Walden - Một Mình Sống Trong Rừng là một hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời "hai năm hai tháng hai ngày" sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden, "Giọt nước của Trời", "đáng yêu hơn kim cương" trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình.
Ở Walden, ông đã số́ng nhiệt thành say mê đầy tỉnh thức "Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng mình chưa hề sống". Ông chủ trương sống đơn giản vì "Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người". Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.
Nội dung quyển sách bao gồm 18 chương:
Chương 1. Kinh tế
Chương 2. Tôi Sống Ở Đâu và Sống Bằng Gì
Chương 3. Đọc
Chương 4. Những âm thanh
Chương 5. Cô đơn
Chương 6. Các vị khách của tôi
Chương 7. Ruộng đậu
Chương 8. Làng
Chương 9. Những cái đầm
Chương 10. Trại Baker
......
***
Nhà thơ Mỹ Robert Frost đã phải thốt lên khi nói về Thoreau và Walden: “Chỉ trong một quyển sách, ..ông đã vượt qua tất cả những gì chúng ta đã có ở Mỹ.”
Ngày nay chỉ có những giáo sư triết học, mà không có các triết gia. Là một triết gia không phải chỉ là có những tư tưởng siêu việt uyên áo, thậm chí cũng không phải là lập ra một trường phái, mà là yêu sự thông thái đến mức sống theo những tiếng gọi của nó, một đời sống đơn giản, độc lập, cao thượng, và tin tưởng. Đó là việc giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, không phải về lý thuyết, mà về thực tiễn.
Không gì mô tả Henry David Thoreau chính xác hơn những lời trên trong chính cuốn sách nổi tiếng nhất của ông: Walden, hay một mình sống trong rừng, xuất bản lần đầu năm 1854. Trong kho tàng văn học thế giới, đôi khi người ta phân vân không biết nên xếp vào Walden thể loại nào: triết học, tiểu thuyết, hồi ký. Các nhà phê bình coi “Walden” như tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ, khám phá sự giản đơn, hài hoà và vẻ đẹp của thiên nhiên như những mẫu mực cho một xã hội và văn hóa xứng đáng.
Henry David Thoreau sinh năm 1817 và mất năm 1862 - 44 năm chứa đựng một cuộc đời phong phú, mạnh mẽ và độc đáo. Ông sinh ra trong một gia đình bình thường, tốt nghiệp đại học Harvard năm 1837. Ông nghiên cứu khoa hùng biện, cổ điển học Hy-La, triết học, toán học và khoa học tự nhiên. Trong cuộc đời khá ngắn ngủi của mình, ngoài những hoạt động khác, ông là nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà tự nhiên học, nhà trắc đạc, nhà sử học.
Ông để lại hơn 20 tập sách, báo, tiểu luận, thơ. Suốt đời mình, Thoreau chống chế độ nô lệ, công kích đạo luật về Nô lệ bỏ trốn, bảo vệ thiên nhiên, lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do cà nhân. Ông viết: “Sẽ không bao giờ có một nhà nước thật sự tự do và khai minh cho đến khi nhà nước nhận thức cá nhân như một quyền lực cao hơn và độc lập, tất cả mọi quyền lực và quyền uy của nhà nước đều từ đó mà ra, và đối xử với cá nhân một cách tương ứng.” Nhiều đóng góp của ông còn có tác dụng đến tận ngày nay: ông viết lịch sử tự nhiên và triết học tự nhiên, ông đi trước trong nhiều phương pháp và phát hiện của sinh thái học và lịch sử môi trường, hai nguồn gốc của chủ nghĩa môi trường hiện đại.
***
Henry David Thoreau (1817-1862)
Thoreau là một trong những triết gia tiên nghiệm (transcendentalism) tiêu biểu, triết gia của thiên nhiên và mối quan hệ của nó với đời sống con người. Chủ nghĩa tiên nghiệm cho rằng trạng thái tinh thần lý tưởng vượt lên trên vật chất và kinh nghiệm, nó tin rằng con người đạt được thấu hiểu chân lí thông qua trực giác cá nhân hơn là những giáo thuyết tôn giáo. Thiên nhiên là biểu tượng bên ngoài của nội tâm, là “sự tương ứng căn bản của vật hữu hình với tư tưởng con người” (Emerson, 1836.)
