy nửa tháng, 30. 000 chậu hoa dâu tây đã bán hết sạch, người Thâm Quyến lần đầu tiên được ăn dâu tây tươi ngon thực sự, cũng là lần đầu tiên anh ta được trải nghiệm cảm giác 10. 000 tệ biến thành 30. 000 tệ.

Ăn đến đâu vặt đến đấy, buôn bán chậu dâu tây giúp cho anh ta có vốn để lập hẳn một công ty riêng. Anh ta bắt đầu kinh doanh và phá cách đặt địa điểm đàm phán tại đại sảnh của khách sạn năm sao. Ở đó môi trường vừa lịch sự lại không thu phí. Hai cốc cà phê, một vài bản nhạc thú vị và còn cả cô lễ tân duyên dáng, anh ta cảm thấy thích thú vì không ai biết bí mật này, đồng thời vui mừng khôn xiết vì đã ký hợp đồng thành công với hãng Nike của Mỹ, tóm lại, sự nghiệp của anh ta bắt đầu khôi phục. Anh ta đã tìm lại được chính mình.

Năm 1995, hải quan Thâm Quyến bán đấu giá một lô hàng vô chủ, có 10. 000 chiếc giày Nike toàn bên chân trái, anh ấy là người duy nhất tham gia đấu giá và mua lại toàn bộ với giá rẻ như bèo. Năm 1996, hải quan Xà Khẩu thanh lý gấp lô hàng vô chủ đã tồn đọng một năm – 10. 000 chiếc giày Nike toàn bên chân phải, anh ấy nhận được tin này và mua lại toàn bộ với giá thanh lý. Thương vụ kinh doanh không phải chịu thuế này giúp anh ấy trở thành kỳ tài trong giới doanh nhân và lên trang bìa của “Tuần san Thương mại Hồng Kông. ” Hiện tại, anh ấy là tổng giám đốc chi nhánh khu vực Châu Á của 13 công ty trang sức của Mỹ và Châu Âu, và đang cố gắng để xây dựng nên một tuyến phố đi bộ tại Thâm Quyến, vì trên tuyến phố này có 12 cửa hiệu của anh ấy.

Sự giàu có của một người không được quyết định bởi số tiền nằm trong tay anh ta, mà cần xem anh ta có bao nhiêu tố chất và hành động để tạo ra sự giàu có. Khả năng kiếm tiền mới là tài sản lớn nhất cuộc đời bạn. Cho dù trắng tay, bạn vẫn có thể làm lại từ đầu.

 

3. Câu chuyện làm giàu của các ông chủ nhỏ người Mỹ

Câu chuyện thứ nhất: Tiểu minh tinh mở quán giải khát.
Thị trấn Pasadena phía đông bắc Los Angeles ở Mỹ có một quán giải khát mang tên “Kem nóng”, khách hàng thường thấy một cô bé khoảng 10 tuổi tất bật tại quầy bar. Khi mọi người hỏi cô bé làm gì ở đây, câu trả lời của cô bé khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên.

Cô bé chính là chủ của quán giải khát này – Camille Winbush, bắt đầu lập nghiệp từ năm 2003, đã làm cô chủ nhỏ hơn một năm, năm đầu tiên quán giải khát đem về cho cô bé 120. 000 đô-la. “Món câu khách” của quán là sandwich kẹp kem, làm từ bánh ngọt đã sấy khô và kem.

Mẹ Camille ở nhà nội trợ, bố là người đưa thư. Năm 14 tuổi, cô bé đã nổi tiếng khắp nước Mỹ, không chỉ vì mở được quán giải khát, mà còn vì cô bé đã tham gia vào các hoạt động nghệ thuật từ nhiều năm nay. Từ năm hai tuổi, Winbush đã thường xuyên xuất hiện trên ti vi. Trong chương trình hài kịch nổi tiếng của Mỹ “Bernie Mark”, Camille đã có màn biểu diễn vô cùng đặc sắc. Cô bé từng nhận Giải thưởng điện ảnh của Hiệp hội vì sự tiến bộ của người da màu trên toàn nước Mỹ vào các năm 2002 và 2004.

So với các “đại gia nhí” khác, khối tài sản của “tiểu minh tinh” này không hề thấp kém hơn, nhưng điều đó không khiến cô bé lơ là. Camille vô cùng chăm chỉ, đôi lúc còn tự làm những việc nặng, hoàn toàn không có dáng vẻ kiêu căng của bà chủ lớn, đó có lẽ là con đường thành công của cô bé.

Nhiều người trong số chúng ta sẽ có chút bất ngờ hoặc ghen tị với cô bé Camille, chúng ta không thể tìm được việc làm phù hợp với bản thân chứ chưa nói đến khởi nghiệp, chẳng lẽ điều đó chưa đủ để chứng minh rằng nền giáo dục của chúng ta đang có vấn đề? Việc quá coi trọng điểm số và học những môn chuyên ngành một cách cứng nhắc cũng là vấn đề nan giải, chúng ta bắt buộc phải cải cách mô hình giáo dục hiện nay, từ đó mới có thể giúp học sinh vận dụng những gì đã được học để làm giàu cho xã hội và cho bản thân.

Câu chuyện thứ hai: Biến đồ bỏ đi thành của cải, bán phân dê qua mạng

Trường dòng mà Fonck và Schipper đang theo học tổ chức một buổi quyên góp dưới hình thức bán đấu giá, mỗi học sinh đều phải đóng góp một vài thứ mang ra bán, dựa vào đó để gây quỹ. Nhà Fonck ở nông thôn, bên kia đường là nông trường, trong đó nuôi rất nhiều dê. Vậy là, cậu bàn với mẹ nhặt ít phân dê bỏ vào túi mang đi bán đấu giá. Lúc đấu giá, rất nhiều người cảm thấy buồn cười, nhưng không ngờ mặt hàng phân dê lại đem đến nguồn thu lớn nhất.

Sau này, Fonck cùng cậu bạn thân Schipper muốn tham gia trại hè, cha mẹ để cho hai đứa tự lo liệu chuyện kinh phí, Fonck một lần nữa muốn thu gom phân gia súc, bán cho những hộ gia đình có vườn hoa. Ban đầu không thành công, vì phân gia súc thu gom được chưa phơi khô, mùi rất thối, cuối cùng họ chỉ bán được ba túi, thu về chưa đầy 20 đô-la, trong đó còn có tiền típ của một nữ khách hàng tốt bụng. Có điều, số tiền đầu tiên này đã giúp họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Ông trời không phụ lòng người, bằng sự cố gắng không ngừng, công việc kinh doanh phân gia súc ngày càng phát đạt. Đến nay, hai “ông chủ nhỏ” đã bán được gần 26 tấn phân. Cách thức giao dịch cũng rất hiện đại, hầu hết là bán qua mạng, doanh số năm đó vượt ngưỡng 20. 000 đô.

Trên thế giới này không có thứ gì là bỏ đi, dù là cục phân hôi thối, chỉ cần bạn có phương pháp thích hợp và thực sự quyết tâm để phục vụ nhu cầu của mọi người, rồi một ngày nào đó, của cải cũng sẽ tự đến với bạn.
 
Câu chuyện thứ ba: Nhà môi giới chó Hampson

Lúc năm tuổi, món quà sinh nhật mà Hampson ao ước nhất là một chiếc máy thu tiền. Tám tuổi, Hampson khi đó vẫn là một học sinh tiểu học đã kinh doanh máy bán kẹo tự động ở trường. Có thể nói, Hampson có đầu óc kinh doanh từ nhỏ.

Năm ngoái, cậu bé Hampson 15 tuổi đã giúp bạn mình bán hết một đàn chó con trong vòng một tuần, tổng cộng được 1. 200 đô-la tiền lãi.

Cơ hội đến một cách hết sức ngẫu nhiên này đã giúp cậu phát hiện ra “mỏ vàng”. Vậy là, khi lên cấp ba, Hampson làm nghề môi giới chó con: chuyên thu mua và tiêu thụ, trong đó phần lớn giao dịch được thực hiện trên mạng, trang web của Hampson cũng trở thành một trong những trang web lớn nhất chuyên về nuôi dạy chó.

Hiện tại, quy mô làm ăn đã mở rộng, Hampson còn thuê hai nhân viên: Mẹ cậu – cô Barbara 55 tuổi phụ trách việc nhận điện thoại, và cô chị 21 tuổi phụ trách vệ sinh chuồng chó.

Năm nay, công ty của Hampson nhiều khả năng đạt lợi nhuận 70. 000 đô. Nhưng Hampson chưa cảm thấy thỏa mãn và hy vọng mở rộng việc làm ăn, bao gồm việc bán các giống chó ngoại quốc và trang phục dành cho chó... Cậu ta nói: “Có một ngày, tôi sẽ trở thành Bill Gates. "

Nhờ việc bán chó giúp bạn mà Hampson đã tìm được cơ hội kinh doanh, cậu ấy có tố chất của một doanh nhân tài giỏi, có phương pháp và dám hành động. Một người như vậy, thực hiện mơ ước của mình liệu còn khó không?

Câu chuyện thứ tư: Phát minh nhỏ kiếm cả triệu đô-la

Costa Krzyzewski không chỉ có ước mơ mà còn có thể biến ước mơ thành sự thật. Năm 1995, khi 10 tuổi ông đã cùng bố mẹ đến nghỉ hè ở Hawaii. Trong lúc lặn, ông phát hiện ra một con rùa biển và muốn cho bố xem. Nhưng gọi kiểu gì bố ông cũng không nghe thấy, Costa Krzyzewski vô cùng tức giận.
 
