"Điệp viên?”
Là những người giấu súng trong ô, giấu dao dưới đế giày, giấu thuốc mê trong nắp bút, có khả năng kích hoạt bom mìn chỉ bằng một nút bấm trên cúc áo?
Không phải.
Chúng tôi chỉ là những kẻ phủ thân mình bằng bộ com lê. Tất cả những gì chúng tôi có là một lý lịch giả, một trụ sở xập xệ với những mảng tường bong tróc tung tóe, một khóa huấn luyện không-thể-tưởng-tượng-nổi, và một cuộc đời vô hình.
Và rồi chúng tôi sẽ đi khắp nơi. Không để lại bất cứ dấu chân nào, nhưng sẽ khiến tất cả bọn họ phải nhớ đến sự tồn tại của chúng tôi. Dù cho đó là một sự tồn tại vô hình.
Tên của tôi là...
Mà thôi, dù sao đó cũng chỉ là một cái tên giả.
Chào mừng đến với Cục D!
Bộ tiểu thuyết Joker Game đã đoạt giải thưởng Mystery Writers of Japan vào năm 2009 của tác giả Koji Yanagi, thành viên của hội nhà văn trinh thám Nhật Bản. Truyện đã được chuyển thể thành anime, live action cùng tên năm 2015 và nhạc kịch vào năm 2017.
***
Trong khi Cục D, cơ quan được thành lập bởi trung tá Yuki, nơi tập hợp những điệp viên xuất chúng - đang âm thầm hoạt động trong bóng tối thì một tổ chức tình báo khác mang tên Cục Wind cũng ra đời với phương châm “giết thẳng tay, chết oai hùng”.
Phải chăng để đối đầu với một Cục Wind luôn khao khát giải thể Cục D, trung tá Yuki đã phải phế hẳn một bàn tay của mình?
Tập 2 của series Joker Game - Double Joker gồm năm chương truyện, sẽ hé lộ cuộc đời của Yuki trong chương “Quan tài”. Năm ấy, điệp viên với mật danh “Ảo Thuật Gia” đã trở thành một huyền thoại...
***
Trường đào tạo điệp viên - thường được biết đến dưới cái tên “Cục D” - là một cơ quan “thần bí” được thiết lập trong nội bộ Lục quân theo đề xuất của Trung tá Yuki.
“Điệp viên là một sự tồn tại vô hình”
“Giết người và tự sát là những sự chọn lựa tồi tệ nhất đối với điệp viên”
Đây chỉ là hai trong số những phương châm mà tất cả các học viên được Trung tá Yuki huấn luyện buộc phải thấm nhuần. Làn sóng phản ứng dữ dội đã dâng lên từ phía quân đội như một lẽ tất nhiên bởi trước giờ, bọn họ vẫn ra sức phủ định việc thành lập Cục D, nhưng Trung tá Yuki - vị ma vương của Cục đã đáp trả bằng những thành quả trong chiến tranh tình báo mà chính thành viên Cục D đã đạt được bởi nhưng mánh khoé hệt như các trò ảo thuật...
***
− Nghe nói Nogami Yuriko đã tự thú rằng chính cô ta đã sát hại Schneider.
Cách mặt bàn làm việc vĩ đại, trung tá Yuki cất giọng trầm thấp. Tobisaki cảm thấy như đang nghe chuyện của một người nào khác ở tận đâu đó.
− Đội hiến binh đã đến cảm ơn chúng ta vì tiết lộ thông tin cho họ. Đúng là một việc hiếm thấy.
Đôi môi trung tá Yuki thoáng cong lên một nụ cười giễu cợt.
Vốn dĩ hiến binh không đời nào nghĩ đến chuyện cho phía cảnh sát biết “tình báo tuyệt mật” rằng Schneider - kẻ đã chết là một gián điệp hai mang.
Thay vì thừa nhận với cảnh sát rằng suốt ba năm qua, bọn họ không hề phát hiện ra việc Schneider hoạt động tình báo ngay giữa lòng đế đô, thì thà xử lý vụ án “Một gã phóng viên ngoại quốc đầu óc có vấn đề đã tự sát ở nhà của tình nhân”. Nhung lúc này, một khả năng mới mang tên “Một người Nhật Bản đã giết hại phóng viên của đồng minh Đức” xuất hiện. Đối với đội hiến binh, đây là cái cớ hoàn hảo để họ toàn quyền xử lý vụ án mà không phải cung cấp thông tin cho cảnh sát.
Cảm giác khó chịu bỗng trào lên trong cổ họng Tobisaki, anh không kìm được mà cau mày.
Vẻ mặt dung tục thè lưỡi liếm mép như dã thú của đám hiến binh khi trông thấy ảnh nghi phạm trong lúc Tobisaki tiết lộ thông tin hiện lên trong đầu anh.
Nogami Yuriko là một phụ nữ thông tuệ và xinh đẹp.
Anh không dám hình dung cô ta sẽ phải chịu những màn tra tấn dã man đến nhường nào của hiến binh.
Thời điểm Tobisaki nhận ra lời khai của Yuriko có điểm mâu thuẫn, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí anh là sự bất hợp lý.
Gián điệp hai mang Đức - Xô. Sát gái hiếm có. Nát rượu. Độc mồm.
Schneider gây thù oán với rất nhiều nhân vật. Cho đến giờ, dù hắn bị bất cứ ai giết, vào bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì, thì cũng đều chẳng phải chuyện lạ.
Nogami Yuriko chỉ hạ thủ đúng lúc mà thôi.
Vì sao mình phải vạch trần tội lỗi của cô ta...?
