Tháng 4/2007, giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt độc giả cuốn sách viết về nhà tình báo Việt Nam Phạm Xuân Ẩn với tựa đề Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy). Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tác giả suốt 5 năm, trong đó khắc hoạ chân dung Phạm Xuân Ẩn - một nhà tình báo nổi tiếng của chúng ta.
Ngay sau khi phát hành, cuốn sách đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước Mỹ, trong đó có độc giả Việt Nam.
Phạm Xuân Ẩn, là một trong những nhân vật huyền thoại của chiến tranh Việt Nam, nhưng rất nhiều năm sau chiến tranh, cuộc đời của ông vẫn là những bí mật. Năm 2002, cuốn sách Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời", của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải được xuất bản đã gây nên rất nhiều rung động trong dư luận vì lần đầu tiên những bí mật về nhà tình báo lỗi lạc được hé mở. Cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải được công bố đã mở màn cho sự tập trung của giới truyền thông đối với nhân vật Phạm Xuân Ẩn, bởi ngay sau đó đã có hàng loạt các bài báo, các tác phẩm trong nước và quốc tế viết về nhà tình báo Việt Nam, thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. Một trong những tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của độc giả đó là tác phẩm Perfect Spy “Điệp viên hoàn hảo”.
Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo cung cấp cho độc già nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Điệp viên hoàn hảo chưa phải là toàn bộ thông tin liên quan đến con người và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn. Lý do rất đơn giản, gắn liền với một nguyên tắc sống còn của nghề tình báo - nguyên tắc bí mật.
Khi tiếp xúc với Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn vẫn là một nhà tình báo chuyên nghiệp. Ông đồng ý tiếp xúc với Larry Berman để "mở" cho thế giới thấy rõ hơn về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng trong ông cũng luôn thường trực ý thức "đóng" để giữ bí mật cho ngành tình báo, cho những đồng đội của ông đang còn đứng trong bóng tối. Chắc chắn có nhiều thông tin Phạm Xuân Ẩn biết nhưng sẽ không bao giờ nói ra. Bời vậy đối với nhiều người, Phạm Xuân Ẩn sẽ vẫn tiếp tức là một "bí ẩn".
Ngay sau khi phát hành, cuốn sách đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của độc giả trong và ngoài nước Mỹ, trong đó có độc giả Việt Nam.
Phạm Xuân Ẩn, là một trong những nhân vật huyền thoại của chiến tranh Việt Nam, nhưng rất nhiều năm sau chiến tranh, cuộc đời của ông vẫn là những bí mật. Năm 2002, cuốn sách Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời", của nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải được xuất bản đã gây nên rất nhiều rung động trong dư luận vì lần đầu tiên những bí mật về nhà tình báo lỗi lạc được hé mở. Cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải được công bố đã mở màn cho sự tập trung của giới truyền thông đối với nhân vật Phạm Xuân Ẩn, bởi ngay sau đó đã có hàng loạt các bài báo, các tác phẩm trong nước và quốc tế viết về nhà tình báo Việt Nam, thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. Một trong những tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của độc giả đó là tác phẩm Perfect Spy “Điệp viên hoàn hảo”.
Cuốn sách Điệp viên hoàn hảo cung cấp cho độc già nhiều thông tin mới, trong đó có cả những suy nghĩ, nhận xét riêng của tác giả. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Điệp viên hoàn hảo chưa phải là toàn bộ thông tin liên quan đến con người và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn. Lý do rất đơn giản, gắn liền với một nguyên tắc sống còn của nghề tình báo - nguyên tắc bí mật.
Khi tiếp xúc với Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn vẫn là một nhà tình báo chuyên nghiệp. Ông đồng ý tiếp xúc với Larry Berman để "mở" cho thế giới thấy rõ hơn về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, nhưng trong ông cũng luôn thường trực ý thức "đóng" để giữ bí mật cho ngành tình báo, cho những đồng đội của ông đang còn đứng trong bóng tối. Chắc chắn có nhiều thông tin Phạm Xuân Ẩn biết nhưng sẽ không bao giờ nói ra. Bời vậy đối với nhiều người, Phạm Xuân Ẩn sẽ vẫn tiếp tức là một "bí ẩn".