Cây bút trẻ Daniel Kahlmann đã tạo nên một tiểu thuyết thông minh, hài hước, giàu chất trí tuệ Đức nhất từ cuộc đời hai bậc thiên tài trong thời đại ánh sáng: Carl Friedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Một người không thích cuộc sống mà thiếu đàn bà nhưng trong đêm tân hôn vẫn nhảy ra khỏi giường để ghi lại một công thức toán. Một người nhập thân vào khoa học và du hành như một kẻ tuẫn đạo: vượt qua đồng cỏ và rừng rậm, băng qua Orinoco, nếm thuốc độc, trèo lên trên đỉnh núi cao nhất mà con người từng biết, thám hiểm mọi hang hốc. Một người được coi như bộ não làm toán vĩ đại nhất sau Newton, chẳng coi nhân quần là gì, thậm chí chẳng cần rời khỏi nhà mình ở Gottingen để chứng minh rằng không gian cong. Một người vĩnh viễn tin vào tiến bộ xã hội, và rồi sẽ được lịch sử biết tới như một Columbus Đệ nhị. Câu chuyện là sự giao thoa thú vị giữa hai nhà bác học nổi tiếng Đức vào thế kỷ XIX, trong cái ý nghĩa tối thượng của các cuộc đời con người đi khám phá những quy luật bí ẩn của Tạo hóa, nhưng chẳng thiếu hài hước và châm biếm bởi những giăng mắc của trí tuệ siêu việt vào đời thường và xã hội. Với Đo thế giới, Daniel Kehlmann đã tỏ ra thoải mái một cách đáng ngưỡng mộ trong trò chơi tinh tế giữa hiện thực và hư cấu, đồng hành cùng những cái tên có trong mọi cuối lịch sử khoa học, chứng tỏ rằng văn chương vĩnh viễn có quyền năng không thể coi nhẹ trong việc tiệm cận những chân lý phổ quát của tự nhiên và con người.
***
Nhận định
“Tác phầm của Kehlmann tỏa ra sự quyến rũ đây khơi gợi của những bậc thầy như Nobokov hay Proust.”
– Stern
“Tiểu thuyết Đức hài hước nhất năm nay - tuyệt diệu!”
– Suddeutsche Zeitung
“Kehlmann là một nhà văn kỳ lạ.”
– Vrij Nederland
“Daniel Kehlmann là một trong những nhà kể chuyện tuyệt vời, tự tin trong giọng điệu, với sự kiểm soát bậc thầy các tình tiết… Đáng say mê!” – Der Spigel
“Một thành công không nhỏ với một người đàn ông ở tuổi 31.”
– The New York Times
“Lâu lắm rồi tôi mới được cười dữ dội như thế khi đọc một tiểu thuyết Đức… Nhà tiểu thuyết trẻ này đã bày ra một trò chơi văn xuôi với sự tinh tế lớn lao và óc hài hước sáng láng. Cốt truyện thì vững chắc và lời thoại thì tuyệt vời vui nhộn.”
– Frankfurter Rundschau
“Vui tươi, hài hước, lại sâu sắc và thông minh một cách tao nhã.”
– Frankfurter Allgemeine Zeitung
“Tôi khuyên mọi người hãy đọc Daniel Kehlmann bằng được. Trí thông minh, tài quan sát và lời thoại như từ cõi tiên.”
– Marcel Reich-Ranicki (“Giáo hoàng” của văn giới Đức)
“Một tiếu thuyết nổi trội!”
– De Telegraaf
“Thông thái quá thể.”
– Kirkus Review (starred)
“Chính là Tên của đóa hồng trong năm nay”
– The Philadenphia Inquirer
“Một cây bút hài hước tinh tế, một bậc thầy về kỹ xảo kể chuyện cao cấp. Một thú vui chữ nghĩa hiếm gặp.”
– Neue Zuicher Zeitung
“Đo thế giới không khác gì một sự kiện văn học.”