Là những người giấu súng trong ô, giấu dao dưới đế giày, giấu thuốc mê trong nắp bút, có khả năng kích hoạt bom mìn chỉ bằng một nút bấm trên cúc áo?
Không phải.
Chúng tôi chỉ là những kẻ phủ thân mình bằng bộ com lê. Tất cả những gì chúng tôi có là một lý lịch giả, một trụ sở xập xệ với những mảng tường bong tróc tung tóe, một khóa huấn luyện không-thể-tưởng-tượng-nổi, và một cuộc đời vô hình.
Và rồi chúng tôi sẽ đi khắp nơi. Không để lại bất cứ dấu chân nào, nhưng sẽ khiến tất cả bọn họ phải nhớ đến sự tồn tại của chúng tôi. Dù cho đó là một sự tồn tại vô hình.
Tên của tôi là...
Mà thôi, dù sao đó cũng chỉ là một cái tên giả.
Chào mừng đến với Cục D!
Bộ tiểu thuyết Joker Game đã đoạt giải thưởng Mystery Writers of Japan vào năm 2009 của tác giả Koji Yanagi, thành viên của hội nhà văn trinh thám Nhật Bản. Truyện đã được chuyển thể thành anime, live action cùng tên năm 2015 và nhạc kịch vào năm 2017.
***
Trong khi Cục D, cơ quan được thành lập bởi trung tá Yuki, nơi tập hợp những điệp viên xuất chúng - đang âm thầm hoạt động trong bóng tối thì một tổ chức tình báo khác mang tên Cục Wind cũng ra đời với phương châm “giết thẳng tay, chết oai hùng”.
Phải chăng để đối đầu với một Cục Wind luôn khao khát giải thể Cục D, trung tá Yuki đã phải phế hẳn một bàn tay của mình?
Tập 2 của series Joker Game - Double Joker gồm năm chương truyện, sẽ hé lộ cuộc đời của Yuki trong chương “Quan tài”. Năm ấy, điệp viên với mật danh “Ảo Thuật Gia” đã trở thành một huyền thoại...
***
Trường đào tạo điệp viên - thường được biết đến dưới cái tên “Cục D” - là một cơ quan “thần bí” được thiết lập trong nội bộ Lục quân theo đề xuất của Trung tá Yuki.
“Điệp viên là một sự tồn tại vô hình”
“Giết người và tự sát là những sự chọn lựa tồi tệ nhất đối với điệp viên”
Đây chỉ là hai trong số những phương châm mà tất cả các học viên được Trung tá Yuki huấn luyện buộc phải thấm nhuần. Làn sóng phản ứng dữ dội đã dâng lên từ phía quân đội như một lẽ tất nhiên bởi trước giờ, bọn họ vẫn ra sức phủ định việc thành lập Cục D, nhưng Trung tá Yuki - vị ma vương của Cục đã đáp trả bằng những thành quả trong chiến tranh tình báo mà chính thành viên Cục D đã đạt được bởi nhưng mánh khoé hệt như các trò ảo thuật...
***
− Nghe nói Nogami Yuriko đã tự thú rằng chính cô ta đã sát hại Schneider.
Cách mặt bàn làm việc vĩ đại, trung tá Yuki cất giọng trầm thấp. Tobisaki cảm thấy như đang nghe chuyện của một người nào khác ở tận đâu đó.
− Đội hiến binh đã đến cảm ơn chúng ta vì tiết lộ thông tin cho họ. Đúng là một việc hiếm thấy.
Đôi môi trung tá Yuki thoáng cong lên một nụ cười giễu cợt.
Vốn dĩ hiến binh không đời nào nghĩ đến chuyện cho phía cảnh sát biết “tình báo tuyệt mật” rằng Schneider - kẻ đã chết là một gián điệp hai mang.
Thay vì thừa nhận với cảnh sát rằng suốt ba năm qua, bọn họ không hề phát hiện ra việc Schneider hoạt động tình báo ngay giữa lòng đế đô, thì thà xử lý vụ án “Một gã phóng viên ngoại quốc đầu óc có vấn đề đã tự sát ở nhà của tình nhân”. Nhung lúc này, một khả năng mới mang tên “Một người Nhật Bản đã giết hại phóng viên của đồng minh Đức” xuất hiện. Đối với đội hiến binh, đây là cái cớ hoàn hảo để họ toàn quyền xử lý vụ án mà không phải cung cấp thông tin cho cảnh sát.
Cảm giác khó chịu bỗng trào lên trong cổ họng Tobisaki, anh không kìm được mà cau mày.
Vẻ mặt dung tục thè lưỡi liếm mép như dã thú của đám hiến binh khi trông thấy ảnh nghi phạm trong lúc Tobisaki tiết lộ thông tin hiện lên trong đầu anh.
Nogami Yuriko là một phụ nữ thông tuệ và xinh đẹp.
Anh không dám hình dung cô ta sẽ phải chịu những màn tra tấn dã man đến nhường nào của hiến binh.
Thời điểm Tobisaki nhận ra lời khai của Yuriko có điểm mâu thuẫn, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí anh là sự bất hợp lý.
Gián điệp hai mang Đức - Xô. Sát gái hiếm có. Nát rượu. Độc mồm.
Schneider gây thù oán với rất nhiều nhân vật. Cho đến giờ, dù hắn bị bất cứ ai giết, vào bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì, thì cũng đều chẳng phải chuyện lạ.
Nogami Yuriko chỉ hạ thủ đúng lúc mà thôi.
Vì sao mình phải vạch trần tội lỗi của cô ta...?