Niềm tin cốt lõi của chủ nghĩa tiên nghiệm là bản tính thiện của con người và thiên nhiên. Chủ nghĩa tiên nghiệm tin rằng xã hội và các thiết chế của nó, đặc biệt là những tôn giáo có tổ chức và các đảng phái chính trị, cuối cùng sẽ làm hỏng sự trong sáng của cá nhân, và tin rằng con người tốt nhất khi sống tự lực, và độc lập. Trong Walden, chúng ta sẽ thấy Thoreau đã sống triết lý này như thế nảo.
“Walden” là một hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời “hai năm hai tháng hai ngày” Thoreau sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden, “Giọt nước của Trời”, “đáng yêu hơn kim cương” trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình. Ở Walden, ông đã sống nhiệt thành say mê đầy tỉnh thức “Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng tôi chưa hề sống. (Walden (W)– Tôi sống ở đâu và sống để làm gì?). Ông chủ trương sống đơn giản vì “Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người.” Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.
Walden nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống giản đơn, tự chủ, trầm tư, gần gũi thiên nhiên, vượt lên trên “sinh tồn tuyệt vọng” này, vốn là số mệnh của đa số người. Trong chương “Trại Baker” Thoreau kể một buổi chiều lang thang trong rừng, ông gặp mưa giông và phải vào trú nhờ căn nhà tối tăm nhếch nhác của John Field, một tá điền Ai Len không xu dính túi nhưng cần cù lao động, với vợ và con anh ta. Thoreau thuyết phục Field hãy sống đơn giản nhưng độc lập bằng cách vào rừng để thoát khỏi cả chủ đất lẫn chủ nợ, nhưng anh chàng người Ai Len này từ chối vì không sao dứt bỏ được những khao khát xa hoa và tiếng gọi của “giấc mơ Mỹ.”
Bỏ đi những thứ dư thừa, ảo tưởng để tìm ra những nhu cầu thật sự thiết yếu của cuộc sống; ông nhiệt liệt tán dương văn học cổ điển mà ông thích đọc trong nguyên bản cổ ngữ Hi Lạp và Latin, ông phàn nàn về cái xu hướng phổ biến [dường như ở mọi thời] tìm những thứ “dễ đọc” thay vì những tư tưởng sâu sắc nhưng mệt óc; ông mơ mở một trường đại học cho người lớn, tại đó Concord có thể mời các nhà thông thái trên thế giới đến để giảng dạy và làm “cao quý tâm hồn” người dân bản xứ (W- “Đọc”)
Thoreau suy ngẫm về cảm giác cô đơn: “cô đơn giữa đám đông nếu trái tim ta không mở”. Ông không cảm thây cô đơn vì ông thấm nhuần lợi ích của thiên nhiên trong sự giao cảm sâu xa với nó; “phương thuốc duy nhất” mà ông cần là “một ngụm khí trời ban sớm” (W– Cô đơn) Tiếng chuông nhà thờ, tiếng xe ngựa leng keng, tiếng bò rống, tiếng sơn ca, cú mèo, ếch nhái kêu, gà gáy cũng đem đến cho ông nhiều vui thú.
Theo ông, việc mở rộng năng lực cảm thụ có cái lợi là giúp ta bớt nhàm chán. (W- “Những âm thanh”). Ở trong rừng, ông có nhiều khách đến thăm hơn khi ở thanh phố, tất nhiên là những khách chọn lọc, nhiểu khi nhà ông chứa được đến “hai lăm, ba chục linh hồn cùng với cả thể xác của họ” (W- Các vị khách của tôi)
Vể mùa đông, Thoreau tiêu khiển bằng quan sát thế giới hoang dã. Và khi ông kể về thú vui của mình thì ta thấy hết tài năng của một nhà tự nhiên học. Ông kể về việc ông đo độ sâu của cái đầm mà nhiều người quả quyết là “không đáy” và liên hệ với chuyện thăm dò chiều sâu đạo đức con người, về những con cá sống trong đẩm, về mầu sắc của băng (W- Đầm trong mùa đông) cũng như về sinh hoạt của các loài muông thú sống trong rừng: chim đớp ruồi, chim cổ đỏ, gà gô, chim dẽ gà, bồ câu Bắc Mỹ, chuột, rái cá, gấu trúc, rùa bùn, cáo, sóc, mèo rừng...