– The Guardian
***
DANIEL KEHLMANN sinh ngày 13.1.1975 ở Munich (Đức), Là con trai của một đạo diễn và một nữ diễn viên, đã theo học đại học ở Vienna (Áo) năm 1981, học Triết học và Văn học tại Vienna. Sau khi tốt nghiệp, Kehlmann viết luận án tiến sĩ về Khái niệm Cao Thượng của Immanuel Kant, nhưng “tôi bỏ cuộc sớm, vì việc viết văn quá trôi chảy”. Sau tác phẩm đầu tay Màn diễn của Beerholm (Beerholms Vorstellung), năm 1997, Kehlmann viết phê bình và tiểu luận văn học cho nhiều tờ báo lớn, từ 2001 dạy Nghệ thuật thi ca ở Đại học Mainz và Đại học Wiesbaden và Đại học Cottingen. Ông đi du lịch rất nhiều, và giành rất nhiều giải thưởng cho các tiểu thuyết và truyện ngắn, gần đây nhất là Cadide Award 2005... Daniel Kehlmann cũng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Văn học Đức. Kehlmann hiện đang sống tại Vienna
"Kehlmann là một nhà văn kỳ lạ."
"Daniel Kehlmann là một người kể chuyện tuyệt vời, tự tin trong giọng điệu, với sự kiểm soát bậc thầy các tình tiết... Đáng say mê"
"Một thành tựu không nhỏ với một người đàn ông ở tuổi 31."
***
TÁC PHẨM:
- Màn diễn của Beerholm (Beerholms Vorstellung) tiểu thuyết, 1997
- Trong nắng (Unter der Sonne), tập truyện ngắn, 1998
- Thời đại Mohler (Mahlers Zeit), tiểu thuyết, 1999
- Chốn xa nhất (Der Ternste Ort), truyện dài, 2001
- Tôi và Kaminski (lch und Kaminski), tiểu thuyết,2003
- Đo thế giới (Die Vermessung der Welt), tiểu thuyết, 2005
- Carlos Montúfar đâu ? (Wo ist Carlos Montútar ?), tiểu luận, 2005
- Những chuyện đùa rất nghiêm túc (Diese sehr ernsten Scherze), tập bài giảng về thi ca ở Gottingen, 2007
***
GIẢI THƯỞNG:
- 1998 Giải khuyến khích của Hội Văn học thuộc Hiệp hội Công nghiệp Liên bang
- 2000 Học bổng của Hội Văn học Berlin
- 2003 Giải khuyến khích của Văn phòng Thủ tướng Áo
- 2005 Giải Candide của Hội Văn học Minden
- 2005 Đề cử chung kết giải Booker Đức cho tiểu thuyết Đo thế giới (Die Vermessung der Welt)
- 2006 Giải văn chương của Quỹ Konrad Adenauer; Giải Heimito von Doderer, Giải Heinrich von Kleist.
***
1 tháng Chín năm 1828. Sau nhiều năm, lần đầu tiên nhà toán học vĩ đại nhất nước mới lại rời thành phố quê hương để đi dự Hội nghị các nhà nghiên cứu tự nhiên của Đức ở Berlin. Dĩ nhiên ông không muốn tới đó. Hàng tháng ròng ông nhất quyết cự tuyệt, nhưng Alexander von Humboldt vẫn đeo đẳng cho đến khi ông ưng thuận trong một phút mềm lòng và hy vọng rằng ngày đó sẽ chẳng bao giờ tới.
Và bây giờ thì giáo sư Gauss trốn trong chăn. Khi Minna gọi ông dậy vì xe ngựa đã sẵn sàng và quãng đường xa xôi lắm, thì ông quặp chặt lấy gối và cố tống bà vợ biến đi cho khuất mắt bằng cách nhắm tịt mắt lại. Khi mở mắt ra thấy Minna vẫn đứng đó, ông gọi vợ là đồ nhiễu sự, dốt nát và là nỗi bất hạnh trong những năm cuối của đời mình. Thấy nói vậy vẫn vô ích, ông gạt chăn ra rồi đặt chân xuống đất.
Mặt mũi cau có, rửa ráy sơ sài, ông đi xuống gác. Eugen, con trai ông, đang đợi ở phòng khách với hành lý đã gói ghém xong. Nhìn thấy cậu, Gauss lên cơn thịnh nộ: ông đập tan cái bình đặt trên bậu cửa sổ, giậm chân bành bạch và vung tay chân loạn xạ, không im miệng trở lại cả khi Eugen và Minna, mỗi người một bên, đặt tay lên vai ông và thề thốt là người ta sẽ chăm sóc ông tử tế và ông sẽ sớm về nhà, mọi việc sẽ chỉ thoáng qua như một cơn ác mộng. Ông chỉ bình tĩnh lại khi bà mẹ già nua bị tiếng ồn ào quấy rầy từ trong phòng mình tiến ra, bẹo má ông và hỏi có chuyện gì với thằng cu can đảm của bà. Không một chút thân thiện, ông chia tay mẹ và Minna, hờ hững xoa đầu con bé gái và thằng út. Rồi ông sai người ta đỡ mình lên xe ngựa.