Costa Krzyzewski nói: “Con cũng chỉ muốn nói chuyện ở dưới nước mà thôi, lẽ nào đó là cách nghĩ điên rồ. ” Trở về nhà tại California, ông liền chuyên tâm mày mò nghiên cứu máy nói chuyện dưới nước, có những lúc còn ngâm mình trong bồn tắm cả ngày.

Sau hai tuần, “Máy nói chuyện dưới nước” đã ra đời. Phát minh mới được công bố và đã thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận. Một công ty đồ chơi lớn một lần đặt mua 50. 000 chiếc, Costa Krzyzewski đã có thị trường tiêu thụ rộng lớn như vậy, sau đó còn thành lập một công ty riêng và có thêm 8 phát minh khác nữa.

Sau này, Costa bán công ty, chuyên tâm học hành. Nhưng việc kiếm tiền đối với cậu ta quả thật rất đơn giản, những phát minh trước đó đã mang lại cho Costa Krzyzewski lợi nhuận hơn 1 triệu đô-la. Còn về phát minh tiếp theo là gì, có lẽ chỉ mình cậu ta mới biết.

Thực ra, có rất nhiều những phát minh bắt nguồn từ việc phát hiện và giải quyết vấn đề, hơn nữa quá trình này đều bắt đầu từ những cách làm có vẻ kỳ quặc. Người đầu tiên nghĩ ra cách giải quyết sẽ nắm được cơ hội kinh doanh.

Câu chuyện thứ năm: Hai anh em trở thành chủ “Nông trường sô cô la”
Từ năm ba tuổi, Elise đã cùng cụ nội làm sô cô la và cứ thế duy trì cho đến tận hôm nay. Mẹ cô bé – chị Catherine nhớ lại: “Lúc đó, lò vi sóng trong nhà toàn là sô cô la tan chảy, nhưng tôi để con bé làm việc mà nó thích. ”

Trải qua bảy năm “nghiên cứu", đến năm 10 tuổi, Elise đã làm ra nhiều sản phẩm sô cô la với những hình dạng khác nhau: hình con trâu, con lợn, rùa biển, sinh động như thật.

Elise quyết định bán những “kiệt tác” này trên mạng. Cách làm của cô đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người anh trai Ivan vốn được mệnh danh là “nhân tài xuất chúng trong lĩnh vực kinh doanh. ” Từ đó, Ivan đã vạch ra một loạt kế hoạch, hai anh em đến ngân hàng vay 5. 000 đô-la làm vốn kinh doanh, lập một trang web có tên “Nông trường Sô cô la. ”
 
Qua sáu năm phát triển, công ty của Elise và Ivan đã có 40 nhân viên, lợi nhuận hàng năm đạt hơn 1 triệu đô-la. Năm ngoái, hai anh em còn đoạt Giải thưởng Khởi nghiệp của ngành bưu chính Mỹ. Đến nay, Ivan là sinh viên năm thứ nhất, còn Elise vẫn là học sinh trung học.

Chỉ cần nỗ lực sáng tạo, kết hợp những thứ đang có với thực tế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu, thì dù là ai, ở lĩnh vực nào, bạn cũng có thể làm giàu.

 

4.  Chỉ số FQ của người Do Thái

Câu chuyện thứ nhất: Người bán đồ đồng với giá cao gấp 10. 000 lần.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tại trại tập trung Auschwitz, một người Do Thái đã nói với con trai: “Tài sản duy nhất của chúng ta hiện nay là trí tuệ, khi người khác nói một cộng một bằng hai, con nên nghĩ đến một kết quả lớn hơn hai. ” Đã có vài trăm nghìn người chết do nhiễm khí độc trong trại tập trung Auschwitz trong suốt cuộc chiến, nhưng may mắn thay, hai cha con ông vẫn sống sót.

Năm 1946, hai cha con đến Houston, Mỹ kinh doanh đồ đồng. Một hôm, người cha hỏi con giá một cân đồng là bao nhiêu? Người con trai trả lời là 35 xu. Người cha nói: “Đúng, cả Texas này đều biết giá của một cân đồng là 35 xu, nhưng là con trai của người Do Thái, con nên nghĩ một cân đồng đáng giá 35 đô, con thử dùng một cân đồng làm tay nắm cửa xem có thể bán được bao nhiêu?” Hai mươi năm sau, người cha qua đời, cậu con trai một mình kinh doanh cửa hàng thiết bị bằng đồng. Luôn ghi nhớ lời dạy  của cha, anh đã làm trống đồng, làm lò xo của đồng hồ Thụy Sĩ, làm huy chương cho Thế vận hội. Thậm chí anh còn bán một cân đồng với giá 3. 500 đô. Thời điểm đó, anh đã trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Mc Call.

Vậy mà, thứ giúp anh ấy gây dựng nên tên tuổi lại là một bãi rác ở bang New York. Năm 1974, chính phủ Mỹ quyết định mời thầu trong phạm vi toàn quốc để xử lý số rác thải phát sinh trong quá trình cải tạo tượng Nữ thần Tự do, nhưng chẳng có ai tham gia đấu thầu, vì quy định về xử lý rác thải của bang New York rất chặt chẽ, nếu làm không tốt sẽ bị các tổ chức bảo vệ môi trường khởi kiện. Khi đang du lịch tại Pháp, nghe được tin này, anh lập tức kết thúc kỳ nghỉ và bay về New York. Nhìn những miếng đồng, ốc vít và gỗ vụn chất cao như núi dưới chân tượng Nữ thần Tự do, anh ấy không nói gì, lập tức ký hợp đồng với các cơ quan chức năng. Sau khi  thông tin này được truyền đi, nhiều công ty vận tải tại New York cười thầm, nhiều bạn đồng liêu của anh ấy cũng cho rằng việc tái chế rác thải tốn nhiều công sức mà lợi nhuận không cao, giá trị của những thứ có thể tái chế cũng có hạn và đây quả thực là một hành động ngốc nghếch. Trong lúc những người trên đang đợi xem trò cười, anh ấy bắt đầu tổ chức công nhân tiến hành phân loại, xử lý phế liệu. Anh sai người nung chảy số đồ đồng, đúc thành những bức tượng Nữ thần Tự do nhỏ xíu, số gỗ thừa được gia công thành chân đế, những mảnh đồng, mảnh nhôm vụn làm thành móc treo chìa khóa hình Quảng trường New York. Thậm chí anh ta còn gói ghém tất cả số bụi bặm được quét từ thân tượng xuống, bán cho các tiệm hoa. Kết quả ai cũng rõ, đồ đồng phế liệu, vụn sắt và số bụi đất đều được bán cao gấp vài lần, thậm chí vài chục lần giá trị ban đầu, hơn nữa cung không đáp ứng đủ cầu. Anh ấy biến đống phế liệu thành số tiền lên đến 3,5 triệu đô, như vậy giá mỗi cân đồng đã cao gấp 10. 000 lần so với ban đầu.

Câu chuyện thứ hai: Người Do Thái thông minh sáng suốt trong từng mạch máu.

Gia đình tỷ phú người Do Thái muốn đi nghỉ hè một tuần. Trước khi xuất phát, ông đến ngân hàng vay 5. 000 đô-la. Nhân viên ngân hàng hỏi ông định thế chấp bằng gì? Ông ấy nói có một chiếc xe Roll’s Royce, không biết có được không? Nhân viên ngân hàng thốt lên: “Roll’s Royce ư? Tất nhiên là được rồi!” Có người sẽ hỏi: “Ông ấy giàu có như vậy, còn vay 5. 000 đô- la làm gì? Vay tiền ngân hàng lại còn phải chịu lãi suất!” Nếu tính toán kỹ, thời điểm đó lãi suất cho vay ngắn hạn hàng năm là 18%, vay 5. 000 đô-la trong một tuần mất chưa đầy 20 đô-la tiền lãi. Trong khi cả nhà ông ta đi du lịch, nếu bàn giao chiếc xe Roll’s Royce cho công ty bảo hiểm trông coi, ít nhất cũng mất 50 đô-la. Ông ấy vay 5. 000 đô-la, chẳng phải chỉ mất 20 đô- la phí bảo hiểm xe hay sao. Thậm chí nhà xe của ngân hàng còn đảm bảo an toàn hơn nhà xe của mấy công ty bảo hiểm!

Một người thông minh sáng suốt như vậy sẽ luôn có cách để kiếm được nhiều tiền hơn, và còn nghĩ được cách để tiết kiệm tiền một cách khoa học và hợp lý nhất. Nếu mỗi người chúng ta đều có thể sáng suốt như nhân vật trong câu chuyện, tôi nghĩ chúng ta không chỉ có thể tiết kiệm được rất nhiều khoản chi không cần thiết, mà còn có thể kiếm được nhiều tiền hơn thế nữa.

 

5. Câu chuyện thời nhỏ của các tỷ phú Trung Quốc

Người thứ nhất: Mã Vân nghịch ngợm.
Hồi nhỏ, Mã Vân hay đánh lộn, đánh nhau không biết bao nhiêu trận, nhưng không lần nào xuất phát từ lý do cá nhân, tất cả đều vì bạn bè. Vì ham đánh lộn mà Mã Vân từng khâu 13 mũi, bị thương, bị chuyển trường. Bố Mã Vân là người nóng nảy, ông lớn lên dưới những trận đòn thừa sống thiếu chết của bố. Do hoàn cảnh gia đình như vậy, Mã Vân không thích ở nhà, nhưng rất thích kết giao với bạn bè.

