Hành tinh của chúng ta được hình thành từ một số chất, trong đó có một số nguyên tố rất hiếm. Theo các nghiên cứu, con người, cây cối, núi non đều được cấu tạo bằng một thứ vật chất. Thực ra trong con người có nhiều ôxy và nitơ, còn núi thì có nhiều ôxy và silic. Nhưng cả hai đều có hydro, lưu huỳnh, sắt, canxi và magiê cùng với rất nhiều nguyên tố khác nữa. Nếu đem nguyên vật liệu cấu tạo nên hai kỳ quan của thiên nhiên ấy ra phân tích thì có thể nói rằng: con người và cây cối núi non trong một chừng mực nào đó vốn là hai anh em - vì cả hai đều từ trái đất sinh ra, nhưng chất liệu cấu trúc nên con người và ngọn núi khác hẳn nhau: một đằng là hữu cơ, còn đằng kia là vô cơ.
Các cơ thể sống có nhiều vô kể trên mặt đất. Muôn hình nghìn vẻ của chúng vô cùng, vô tận. Mặc dù vậy, tất cả chúng ta đều là sinh vật, đều là một thế giới thống nhất và đặc biệt cùng chung sống trên hành tinh. Tuy nhiên, vẫn có ranh giới giữa vô cơ và hữu cơ, động vật và thực vật gồm các chủng loại, các loài. Từ xưa, con người đã đặt câu hỏi: Ai đã quyết định sự phân chia ranh giới ấy?
Quan niệm của tôn giáo và thần thoại cho rằng, sinh vật và con người do một vị thần, một vị chúa sinh ra. Quan niệm chẳng lý giải được nguồn gốc khởi đầu của sự sống. Bởi vậy, từ lâu khoa học đã không xem đức Chúa Trời là một giả thuyết đáng đem ra để bàn cãi.
Các học thuyết khoa học giải thích nguồn gốc sự sống trên quả đất theo những cách khác nhau.
Sự sống ở trên trái đất được đưa từ trên trời xuống mà trên trời thì linh hồn của sự sống đã tồn tại và tồn tại vĩnh cửu. Chỉ cần có những điều kiện thích nghi tương đối đầy đủ xuất hiện trên một hành tinh nào đó thì lập tức “các hạt giống” từ vũ trụ xa vời sẽ bay tới ngay. Đó là các bào tử vi khuẩn và các mầm sống khác, giả thuyết như kiểu “phôi vũ trụ”. Chúng ta đã được các luồng ánh sáng mang đi từ chỗ nọ qua chỗ kia trong vũ trụ.
Các cơ thể sống có nhiều vô kể trên mặt đất. Muôn hình nghìn vẻ của chúng vô cùng, vô tận. Mặc dù vậy, tất cả chúng ta đều là sinh vật, đều là một thế giới thống nhất và đặc biệt cùng chung sống trên hành tinh. Tuy nhiên, vẫn có ranh giới giữa vô cơ và hữu cơ, động vật và thực vật gồm các chủng loại, các loài. Từ xưa, con người đã đặt câu hỏi: Ai đã quyết định sự phân chia ranh giới ấy?
Quan niệm của tôn giáo và thần thoại cho rằng, sinh vật và con người do một vị thần, một vị chúa sinh ra. Quan niệm chẳng lý giải được nguồn gốc khởi đầu của sự sống. Bởi vậy, từ lâu khoa học đã không xem đức Chúa Trời là một giả thuyết đáng đem ra để bàn cãi.
Các học thuyết khoa học giải thích nguồn gốc sự sống trên quả đất theo những cách khác nhau.
Sự sống ở trên trái đất được đưa từ trên trời xuống mà trên trời thì linh hồn của sự sống đã tồn tại và tồn tại vĩnh cửu. Chỉ cần có những điều kiện thích nghi tương đối đầy đủ xuất hiện trên một hành tinh nào đó thì lập tức “các hạt giống” từ vũ trụ xa vời sẽ bay tới ngay. Đó là các bào tử vi khuẩn và các mầm sống khác, giả thuyết như kiểu “phôi vũ trụ”. Chúng ta đã được các luồng ánh sáng mang đi từ chỗ nọ qua chỗ kia trong vũ trụ.