Chuyến đi là một cực hình. Ông mắng Eugen là đồ vô dụng, giật lấy cái ba toong của cậu và đâm thật lực vào bàn chân cậu. Ông nhíu mày nhìn ra cửa sổ một hồi lâu rồi hỏi, bao giờ thì con gái ông mới lấy chồng, tại sao không đứa nào chịu lấy nó, nguyên cớ gì ?
Eugen vuốt lại mái tóc dài, mân mê chiếc mũ đỏ bằng cả hai tay và không muốn trả lời.
***
Nhận định
“Tác phầm của Kehlmann tỏa ra sự quyến rũ đây khơi gợi của những bậc thầy như Nobokov hay Proust.”
– Stern
“Tiểu thuyết Đức hài hước nhất năm nay - tuyệt diệu!”
– Suddeutsche Zeitung
“Kehlmann là một nhà văn kỳ lạ.”
– Vrij Nederland
“Daniel Kehlmann là một trong những nhà kể chuyện tuyệt vời, tự tin trong giọng điệu, với sự kiểm soát bậc thầy các tình tiết… Đáng say mê!” – Der Spigel
“Một thành công không nhỏ với một người đàn ông ở tuổi 31.”
– The New York Times
“Lâu lắm rồi tôi mới được cười dữ dội như thế khi đọc một tiểu thuyết Đức… Nhà tiểu thuyết trẻ này đã bày ra một trò chơi văn xuôi với sự tinh tế lớn lao và óc hài hước sáng láng. Cốt truyện thì vững chắc và lời thoại thì tuyệt vời vui nhộn.”
– Frankfurter Rundschau
“Vui tươi, hài hước, lại sâu sắc và thông minh một cách tao nhã.”
– Frankfurter Allgemeine Zeitung
“Tôi khuyên mọi người hãy đọc Daniel Kehlmann bằng được. Trí thông minh, tài quan sát và lời thoại như từ cõi tiên.”
– Marcel Reich-Ranicki (“Giáo hoàng” của văn giới Đức)
“Một tiếu thuyết nổi trội!”
– De Telegraaf
“Thông thái quá thể.”
– Kirkus Review (starred)
“Chính là Tên của đóa hồng trong năm nay”
– The Philadenphia Inquirer
“Một cây bút hài hước tinh tế, một bậc thầy về kỹ xảo kể chuyện cao cấp. Một thú vui chữ nghĩa hiếm gặp.”
– Neue Zuicher Zeitung
“Đo thế giới không khác gì một sự kiện văn học.”
– The Guardian
***
DANIEL KEHLMANN sinh ngày 13.1.1975 ở Munich (Đức), Là con trai của một đạo diễn và một nữ diễn viên, đã theo học đại học ở Vienna (Áo) năm 1981, học Triết học và Văn học tại Vienna. Sau khi tốt nghiệp, Kehlmann viết luận án tiến sĩ về Khái niệm Cao Thượng của Immanuel Kant, nhưng “tôi bỏ cuộc sớm, vì việc viết văn quá trôi chảy”. Sau tác phẩm đầu tay Màn diễn của Beerholm (Beerholms Vorstellung), năm 1997, Kehlmann viết phê bình và tiểu luận văn học cho nhiều tờ báo lớn, từ 2001 dạy Nghệ thuật thi ca ở Đại học Mainz và Đại học Wiesbaden và Đại học Cottingen. Ông đi du lịch rất nhiều, và giành rất nhiều giải thưởng cho các tiểu thuyết và truyện ngắn, gần đây nhất là Cadide Award 2005... Daniel Kehlmann cũng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Văn học Đức. Kehlmann hiện đang sống tại Vienna
"Kehlmann là một nhà văn kỳ lạ."
"Daniel Kehlmann là một người kể chuyện tuyệt vời, tự tin trong giọng điệu, với sự kiểm soát bậc thầy các tình tiết... Đáng say mê"
"Một thành tựu không nhỏ với một người đàn ông ở tuổi 31."