Ông nói: “Trông bề ngoài thế thôi chứ thực ra tôi dốt lắm, óc bé tí tẹo thế này, chỉ có thể suy nghĩ từng vấn đề một, anh hỏi liền một lúc ba câu như thế, tôi không tiêu hóa nổi đâu. ” Lúc còn nhỏ, thành tích học tập của Mã Vân không tốt, điểm thi toán toàn lẹt đẹt một hai điểm. Chỉ có môn tiếng Anh đặc biệt xuất sắc, nguyên nhân hóa ra là: “Bố hay mắng tôi, tôi cãi lại bằng tiếng Anh, ông ấy nghe không hiểu gì. Tôi thấy rất thú vị, vì thế quyết định học tiếng Anh và càng học càng thấy đam mê. ” Từ năm 13 tuổi, Mã Vân đã dùng xe đạp đèo du khách nước ngoài chạy khắp Hàng Châu.

Từ nhỏ đến lớn, Mã Vân chưa từng học qua một trường đại học danh tiếng nào, các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông mà ông từng học cũng thuộc loại làng nhàng. Mã Vân thi cấp ba hai năm mới đỗ, toán được 3 điểm. Thi đại học được 2 điểm, trượt vỏ chuối, vậy là Mã Vân với vóc người nhỏ thó quyết định đạp xích lô kiếm cơm. Một ngày nọ, ông nhặt được một cuốn sách tại ga xe lửa Kim Hoa – “Đường đời dài rộng”, cuốn sách này đã làm thay đổi chàng thanh niên trẻ: “Tôi muốn học đại học. ”

Năm 1984, sau thời gian dùi mài kinh sử, Mã Vân thi đỗ vào Khoa Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm Hàng Châu, nhưng chỉ đỗ hệ cao đẳng, thiếu 5 điểm mới đủ điều kiện vào học hệ đại học chính quy, nhưng do hệ đại học năm  đó thiếu chỉ tiêu, Mã Vân may mắn được “vớt” lại. Vào đại học, do vốn tiếng Anh tốt, Mã Vân luôn xếp trong “Top 5” của lớp, do không có việc gì làm thêm, Mã Vân quyết định làm chủ tịch hội sinh viên để kết giao rộng rãi với bạn bè hơn.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Mã Vân dạy tiếng Anh tại Học viện Công nghệ điện tử Hàng Châu. Năm 1991, ông và một người bạn thành lập trung tâm dịch thuật. Kết quả, thu nhập tháng đầu tiên được 700 tệ, trong khi tiền thuê trụ sở là 2. 000 tệ. Khi mọi người đang hoang mang dao động, một mình Mã Vân vác bao tải đi ra phố Nghĩa Ô bán đồ lưu niệm, hoa tươi, sách, quần áo và đèn pin.

Trong hai năm, Mã Vân không chỉ nuôi sống trung tâm dịch thuật mà còn tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh đầu tiên tại Hàng Châu, ngoài ra, ông còn là giảng viên có lịch lên lớp dày đặc nhất của học viện.

Một ngày tháng 10 năm 1999, Mã Vân được sắp xếp để gặp mặt cổ đông lớn nhất của Yahoo, CEO của SoftBank, người được mệnh danh “cột hướng gió” của ngành internet – Tôn Chính Nghĩa. Do vừa hoàn thành việc huy động vốn, Mã Vân không có kế hoạch tái huy động vốn.

Khi đẩy cửa bước vào, Mã Vân vẫn cho rằng đây là cuộc gặp gỡ tay đôi, kết quả là một căn phòng chật kín người, bao gồm cả nhân viên của hãng Morgan Stanley. Vốn định diễn thuyết trong vòng một giờ đồng hồ, Mã Vân mới thuyết trình được sáu phút về mục tiêu của công ty, Tôn Chính Nghĩa liền bước tới và nói: “Tôi quyết định đầu tư vào công ty của anh. ” Mã Vân nói: “Tôn Chính Nghĩa là người tài trí dù bề ngoài trông có vẻ ngu đần, hiền lành, nói tiếng Anh rất dị, hầu như không thừa câu nào, rất giống các nhân vật trong phim kiếm hiệp. Trong sáu phút ngắn ngủi ấy, tôi đã hiểu đối tác của mình là người như thế nào. Đều là tuýp người dứt khoát, quyết đoán, muốn làm việc lớn và quyết thực hiện bằng được ý tưởng của bản thân. ”

Ngày 12 tháng 8, Mã Vân gặp lại Tôn Chính Nghĩa, lần này không bên nào mang theo luật sư, cả hai đều đơn thương độc mã. Cuộc gặp mặt vỏn vẹn chưa đầy ba phút. Mã Vân nhận được gói đầu tư 3,5 triệu đô-la từ Tôn Chính Nghĩa. Sau đó, Mã Vân mới biết, mỗi năm SoftBank nhận được 700 lời đề nghị đầu tư, nhưng chỉ quyết định đầu tư vào 70 công ty, ngoài ra, Tôn Chính Nghĩa chỉ đích thân đàm phám với một công ty duy nhất.
 
Trước khi ký hợp đồng, Mã Vân đã bất ngờ nuốt lời, điều khiến mọi người bất ngờ hơn nữa là ông không chê tiền ít mà chê tiền nhiều. Dưới con mắt của nhiều người, đây là một việc làm ngốc nghếch: Cùng tỷ lệ đầu tư như nhau, Mã Vân không muốn 3,5 triệu đô-la mà chỉ muốn 2 triệu đô-la. Ông nói: “Nhiều tiền quá, tôi không cần đến. ”

Mã Vân cho rằng: “Chỉ cần số tiền vừa đủ, nhiều tiền quá chẳng tốt đẹp gì,” Trợ lý của Tôn Chính Nghĩa lập tức nhảy dựng lên, đây là chuyện không thể tin nổi, Mã Vân lại chê tiền nhiều, “chúng ta không thể tiếp tục thương lượng được nữa!” cuộc đàm phán rơi vào bế tắc, nhưng Mã Vân vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình – “Chỉ cần 2 triệu đô-la. ”

Trước mặt tay trợ lý đang nổi trận lôi đình, Mã Vân gửi thư cho Tôn Chính Nghĩa, ông nói: “... hy vọng có thể bắt tay hợp tác với ông Tôn để phát triển thị trường internet, nếu không có duyên, vẫn mong được làm bạn tốt của nhau. ” Năm phút sau, Tôn Chính Nghĩa trả lời: “Cảm ơn anh đã cho tôi một cơ hội làm ăn. Chúng tôi nhất định sẽ quảng bá thương hiệu Alibaba ra toàn cầu, biến nó thành một trang web tương tự như Yahoo. ” Đến nay ở Trung Quốc, ai cũng biết đến trang web Alibaba.

Một số phụ huynh cho rằng những đứa trẻ nghịch ngợm đều “có vấn đề”, điều đó không đúng, khả năng sáng tạo và hành động của những đứa trẻ nghịch ngợm thường mạnh hơn. Chỉ cần chúng ta định hướng đúng đắn, trẻ sẽ đạt được nhiều thành tựu tốt hơn trên lĩnh vực mà chúng có sở trường. Trong thế giới của trẻ, không có gì là nên làm hoặc không nên làm. Bóp nghẹt “tính nghịch ngợm” của trẻ là việc làm sai lầm, thậm chí có thể bạn đang làm thui chột một Thomas Edison hoặc Bill Gates của tương lai.

Người thứ hai: Sử Ngọc Trụ được rèn luyện lòng cam đảm từ nhỏ.

Sử Ngọc Trụ sinh năm 1962 tại huyện Hoài Viễn nằm ở phía Bắc tỉnh An Huy. Bố ông công tác tại công an huyện Hoài Viễn, mẹ là công nhân.

Trước năm lớp bảy, thành tích học tập của Ngọc Trụ không được tốt, ham chơi, thích đọc truyện tranh và thường bị mẹ mắng. Năm 1977, Trung Quốc khôi phục kỳ thi đại học, Ngọc Trụ bắt đầu học hành một cách nghiêm túc vì cho rằng “nếu chăm chỉ thì có thể thi đại học. ”
 
Từ bậc trung học cơ sở, đến năm 18 tuổi rời xa quê hương, không xuất phát từ lý do gì đặc biệt, chỉ vì đám bạn thân ai cũng thường hay leo núi, mỗi mình không đi xem ra có vẻ lạc loài mà Sử Ngọc Trụ hình thành thói quen leo núi. Từ 5 giờ sáng, trời còn tờ mờ, Ngọc Trụ đã leo từ chân núi lên đỉnh núi. Quãng đường từ nhà đến đỉnh núi chỉ có một mình ông cặm cụi đi. Mỗi ngày, Sử Ngọc Trụ đều cố gắng khắc phục tính sợ ma bằng cách băng qua nghĩa địa trồng đầy cây thạch lựu, mục đích cuối cùng để kịp gặp mặt đám bạn trên đỉnh núi vào lúc bình minh và cùng nhau đợi ở đó đến trời sáng.

Trước năm 18 tuổi, Sử Ngọc Trụ từng hai lần theo bố đến thăm Thượng Hải phồn hoa. Ấn tượng ban đầu là “thành phố quá rộng lớn”, ấn tượng sâu sắc nhất là Khách sạn Quốc tế cao 24 tầng nằm trên đại lộ Nam Kinh, ngoài ra còn khu vực cù lao sông Hoàng Phố, nhà cao tầng ở khu vực cù lao sông Hoàng Phố khác xa với khu vực cù lao Hoài Viễn, mang đậm phong cách phương Tây.

Sau này, các công trình tòa nhà Người khổng lồ và Bộ óc Hoàng kim giúp mọi người biết đến tên tuổi Sử Ngọc Trụ. Trong vòng năm năm, Sử Ngọc Trụ vươn lên vị trí thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc, nhưng lại phá sản, gánh món nợ 2,5 tỷ nhân dân tệ trong vòng một đêm. Sau này, Sử Ngọc Trụ một lần nữa nổi tiếng vì đã khôi phục lại địa vị của mình sau khi thất thế, ông trở thành “con cá mập” trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (các sản phẩm bổ não Bạch Kim, Hoàng Kim, rượu thuốc Hoàng Kim); trò chơi trực tuyến (sản phẩm Đường trường); đầu tư vào Ngân hàng Hoa Hạ, Dân Sinh; năm 2002, chủ động trả hết khoản nợ 2 tỷ nhân dân tệ của Tập đoàn Người khổng lồ. Ngày 01 tháng 11 năm 2007, công ty trực tuyến Giant Interactive của Sử Ngọc Trụ niêm yết thành công cổ phiếu tại Sàn giao dịch New York (Mỹ), giá trị thị trường của công ty đạt 4,2 tỷ đô-la, tổng mức huy động vốn đạt 1,045 tỷ đô-la, trở thành công ty tư nhân của Trung Quốc có quy mô niêm yết cổ phiếu lớn nhất từ trước đến nay tại thị trường Mỹ, tài sản của Sử Ngọc Trụ vượt ngưỡng 50 tỷ nhân dân tệ. Câu chuyện Sử Ngọc Trụ đứng lên sau thất bại, một lần nữa chứng minh cho sức hút và giá trị của tinh thần kiên trì và nghị lực. Sự nghiệp có lúc thăng lúc trầm, thế gian cũng lắm chuyện thị phi, chỉ có những người dũng cảm đương đầu với khó khăn gian khổ mới có thể đứng dậy sau khi vấp ngã và hướng tới thành công.
 
Sử Ngọc Trụ quả thật rất gan dạ, trong giai đoạn đầu của công ty Giant Interactive, do quá liều lĩnh mà làm hỏng việc. Nhưng gan dạ thường là tố chất cần có của một người có chỉ số FQ cao, một khi có cơ hội, chúng ta cần mạnh dạn khắc phục tâm lý sợ sệt để nắm lấy; giống như câu nói của chuyên gia đầu tư W. Buffet: “Khi người khác run sợ tôi thường tham lam, khi người khác tham lam tôi lại run sợ. ”

Người thứ ba: Anh em Lưu Vĩnh Hảo từ nhỏ đã biết chia sẻ khó khăn trong gia đình.

Hồi nhỏ, gia đình Lưu Vĩnh Hảo rất nghèo, cả nhà sống nhờ vào đồng lương của bố Lưu Vĩnh Hảo. Vĩnh Hảo có năm anh chị em, mẹ thường xuyên đau ốm, một mình bố Vĩnh Hảo làm việc nuôi bảy miệng ăn quả thật vô cùng vất vả. Vĩnh Hảo bé nhất trong số bốn anh em trai, lúc nhỏ hầu như chưa từng được mặc áo mới, thậm chí có quãng thời gian rất dài không hề đi dép.

Vì nhà nghèo, củi đun đều do anh em ông kiếm về, từ sáng sớm Vĩnh Hảo đã đi kiếm củi, không chỉ để nhà dùng, mà còn bán để phụ thêm vào tiền sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Năm ông lên 8 hay 9 tuổi, mỗi sáng anh em đều đi kiếm củi, nhưng thu nhập từ việc bán củi vô cùng ít ỏi. Anh em Vĩnh Hảo rất thích trời mưa, vì mưa to gió lớn sẽ làm gãy và rơi rụng nhiều cành cây, lúc đó chỉ cần nhặt cành cây đem về nhà, đợi phơi khô rồi đem bán lấy tiền.

Công việc nhặt củi đòi hỏi dậy sớm, khoảng 5 giờ 15 phút đã phải lên phố huyện, vì thời điểm đó trùng vào giờ nhóm bếp của các nhà hàng hoặc quán ăn, như vậy nhiều nhà sẽ vứt xỉ than ra ngoài đường, ai nhanh tay thì nhặt được. Nếu muốn nhặt được nhiều xỉ than phải xí chỗ trước, đợi người ta đun bếp, có khi đợi 10 phút, có khi đợi đến 20 phút.

Năm 1982, anh em Vĩnh Hảo dốc toàn bộ 1. 000 tệ tiền vốn của gia đình để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp – nuôi gà và chim cút. Sau này, anh em nhà họ Lưu đã cùng xây dựng nên Tập đoàn Hope danh tiếng.

Cần cù, tiết kiệm mãi mãi là đức tính tốt của một doanh nhân ưu tú, anh em Lưu Vĩnh Hảo từ nhỏ đã được rèn luyện đức tính này, dù sau này giàu có như vậy, Lưu Vĩnh Hảo vẫn giữ thói quen sống tiết kiệm, sinh hoạt phí hàng tháng không bao giờ vượt quá mấy ngàn tệ. Đây cũng là một truyền thống tốt đẹp của người Trung Quốc.

Người thứ tư: Ngưu Căn Sinh có giá “50 tệ”.

Hầu như người Trung Quốc nào cũng từng dùng qua sản phẩm sữa Mông Ngưu, người sáng lập ra thương hiệu này chính là Ngưu Căn Sinh. Căn Sinh có mối lương duyên sâu đậm với sữa bò, ban đầu ông không mang họ Ngưu. Ngưu Căn Sinh sinh năm 1958, khi ông vừa đầy tháng, bố mẹ đem bán ông cho một gia đình họ Ngưu để đổi lấy 50 tệ, nhà họ Ngưu hy vọng đứa trẻ được mua về sẽ giúp gia tộc duy trì nòi giống nên đặt tên cho ông là “Ngưu Căn Sinh”. Ai ngờ được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mông Ngưu lừng danh ban đầu vốn chỉ có giá 50 tệ, nhưng Căn Sinh thường nói bóng gió rằng: “Nếu không có 50 tệ của ngày ấy, có thể không có Ngưu  Căn Sinh ngày hôm nay. ” Bố mẹ nuôi rất nghiêm khắc với Căn Sinh, vì là con nuôi nên hồi nhỏ Ngưu Căn Sinh thường bị người khác bắt nạt, nhưng từ tận đáy lòng ông vẫn thầm cảm ơn bố mẹ nuôi: “Bố nuôi tôi 38 năm theo nghề nuôi bò và giao sữa, tôi nối nghiệp bố; mẹ nuôi dạy dỗ tôi, suốt đời tôi không quên hai lời nhắn nhủ của mẹ, câu thứ nhất là: Muốn biết, hãy đảo lộn mọi thứ, hãy nghĩ nhiều hơn tới sự đau khổ, vất vả của người khác, con sẽ biết nên đối nhân xử thế như thế nào; câu còn lại là: Chịu thiệt thòi là cái phúc; ăn may là cái họa, thà nhận phần thua thiệt về mình chứ nhất định không để mọi người phải thua thiệt. ”

Chịu ảnh hưởng của mẹ, từ nhỏ Ngưu Căn Sinh đã hình thành quan niệm “tiền tích lại thì tình người ly tán, tiền phân tán thì tình người xích lại”, việc học cách nói lời cảm ơn, biết ơn những người và sự việc đã đi qua cuộc đời, bất luận là tốt hay xấu, đều sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta. Mẹ cho vài đồng tiền lẻ, ông cũng biết chia sẻ cùng bạn bè, kết quả ai cũng nghe theo sự chỉ huy của ông. Khi đó, lần đầu tiên ông cảm nhận được sức mạnh của việc “tập hợp lực lượng”. Từ đó, vô hình chung ông hình thành nên thói quen nhận phần thua thiệt về mình, cũng xuất phát từ lý do đó, Ngưu Căn Sinh mới có thể hiệu triệu được số đông, dần bộc lộ khả năng lãnh đạo chỉ huy của mình.

Năm 1978, Ngưu Căn Sinh lúc đó 20 tuổi nối nghiệp bố, bắt đầu vào nghề nuôi bò. Năm 1983, Ngưu Căn Sinh vào làm việc tại xưởng sản xuất sữa Hồi Dân, tiền thân của công ty sữa Y Lợi sau này. Tại công ty Y Lợi, từ một công nhân rửa bình sữa tầm thường, nhờ những phẩm chất khác người, ông dần được đề bạt giữ chức tổ trưởng, trưởng dây chuyền sản xuất, Chủ nhiệm phân xưởng, Phó Giám đốc Xí nghiệp, Giám đốc Xí nghiệp rồi Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh. Sau đó, ông tự đứng ra thành lập Tập đoàn Mông Ngưu, chuyên phát triển các dòng sản phẩm sữa bò Mông Cổ nổi tiếng tại Trung Quốc.