***
TÁC PHẨM:
- Màn diễn của Beerholm (Beerholms Vorstellung) tiểu thuyết, 1997
- Trong nắng (Unter der Sonne), tập truyện ngắn, 1998
- Thời đại Mohler (Mahlers Zeit), tiểu thuyết, 1999
- Chốn xa nhất (Der Ternste Ort), truyện dài, 2001
- Tôi và Kaminski (lch und Kaminski), tiểu thuyết,2003
- Đo thế giới (Die Vermessung der Welt), tiểu thuyết, 2005
- Carlos Montúfar đâu ? (Wo ist Carlos Montútar ?), tiểu luận, 2005
- Những chuyện đùa rất nghiêm túc (Diese sehr ernsten Scherze), tập bài giảng về thi ca ở Gottingen, 2007
***
GIẢI THƯỞNG:
- 1998 Giải khuyến khích của Hội Văn học thuộc Hiệp hội Công nghiệp Liên bang
- 2000 Học bổng của Hội Văn học Berlin
- 2003 Giải khuyến khích của Văn phòng Thủ tướng Áo
- 2005 Giải Candide của Hội Văn học Minden
- 2005 Đề cử chung kết giải Booker Đức cho tiểu thuyết Đo thế giới (Die Vermessung der Welt)
- 2006 Giải văn chương của Quỹ Konrad Adenauer; Giải Heimito von Doderer, Giải Heinrich von Kleist.
***
1 tháng Chín năm 1828. Sau nhiều năm, lần đầu tiên nhà toán học vĩ đại nhất nước mới lại rời thành phố quê hương để đi dự Hội nghị các nhà nghiên cứu tự nhiên của Đức ở Berlin. Dĩ nhiên ông không muốn tới đó. Hàng tháng ròng ông nhất quyết cự tuyệt, nhưng Alexander von Humboldt vẫn đeo đẳng cho đến khi ông ưng thuận trong một phút mềm lòng và hy vọng rằng ngày đó sẽ chẳng bao giờ tới.
Và bây giờ thì giáo sư Gauss trốn trong chăn. Khi Minna gọi ông dậy vì xe ngựa đã sẵn sàng và quãng đường xa xôi lắm, thì ông quặp chặt lấy gối và cố tống bà vợ biến đi cho khuất mắt bằng cách nhắm tịt mắt lại. Khi mở mắt ra thấy Minna vẫn đứng đó, ông gọi vợ là đồ nhiễu sự, dốt nát và là nỗi bất hạnh trong những năm cuối của đời mình. Thấy nói vậy vẫn vô ích, ông gạt chăn ra rồi đặt chân xuống đất.
Mặt mũi cau có, rửa ráy sơ sài, ông đi xuống gác. Eugen, con trai ông, đang đợi ở phòng khách với hành lý đã gói ghém xong. Nhìn thấy cậu, Gauss lên cơn thịnh nộ: ông đập tan cái bình đặt trên bậu cửa sổ, giậm chân bành bạch và vung tay chân loạn xạ, không im miệng trở lại cả khi Eugen và Minna, mỗi người một bên, đặt tay lên vai ông và thề thốt là người ta sẽ chăm sóc ông tử tế và ông sẽ sớm về nhà, mọi việc sẽ chỉ thoáng qua như một cơn ác mộng. Ông chỉ bình tĩnh lại khi bà mẹ già nua bị tiếng ồn ào quấy rầy từ trong phòng mình tiến ra, bẹo má ông và hỏi có chuyện gì với thằng cu can đảm của bà. Không một chút thân thiện, ông chia tay mẹ và Minna, hờ hững xoa đầu con bé gái và thằng út. Rồi ông sai người ta đỡ mình lên xe ngựa.
Chuyến đi là một cực hình. Ông mắng Eugen là đồ vô dụng, giật lấy cái ba toong của cậu và đâm thật lực vào bàn chân cậu. Ông nhíu mày nhìn ra cửa sổ một hồi lâu rồi hỏi, bao giờ thì con gái ông mới lấy chồng, tại sao không đứa nào chịu lấy nó, nguyên cớ gì ?
Eugen vuốt lại mái tóc dài, mân mê chiếc mũ đỏ bằng cả hai tay và không muốn trả lời.