Ngưu Căn Sinh là người sống có trước có sau, cũng là người biết chia sẻ tiền bạc với mọi người. Kinh Dịch có câu: “Quy tụ được lòng người, sẽ kiếm được tiền. Kiếm được tiền, sẽ quy tụ được lòng người. ” Căn Sinh hiểu rõ lời răn này, kết quả là tiền của ông kiếm được ngày càng nhiều, cổ phần trong công ty cũng ngày càng tăng.

Người thứ năm: Du Mẫn Hồng lúc nhỏ nhặt gạch vụn.

Khi Mẫn Hồng còn nhỏ, một việc bố làm đã khiến ông nhớ mãi. Bố Mẫn Hồng là thợ mộc, thường giúp người khác xây nhà, mỗi khi xây xong một căn nhà, ông thường nhặt nhạnh số gạch vụn, ngói vỡ mà người khác vứt đi để mang về. Có khi đang đi trên đường, nhìn thấy gạch vỡ hoặc đá cuội, bố ông cũng bỏ vào giỏ xe. Lâu dần, trong vườn nhà ông có một đống gạch, ngói, đá cuội hỗn độn. Du Mẫn Hồng không hiểu đống gạch vụn kia dùng làm gì, chỉ cảm thấy khu vườn vốn nhỏ bé để thêm mấy thứ kia càng trở nên chật chội. Một hôm, bố Mẫn Hồng đo đạc ở góc vườn, sau đó đào móng, trộn vữa, dùng số gạch ngói vỡ vụn trên, một khu chuồng gia súc vuông vắn dần hiện hình. Bố ông lùa đám lợn, dê vẫn thường chạy loăng quăng vào “nhà mới”, sau đó dọn vườn tược sạch sẽ. Như vậy, nhà Du Mẫn Hồng đã có khu vườn và chuồng lợn được cả thôn ngưỡng mộ.

Lúc đó, Mẫn Hồng chỉ cảm thấy bố mình thật tài giỏi, một mình xây được cả chuồng gia súc. Đến khi lớn lên ông mới dần phát hiện ra việc làm của bố ảnh hưởng rất lớn đến ông sau này. Từ mấy viên gạch vụn, cuối cùng hình thành nên chiếc chuồng gia súc, bố đã bật mí cho Du Mẫn Hồng toàn bộ bí mật trong quá trình hoàn thành công việc. Một viên gạch không làm được việc gì, một đống gạch cũng không ra việc gì, nếu bạn không có ý tưởng xây một căn nhà, dù sở hữu tất cả số gạch trong thiên hạ thì cũng chẳng khác gì một đống phế liệu; nếu như có ý tưởng xây nhà, mà không có gạch, ý tưởng cũng khó thành hiện thực. Khi đó, nhà ông nghèo đến nỗi phải chạy ăn từng bữa, dĩ nhiên không có tiền mua gạch, nhưng bố ông không bỏ cuộc, kiên trì nhặt gạch từng ngày, cuối cùng đã gom đủ số gạch cần thiết để xây nên chiếc chuồng gia súc hằng mong ước.

Những năm tháng sau đó, việc này giống như một liều thuốc tinh thần luôn khích lệ Du Mẫn Hồng, đồng thời trở thành tư tưởng chỉ đạo hành động của ông. Khi làm việc, ông luôn tự đặt ra hai câu hỏi cho bản thân: Một là, làm việc này nhằm mục đích gì, vì mù quáng làm một việc cũng giống như nhặt về một đống gạch vụn mà không biết dùng vào việc gì, sẽ lãng phí công sức của bản thân; hai là, cần nỗ lực bao nhiêu mới có thể hoàn thành một việc, cũng giống như nhặt bao nhiêu gạch mới đủ xây nhà. Sau đó, cần có đủ sự nhẫn nại, vì gạch vụn không thể gom được đủ chỉ trong một ngày.

Du Mẫn Hồng xác định rõ mục tiêu cho công ty Tân Phương Đông: Cần phải trở thành cơ sở đào tạo tiếng Anh tốt nhất Trung Quốc. Mỗi ngày, ông đứng lớp từ 6-10 tiếng đồng hồ, rất nhiều giáo viên bỏ cuộc, nhưng ông thì không, mười mấy năm vẫn như vậy. Mỗi một tiết đứng lớp, ông có cảm  giác như đang tự tay nhặt được thêm một viên gạch xây dựng lên ngôi nhà mang tên Tân Phương Đông. Đến tận hôm nay, ông vẫn không ngừng nỗ lực, đồng thời đã hình dung ra viễn cảnh tốt đẹp của ngôi nhà Tân Phương Đông.

Nếu phá dỡ một tòa Kim tự tháp, những thứ còn lại chỉ giống như đống đá vụn; nếu sống mà không có mục tiêu, chẳng khác gì trôi qua những ngày tháng vô nghĩa. Nhưng nếu chúng ta dồn sự cố gắng vào công việc mỗi ngày để hiện thực hóa ước mơ của mình, những ngày tháng vô nghĩa sẽ được gắn kết thành một tương lai rộng mở phía trước.

Sống có mục tiêu và kiên trì thực hiện mục tiêu qua hành động thực tế, đó là hai tố chất bắt buộc đối với những người có chỉ số FQ cao, đồng thời cũng là tố chất cần có đối với những người đang hướng tới thành công. Một người dám nghĩ, dám làm, biết kiên nhẫn, không thành công mới là sự lạ.

Người thứ sáu: Chu Tân Lễ biết kiếm tiền từ nhỏ.

Chu Tân Lễ - người sáng lập ra thương hiệu nước hoa quả Hội Nguyên sinh năm 1952 tại vùng núi Cần Mông hẻo lánh của tỉnh Sơn Đông – thôn Đông Lý, trấn Đông Lý, huyện Cần Nguyên. Cần Mông vốn là khu vực nghèo khó, huyện Cần Nguyên nhiều đồi núi, đất canh tác ít, là huyện có độ cao trung bình so với mực nước biển lớn nhất của tỉnh Sơn Đông. Từ xưa đã quanh năm khô hạn, sống nhờ nước trời. Tại đây, đói ăn là chuyện thường tình. Từ nhỏ, Tân Lễ đã thấm thía nỗi tủi nhục của cuộc sống nghèo khó, đồng thời cảm nhận sâu sắc khát vọng xóa đói giảm nghèo của bà con nông dân.

Cái nghèo làm thay đổi suy nghĩ, nghèo khó có thể kích thích ý chí phấn đấu của con người, gieo vào cuộc đời hạt giống tự lực tự cường, biết đấu tranh với số phận. Cuộc sống nghèo khó đã tạo nên động lực kiếm tiền cho cậu bé Chu Tân Lễ. Hồi nhỏ, tuy nhà rất nghèo, nhưng cậu bé Tân Lễ thường nghĩ ra nhiều ý tưởng, hơn nữa không quản ngại khó khăn, lên núi hái thuốc bán kiếm tiền đi học. Được biết, từ nhỏ ông chưa từng xin tiền học phí và tiền mua sách vở của gia đình. Hồi đó, nhà bạn học nào cũng nghèo, thường đóng chậm tiền học phí, thầy giáo thường viết tên 10 bạn nộp học phí sớm nhất và muộn nhất lên bảng, “lần nào tôi cũng nằm trong danh sách 10 người đóng sớm nhất, hơn nữa toàn là tiền tự tay kiếm được. ” Đến tận bây giờ, mỗi khi nhắc lại chuyện này, Tân Lễ vẫn cảm thấy vô cùng tự hào. Nhà ông là hộ đầu tiên trong thôn có thu nhập hơn 10. 000 tệ, Tân Lễ cũng được mọi người công nhận là người đa tài nhất thôn; làm giàu từ hai bàn tay trắng, trở thành người dẫn đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương, ai ai cũng ngưỡng mộ.

Năm 1992, Chu Tân Lễ biến một xí nghiệp sản xuất hoa quả đóng hộp đang có nguy cơ phá sản thành công ty nước giải khát lớn nhất Trung Quốc – Hội Nguyên. Không chỉ tạo lên một thương hiệu nổi tiếng, Tân Lễ còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp trồng cây ăn quả, giúp nhiều hộ nông dân trồng cây ăn quả trở nên giàu có.

Cậu bé Chu Tân Lễ có “đầu óc kiếm tiền” từ nhỏ, biết tìm ra con đường làm giàu từ những thứ xung quanh mình, đây là tố chất đầu tiên mà những nhà khởi nghiệp cần phải trau dồi – chỉ số FQ.

Người thứ bảy: Đinh Lỗi biết chế tạo Radio từ bậc trung học cơ sở.

Tháng 9 năm 1986, Đinh Lỗi thi đỗ vào trường Phụng Trung và trở thành 1 trong 56 học sinh của lớp 10B. Khi đó, học lực của Đinh Lỗi thuộc dạng làng nhàng, xếp thứ 40 hay 50 trong danh sách nhập học, không hề tương xứng với danh hiệu “Người giàu nhất Trung Quốc” như hiện nay. Điều đáng mừng là, qua mỗi kỳ thi thành tích của ông lại được cải thiện. Nhưng khá nhất cũng chỉ xếp từ thứ 10 đến thứ 12, chưa bao giờ có triển vọng lọt vào top 10 của lớp, chứ đừng nói đến top học sinh xuất sắc toàn khóa. Những người làm công tác giáo dục Trung Quốc đang sôi nổi thảo luận “hiện  tượng top 10”, trong đó có đề cập đến việc những người tài giỏi thường có thành tích học tập xếp trong khoảng top 10 của lớp. Trường hợp Đinh Lỗi cũng không nằm ngoài “hiện tượng top 10”. Dù thành tích học tập chỉ thuộc dạng bình thường nhưng đôi khi Đinh Lỗi cũng bộc lộ rõ tài năng của mình, những hành động kỳ quặc thời trung học đã thể hiện rõ niềm đam mê cháy bỏng với kỹ thuật của ông.

Từ nhỏ, Đinh Lỗi đã yêu thích kỹ thuật vô tuyến điện. Năm học lớp sáu, lần đầu tiên ông lắp ráp thành công một chiếc radio... đó là chiếc radio có kỹ thuật lắp ráp phức tạp nhất thời điểm đó, có thể thu sóng tầm trung, sóng ngắn và các kênh phát thanh khác tần số. Khi đó, Đinh Lỗi cho rằng công việc danh giá nhất trong tương lai là trở thành một kỹ sư điện tử hoặc điện khí. Thời điểm đó, Phụng Hóa là một trong số các trường trung học phổ thông nổi tiếng của tỉnh Triết Giang, có điều kiện để cho học sinh tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến. Trường Phụng Hóa có vài chiếc máy tính Apple, do vậy nhà trường quyết định thành lập Nhóm yêu thích máy vi tính, Đinh Lỗi lập tức đăng ký tham gia.

Năm 1989, chàng thanh niên 18 tuổi Đinh Lỗi đỗ điểm cao vào trường Đại học Khoa học kỹ thuật điện tử. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1993, Đinh Lỗi làm việc tại Cục Điện tín Ninh Ba; năm 1995, bỏ việc xuống Quảng Châu làm thuê; tháng 5 năm 1997, sáng lập Công ty NTES; ngày 14 tháng 10 năm 2003, giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán của NTES đạt mức cao nhất trong lịch sử - 7 tỷ đô-la; với tư cách là người sáng lập, kỹ sư trưởng thiết kế và cổ đông lớn nhất (nắm 58,5% cổ phiếu) của NTES, tài sản của Đinh Lỗi ước đạt 9,1 tỷ nhân dân tệ. Do đó, ông được hai tạp chí danh tiếng Hồ Nhuận và Forbes bình chọn là “Người giàu nhất Trung Quốc. ”

Tò mò đi đến sáng tạo là tiền đề để trở thành một nhà phát minh, nếu ý tưởng phát minh này định hướng được hoạt động tiêu thụ và thị trường, nó sẽ mang lại khối tài sản kếch sù cho nhà phát minh, đây chính là công thức “chỉ số FQ + ý tưởng sáng tạo = tiền của. ”
 

 

6.  Câu chuyện thời nhỏ của các tỷ phú nước ngoài

 

Người thứ nhất: Warrent Buffet kinh doanh từ khi năm tuổi.

Thực ra, nhiều tỷ phú nổi tiếng thế giới cũng bắt đầu trải nghiệm công việc kinh doanh từ hồi thanh niên, thậm chí là từ thời nhi đồng, nhiều tỷ phú bộc lộ năng khiếu kinh doanh từ khi còn rất nhỏ.

Ông vua cổ phiếu Buffet bắt đầu kinh doanh khi mới lên 5 tuổi, 11 tuổi bắt đầu chơi cổ phiếu.

Warrent Buffet sinh năm 1930 tại thành phố nhỏ Omaha miền tây nước Mỹ. Ông sinh ra đúng vào thời điểm gia đình gặp nhiều khó khăn nhất. Bố ông – Howard Buffet đầu tư vào cổ phiếu mất cả chì lẫn chài, kinh tế gia đình khánh kiệt, để tiết kiệm tiền mua cà phê, mẹ ông thậm chí còn không gặp gỡ trò chuyện với những người bạn trong nhà thờ.

Từ nhỏ, Buffet đã cảm thấy môn toán vô cùng hấp dẫn, đồng thời bộc lộ khả năng ghi nhớ các con số một cách phi thường. Ông có thể ngồi cả buổi chiều với cậu bạn thân Bill Russell để ghi nhớ biển số những chiếc xe đi lại trên đường. Đến tối, hai người bắt đầu chơi một trò mà họ cho rằng thú vị: Russell đọc tên một loạt các thành phố trong cuốn sách, trong khi Buffet nhanh chóng đọc ra số dân của thành phố đó.

Một người bạn của Buffet nhớ lại, lúc năm tuổi, Buffet bày một sạp hàng nhỏ trước cửa nhà để bán kẹo cao su cho người đi đường. Sau đó, ông chuyển sang bán nước chanh tại những khu phố đông đúc. Năm chín tuổi, Buffet và Russell đếm số nắp lon chui ra từ máy bán nước giải khát tự động trước cửa cây xăng, sau đó đem về nhà, cất dưới hầm. Đây không phải là hành động thiếu suy nghĩ của một đứa trẻ lên chín tuổi, hai người đang khảo sát thị trường. Buffet và bạn ông muốn biết loại đồ uống nào được tiêu thụ nhiều nhất.

Buffet mua nước giải khát từ cửa hàng thực phẩm của cụ nội và rao bán đến từng hộ gia đình trong mùa hè oi bức. Năm 10 tuổi, mỗi sáng ông rao 500 tờ báo, mỗi tháng kiếm được 175 đô-la, ông tích cóp hết số tiền kiếm được.
 
Từ năm 10 tuổi, Buffet bắt đầu đam mê chứng khoán, cũng giống như người lớn, ông cố gắng học quy luật lên xuống của giá cổ phiếu. Năm 11 tuổi, ông mua 3 cổ phiếu của công ty xây dựng công trình công cộng đô thị, mỗi cổ phiếu 38 đô. Khi cổ phiếu lên giá 40 đô, ông quyết định bán ra, trừ phí thủ tục, ông kiếm được 5 đô. Năm 14 tuổi, ông dùng số tiền 1. 200 đô-la tích cóp được mua 40 mẫu Anh ruộng tại bang Nebraska, sau đó cho người khác thuê lại.

Ông còn đến sân golf để nhặt những quả bóng golf cũ nhưng vẫn còn giá trị sử dụng, cẩn thận đánh số và niêm yết giá cho từng quả bóng, sau đó bán cho hàng xóm kiếm thu nhập. Buffet cùng một người bạn mở ki ốt bán bóng golf trong công viên, làm ăn phát đạt suốt một thời gian.

Khi học cấp ba, Buffet cùng người bạn giỏi sữa chữa máy Denley thiết kế máy mát xa trong tiệm hớt tóc, hai người bọn họ cùng làm chủ tiệm hớt tóc và chia lợi nhuận theo tỷ lệ 50/50, việc làm ăn vô cùng thuận lợi, thị trường không ngừng mở rộng. Nhưng Buffet không bị lợi nhuận làm cho mờ mắt, ông luôn tỉnh táo lựa chọn những địa điểm tương đối heo hút, để đề phòng đám côn đồ lưu manh ở địa phương quấy nhiễu việc làm ăn.

Bãn lĩnh kiếm tiền mọi lúc mọi nơi được hình thành từ nhỏ của Buffet khiến chúng ta không khỏi khâm phục. Dần dần, điều đó đã định hình nên phong cách đầu tư nhất quán của ông, đồng thời hình thành nên một ông vua và huyền thoại đầu tư Buffet như ngày hôm nay. Dạy trẻ chủ động kiếm tiền từ nhỏ không phải là một việc làm xấu, và chúng ta cũng có thể nuôi dưỡng ra một “Buffet” thứ hai.

Người thứ hai: Ông vua sắt thép Carnegie chuyển nhượng quyền đặt tên  con thỏ.

Ông vua sắt thép Andrew Carnegie bộc lộ năng khiếu kinh doanh từ nhỏ. Một lần, con thỏ cái ông nuôi sinh ra một đàn thỏ con, nhưng không có đủ thức ăn để nuôi đám thỏ mới sinh. Carnegie nghĩ ra một cách, ông nói với bọn trẻ hàng xóm, ai tìm được súp lơ vàng và cỏ xa tiền thảo để nuôi đám thỏ con, sau này ông sẽ lấy tên người đó đặt cho lũ thỏ, coi như một sự báo đáp. Cách này quả nhiên phát huy hiệu quả thần kỳ, cả kỳ nghỉ hè, đám trẻ con hàng xóm cặm cụi kiếm súp lơ vàng và cỏ xa tiền thảo cho Andrew.
 
Lúc nhỏ, Carnegie từng làm nghề đưa thư báo, thù lao mỗi ngày chỉ được 50 cent. Carnegie khao khát trở thành một nhân viên trực điện đàm, vì vậy, buổi tối ông thường tự học kiến thức về điện tín, buổi sáng đến công ty thật sớm, kiếm máy để thực hành.

Một buổi sáng, công ty đột nhiên nhận được một bức điện từ Philadelphia. Bức điện rất khẩn cấp, nhưng nhân viên trực điện đàm lúc đó chưa đi làm, vậy là Andrew nhận đánh thay bức điện trên, đồng thời nhanh chóng chuyển bức điện đến người nhận. Sau đó, ông được cất nhắc làm nhân viên trực điện đàm, lương cũng tăng gấp đôi.

Một cơ hội tình cờ giúp Carnegie bước vào con đường làm giàu. Một lần, khi đang ngồi tàu hỏa, một nhà phát minh ngồi cạnh Carnegie, lấy mô hình thiết kế xe giường nằm mới phát minh cho ông xem. Đầu óc thức thời và tầm nhìn xa trông rộng của Carnegie giúp ông nhận thấy trước viễn cảnh tươi sáng của phát minh này. Vậy là, ông vay tiền mua cổ phần của công ty đang sở hữu phát minh trên. Năm Carnegie 25 tuổi, mỗi năm ông nhận được 5. 000 đô-la lợi tức từ thương vụ đầu tư trên.

Đôi khi, một điểm nút lại là lối thoát và cơ hội kinh doanh, thậm chí không cần đầu tư một xu nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho bạn, điều quan trọng  là bạn phải tìm ra điểm nút và phương pháp đó.

Người thứ ba: Ray Kroc - người sáng lập ra Mc Donald’s mở cửa hàng bán đĩa hát.

Người sáng lập ra hãng Mc Donald’s - Ray Kroc sinh năm 1902 tại vườn cao su ngoại ô phía Tây Chicago. Ông lười đọc sách, thích dành thời gian ngẫm nghĩ, đặt ra nhiều tình huống và cách giải quyết của bản thân. Có khi mẹ ông sẽ hỏi: “Con đang làm gì?” Ông thường trả lời: “Không làm gì, đang nghĩ việc nọ việc kia thôi ạ!”

Năm 12 tuổi, học hết lớp bảy, ông bắt đầu lao động kiếm tiền. Ước mơ của ông ít nhiều được thể hiện thông qua những hành động thực tế. Ông muốn mở một quầy bán nước chanh, không lâu sau đó bắt tay vào thực hiện; ông và hai người bạn còn cùng nhau mở một cửa hàng nhỏ bán đĩa hát, mỗi người đầu tư 100 đô, thuê một cửa hàng với giá 25 đô/tháng và một số nhạc cụ hiếm như Ocarina, Harmonica, Ukulele. Kroc phụ trách việc chơi đàn piano và hát để thu hút khách hàng. Cửa hàng bán đĩa hát mang lại nguồn thu nhập vượt xa trí tưởng tượng của Kroc.

Kroc từng chào bán nhiều mặt hàng, từng cung cấp cốc giấy cho chuỗi cửa hàng thực phẩm Walgreen, bọn họ dùng những chiếc cốc giấy dung tích nhỏ, có thể gấp để đựng nước chấm cho khách hàng. Đó là năm 1930, Kroc quan sát lượng khách ra vào cửa hàng thực phẩm kể trên vào buổi trưa và phát hiện ra một cơ hội vàng có thể làm tăng vọt hiệu suất hợp tác kinh doanh của cả hai bên – trong lúc việc kinh doanh bận rộn, không đủ chỗ ngồi, hoàn toàn có thể dùng cốc giấy có nắp đậy bán bia hoặc đồ uống cho khách không tìm được chỗ ngồi mang về.

Kroc xin gặp giám đốc cửa hàng, đồng thời giới thiệu sản phẩm, nhưng vị giám đốc kia lắc đầu nói: “Nếu không phải anh điên, thì anh đang biến tôi thành gã khùng. Khách hàng bỏ 15 cent để uống một cốc bia tại quầy chúng tôi, mua bằng cốc giấy mang đi cũng chỉ phải trả từng ấy, tại sao tôi phải đầu tư thêm 1,5 cent tiền cốc và làm tăng giá thành?” Kroc nói: “Bởi làm như vậy về lâu dài có thể giúp ngài tăng doanh số. Ngài có thể thiết kế riêng một chỗ bán đồ uống đựng trong cốc giấy trên quầy hàng, đựng đồ uống trong cốc giấy, có đậy nắp, đựng những đồ ăn khác trong túi để khách hàng mang đi. ” Cuối cùng, giám đốc đồng ý sử dụng miễn phí sản phẩm cốc giấy do Kroc cung cấp. Kết quả, việc làm ăn rất thành công, không lâu sau đó Kroc trở thành nhà cung cấp cốc giấy cho Walgreen.

Việc xây dựng đế chế Mc Donald’s là chuyện năm Ray Kroc 52 tuổi.

Năm 1974, người sáng lập ra hãng Mc Donald’s Ray Kroc được mời đến Austin để diễn thuyết tại lớp thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Đại học Texas, sau một bài diễn thuyết cảm động lòng người, những học viên ngỏ ý muốn mời Ray đi uống bia tại một quán quen, ông vui vẻ đồng ý.

Sau khi mọi người đều đã lấy được bia, Ray hỏi bọn họ: “Ai có thể cho tôi biết, tôi đang làm gì?” Lúc đó, ai cũng bật cười, đại đa số các thạc sỹ cho rằng Ray đang pha trò. Không ai trả lời câu hỏi của ông, vậy là Ray tiếp tục hỏi: “Các bạn cho rằng tôi có thể làm gì?” Các học viên một lần nữa cười ồ lên, sau đó một học viên can đảm đứng lên trả lời: “Ray, ai cũng biết ngài đang kinh doanh Hamburger. ”
 
Ray cười lớn: “Tôi đã đoán trước các bạn sẽ trả lời như thế. ” Ông thôi cười và nói rất nhanh: “Kính thưa các quý bà, quý ông, thực ra tôi không kinh doanh Hamburger, nghề nghiệp chính của tôi là buôn bán bất động sản. ”

Ray Kroc mất rất nhiều thời gian để giải thích cho câu nói của mình, trong kế hoạch kinh doanh lâu dài của Kroc, nghiệp vụ chính là bán lại những cửa hàng Mc Donald’s cho các đối tác, ông luôn coi trọng vị trí kinh doanh của những cửa hàng. Vì ông hiểu rõ nhà cửa và vị trí là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của các cửa hàng Mc Donald’s, đồng thời, khi Kroc thực thi kế hoạch, những người mua lại cửa hàng bán đồ ăn nhanh cũng phải bỏ tiền mua lại quyền sở hữu bất động sản từ hãng Mc Donald’s. Mc Donald’s đã trở thành công ty bất động sản lớn nhất thế giới, số lượng bất động sản thậm chí vượt qua cả Giáo hội Thiên Chúa. Hiện nay, Mc Donald’s sỡ hữu rất nhiều cửa hàng nằm trên các khu đất vàng đắt tiền nhất tại góc phố hoặc ngã tư ở Mỹ và các nước trên thế giới.

Lẩn khuất đằng sau thu nhập chủ động là các khoản thu nhập bị động có giá trị lớn, đây là chiến lược đầu tư phục vụ mục đích lâu dài của những người có chỉ số FQ cao.

Người thứ tư: Richard Branson - người sáng lập Tập đoàn Virgin ra tạp chí từ năm 17 tuổi

Tập đoàn Virgin của nước Anh là một đế chế kinh doanh với hơn 300 công ty con, liên quan tới các lĩnh vực hàng không, điện tín, tàu hỏa, thẻ tín dụng. Người sáng lập và CEO của Tập đoàn – Richard Branson có đầu óc kinh doanh từ nhỏ. Một lần, bố mẹ cho ông bộ đồ chơi xe lửa điện, Richard tự tay cải tiến sản phẩm, nâng cao tốc độ chạy, đồng thời quyết định giá vé là hai chiếc bánh sô cô la và mời bạn bè đến tham quan. Kết quả là chưa đầy nửa tháng, Branson đã không buồn ăn bánh sô cô la nữa.

Vào mỗi dịp Lễ Phục sinh, ông và cậu bạn Nick dùng tiền bán báo để mua cây thông giống, họ trồng 400 cây thông Noel, đồng thời tính toán làm thế nào để kiếm được 800 bảng từ 5 bảng đầu tư ban đầu. Nhưng trong kỳ nghỉ lễ tiếp theo, phần lớn cây thông giống bị thỏ hoang ăn hết. Vậy là, họ tức giận giết hết đàn thỏ và bán với giá một si-linh một con.
 
Sau đó, Richard phát hiện ra nuôi vẹt là cơ hội kinh doanh tốt, không ngờ mẹ Branson không kham nổi việc vệ sinh lồng chim nên đã lén thả hết số vẹt nuôi.

Năm 17 tuổi, Branson cuối cùng cũng bỏ dở việc học, cầm 4 bảng tiền tài trợ của mẹ sáng lập ra tạp chí “Student” tại một tầng hầm chật hẹp. Branson phụ trách vận hành kinh doanh tạp chí. Khi những đối tác còn đang sôi nổi với hoạt động chính trị, Richard đã suy nghĩ làm cách nào tận dụng thương hiệu “Student” để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Để thu hút quảng cáo, ông nói dối với Coca Cola rằng Pepsi đã đặt trước trang quảng cáo trên tạp chí. Ông giả vờ bận rộn trước mặt phóng viên, phỏng vấn nhiều nhân vật nổi tiếng như ca sỹ John Lennon của ban nhạc The Beattles, ngoài ra còn cử phóng viên đi thu tin tại những điểm nóng trên thế giới. Thu hút tiền của người khác để đầu tư cho thương hiệu của mình, tất cả những điều này giúp lượng phát hành của “Student” tăng vọt lên mức 200. 000 bản.

Branson là người dám mạo hiểm, các công ty con của tập đoàn kinh doanh rải rác trên nhiều lĩnh vực nhưng đều vận hành rất tốt. Có cách nghĩ hay thì phải dám làm thử, nghĩ được mà không làm được chẳng khác gì suy nghĩ vô ích. Giữa nghĩ được và đạt được, còn cần phải làm được, quá trình tiến hành thất bại không đồng nghĩa với kết quả thất bại.

Người thứ năm: Jack Welch làm thuê kiếm tiền từ nhỏ

Jack là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO của công ty General Electric. Công việc đầu tiên của ông là làm nhân viên bán hàng trong cửa hàng giày dép. Ông lớn lên tại Salem, bang Massachusset. Trong thời gian này, ông đi làm thuê ba lần, những công việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của Jack.

Năm 12 tuổi, ông bắt đầu công việc vác gậy và nhặt bóng gôn tại câu lạc bộ Village ở gần nhà. Những đứa trẻ hàng xóm cũng vậy, Jack vô cùng yêu thích công việc này. Ông để ý những người có cuộc sống tương đối dư dả, xem họ làm ăn như thế nào, ngoài ra còn quan sát cách đối nhân xử thế giữa những con người đó với nhau. Một công việc nữa của Jack là tại cửa hàng trò chơi điện tử của người anh em Parker. Ông đục lỗ trên những tấm gỗ mềm để làm đạo cụ cho trò chơi mang tên “Rút tiền”. Ông quý Parker, nhưng không hứng thú với công việc này. Làm được khoảng một tháng,
 
Jack quyết định đoạn tuyệt vĩnh viễn với công việc trên. Lần thứ ba Jack đi làm thuê là tại cửa hàng giày dép của Tom McKent. Ông thường tiếp xúc với các khách hàng thuộc đủ mọi tầng lớp, công việc này vô cùng thú vị. Ông giúp khách chọn các mẫu giày, để bọn họ đi thử, rồi sau đó đặt lại giá một cách ngay ngắn. Nếu khách hàng không ưng một mẫu giày nào đó, ông luôn cố gắng giới thiệu một đôi giày có lẽ phù hợp với gu thẩm mỹ của khách hàng. Công việc bán giày giúp Welch học được một triết lý kinh doanh vô cùng quan trọng: tất cả nhằm phục vụ việc hoàn tất của một thương vụ mua bán. Không để cho khách hàng nào rời cửa hiệu khi chưa chọn được đôi giày ưng ý. Mỗi khi bán được một đôi giày, Jack có thể hưởng 7 cent tiền hoa hồng, nếu như tiêu thụ được những món hàng tồn kho như những chiếc hộp đựng không còn giá trị sử dụng hay những đôi giày màu sắc xấu, có thể bỏ túi 25 cent.

Trong quá trình đi làm thuê, nếu chỉ quan tâm đến vấn đề thù lao, thứ mà bạn nhận được chẳng qua chỉ là tiền nhiều hay ít; nếu coi làm thuê là quá trình học tập và rèn luyện, bạn sẽ nhận được kỹ năng kiếm tiền. Đây chính là nguyên nhân vì sao mọi người thường nói: “Làm thuê thì chẳng bao giờ có tiền đồ. ”

Người thứ sáu: Truyền thuyết về ông vua của chuỗi cửa hàng bán lẻ Frank Woolworth

Thời thanh niên, Frank làm việc tại cửa hàng tạp hóa, do tính tình nhút nhát, không khéo ăn nói, những câu hỏi của khách hàng luôn làm ông lúng túng. Ông chủ cửa hàng tạp hóa thường thở dài: “Frank, cậu là nhân viên bán hàng vô dụng nhất mà tôi từng gặp. ”

Ông chủ buộc phải đào tạo cho Frank. Một lần, ông chủ quyết định để Frank một mình quản lý cửa hàng: “Frank, cậu đã nhìn thấy mấy cái đĩa này chưa? Còn dao và bàn chải nữa, hôm nay một mình cậu phải bán đi những thứ này?”

Frank sợ toát mồ hôi trước yêu cầu này, bất đắc dĩ, để bớt ấp úng khi nói chuyện với khách hàng, Frank nghĩ ra một cách làm ngớ ngẩn. Ông dán những mẩu giấy nhỏ lên mỗi sản phẩm, trên đó ghi rõ mức giá bán thấp  nhất mà ông chủ yêu cầu; những món hàng giá trị thấp bày hết trên bàn, bên cạnh có dựng một tấm biển: “Đồng giá 5 cent. ”
 
Kết quả hết sức bất ngờ, hàng hóa tiêu thụ rất nhanh, thành công quá bất ngờ đã khích lệ tinh thần Frank. Năm 1879, ông vay 300 đô-la mở một cửa hàng bán lẻ tại Pensylvania, hàng hóa đồng giá 5 cent. Sau đó, chuỗi cửa hàng 5 cent của Frank ra đời nối tiếp nhau, vươn ra toàn nước Mỹ, rồi mở rộng tới nhiều quốc gia và khu vực khác trên thế giới như Anh, Pháp, Canada.

Năm 1913, ông xây tòa nhà văn phòng cao 238m tại New York, Tổng thống Mỹ đương thời Wilson đích thân tới dự lễ cắt băng khánh thành, đó là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới – Woolworth Building.

Năm 1996, thương hiệu Woolmart do ông sáng lập trở thành chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới với hơn 8. 000 cửa hàng.

Người đàn ông mù chữ làm nên huyền thoại ấy chính là Frank W. Woolworth. Woolworth là “ông tổ” của thương mại hiện đại, triết lý kinh doanh của ông là: “Niêm yết rõ giá, lãi ít bán được nhiều, kinh doanh dây chuyền. ”

Một phương pháp bất chợt nghĩ ra lúc bí bách lại có thể trở thành một hình thức kinh doanh bất khả thất bại. Đôi khi, việc kiếm tiền lại hết sức đơn giản như vậy.

Người thứ bảy: Vua dầu lửa Rockefeller biết vay tiền người ngoài từ nhỏ

John Rockefeller sinh ngày 8 tháng 7 năm 1839 trong một gia đình nông dân tại bang New York, Mỹ. Bố ông vốn là một nông dân, sau đó chuyển sang buôn gỗ. Bố Rockefeller là người đam mê kinh doanh nên dạy con ý thức kinh doanh từ nhỏ.

Năm Rockefeller bảy tuổi, ông phát hiện ra đàn gà tây tại khu rừng gần nhà, vậy là sáng nào cũng chạy vào rừng, đợi gà mẹ rời ổ rồi chạy lại ôm gà con đem về nhà. John nuôi số gà con trong phòng ngủ, chăm sóc cẩn thận, đến ngày Lễ Tạ ơn liền bán số gà đã nuôi lớn cho các hộ gia đình trong làng, bỏ số tiền kiếm được vào hòm tiết kiệm. Sau vài lần “ăn trộm” gà con, số tiền xu tiết kiệm ban đầu của Rockefeller đã biến thành những tờ séc giá trị. Rockefeller lại nghĩ cách cho những người nông dân vay lại, rồi lấy lại cả vốn lẫn lãi sau những vụ thu hoạch.
 
Năm 12 tuổi, Rockefeller đã làm một việc mà người thường không nghĩ tới, ông gom số tiền tiêu vặt được bố cho thành 50 đô-la và cho hàng xóm vay với lãi suất 7,5%.

Rockefeller chỉ học đến lớp 11, năm 16 tuổi, ông bỏ dở việc học và làm kế toán cho Công ty Hugh Ted. Lương khởi điểm là 3,5 đô-la một tuần. Tuy còn ít tuổi, nhưng Rockefeller làm việc rất thành thục và cẩn thận. Trong thời gian làm việc, ông chuẩn bị riêng một quyển sổ để ghi chép tỉ mỉ tường tận tình hình thu chi hàng ngày.

Ba năm sau, Rockefeller bỏ việc tại Hugh Ted để lập công ty riêng.

Tháng 1 năm 1870, Rockefeller thành lập công ty dầu mỏ Standard Oil. Một mình chàng doanh nhân trẻ 30 tuổi Rockefeller sỡ hữu 26/50 nhà máy lọc dầu, cuối cùng leo lên vị trí ông trùm lũng đoạn thị trường dầu mỏ nước Mỹ.

Tư duy kinh doanh lãi mẹ đẻ lãi con ảnh sâu sắc tới Rockefeller: “Để tiền sinh ra tiền, bắt tiền làm việc phục vụ bản thân ta”, quả thực khó có thể ngăn cản một người có tư duy làm giàu như vậy. Tất cả tỷ phú trên thế giới đều biết dùng đến cái đầu để kiếm tiền, dù bạn có làm họ trở nên khánh kiệt, họ sẽ giàu lại nhanh chóng, bởi họ biết tư duy và luôn tư duy một cách khác biệt. Rockefeller từng nói: “Nếu cướp hết tài sản và vứt tôi vào giữa sa mạc, chỉ cần có một đàn lạc đà đi qua, không lâu sau tôi sẽ lại trở nên giàu có. ”

Trên đây là một số câu chuyện, liệu bạn có kể lại cho con mình nghe? Bạn rút ra điều gì từ cuốn sách này? Sở dĩ tôi lựa chọn những câu chuyện trên để kể cho mọi người là vì: thứ nhất, tôi muốn các bậc phụ huynh ý thức rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho trẻ; thứ hai, tôi muốn nhấn mạnh rằng: học lực giỏi chưa chắc chỉ số FQ đã cao, việc bồi dưỡng con cái thành những đứa trẻ có thành tích học tập tốt chưa hẳn sẽ giúp chúng phát triển một cách toàn diện. Giáo dục kỹ năng quản lý tài chính từ nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai sau này của trẻ, chúng ta hãy trở thành những giáo viên dạy lớp vỡ lòng về quản lý tài chính cho các con!

Bình luận