Ông tả tỉ mỉ hành tung kì lạ của con chim lặn gavia, cuộc “chiến đấu” một mất một còn của mấy con kiến “Tôi không bao giờ biết bên nào chiến thắng, cũng không biết nguyên nhân chiến tranh là gì, nhưng suốt ngày hôm ấy tôi cứ có cảm giác mình bị kích động và tổn thương vì chứng kiến cuộc đấu đá ấy, dữ dội và đẫm máu, của cuộc chiến giữa con người trước cửa nhà tôi.” (W- Các vị khách của tôi)
Có một sự kiện nổi bật trong những ngày Thoreau sống ở Walden: Ngày 25 tháng Bảy, 1846, Thoreau bị bắt giam vì từ chối đóng thuế, để bày tỏ sự phản đối của ông đối với cuộc chiến tranh Mexico và chế độ nô lệ. “..tôi bị bắt giữ và đưa vào nhà giam vì, như đã kể ở một chỗ khác, tôi không đóng thuế cho, hay thừa nhận thẩm quyền của, cái nhà nước mua bán đàn ông, đàn bà, trẻ em, như bán trâu bò ngay bên cửa nhà Thượng viện.” (W. Làng) Sự kiện này tác động mạnh đến Thoreau. Tháng 5 năm 1849 ông xuất bản “Bất tuân Dân sự”. Chủ trương Bất tuân Dân sự của Thoreau sau này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Leo Tolstoy, Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.
Văn phong của Thoreau là sự đan xen giữa quan sát tự nhiên và trải nghiệm cá nhân, hùng biện, kiến thức lịch sử, biểu tượng ý nghĩa, chất thơ nhạy cảm, tính nghiêm cẩn triết học, và chú trọng những chi tiết cụ thể. Các nhà văn Marcel Proust, William Butler Yeats, Sinclair Lewis, Ernest Hemingway... chịu nhiều ảnh hưởng của ông.
Tuy nhiên, Walden không dễ đọc, vì ba lẽ. Thứ nhất, đây là một giọng văn xuôi cổ, ngôn ngữ nghiêm ngặt. Câu dài phức, mô tả sinh động, chi tiết, ám chỉ sâu xa, đầy ẩn dụ, biểu tượng bóng gió, lối nói giảm nhẹ, cường điệu, nhân cách hóa, mỉa mai, châm biếm, hoán dụ, cải dung, nghịch hợp; nhiều chỗ ông chuyển từ quan điểm khoa học sang quan điểm tiên nghiệm ở giữa câu. Hai là, logic của nó dựa trên một cách hiểu khác về cuộc sống, hoàn toàn trái ngược với cái mà người thường gọi là lương tri. Nghịch hợp, nghịch lí, nước đôi. Ông thích trêu ghẹo, đánh đố, thậm chí lừa bạn đọc. Ba là, nhiều khi không có từ nào có thể diễn đạt thích đáng nhiều ý tưởng không thể nói ra cho rõ ràng.
Có lúc Thoreau dùng ngôn ngữ của người không biết chữ mà người đọc phải cố vươn lên mà hiểu lấy. Trên đây là ý kiến của người bản ngữ. Còn về bản dịch, ngẫm khoảng cách về thời gian, văn hóa và ngôn ngữ, bạn đọc hình dung chắc chắn không thể đọc nó dễ dàng trơn tuột. Nếu cuốn sách này “kén” độc giả, thì đó là loại độc giả không kiếm loại sách “dễ đọc.” Nhưng chắc chắn bạn đọc sẽ được đền bù xứng đáng. Bởi vì,
Nhà thơ Mỹ Robert Frost đã phải thốt lên khi nói về Thoreau và Walden: “Chỉ trong một quyển sách, ..ông đã vượt qua tất cả những gì chúng ta đã có ở Mỹ.”
Dịch Giả Hiếu Tân
***
Khi tôi viết những trang dưới đây, hay đúng hơn phần chính của nó, tôi sống một mình, trong rừng, cách hàng xóm gần nhất một dặm [1], trong một ngôi nhà mà tôi tự dựng lấy, bên bờ đầm Walden, ở Concord, Massachusetts, và chỉ kiếm sống bằng lao động của chính đôi bàn tay mình. Tôi sống ở đó hai năm và hai tháng. Bây giờ tôi trở lại là người cư trú trong đời sống văn minh.
Lẽ ra tôi không nên đem chuyện của mình ra làm bận tâm bạn đọc, nếu không bị những người dân thành phố tôi quá quan tâm thăm hỏi về lối sống của tôi mà một số cho là không thích đáng, mặc dù tôi chẳng thấy có gì không thích đáng, trái lại, xét theo hoàn cảnh, nó còn quá tự nhiên và thích đáng. Một số người đã hỏi tôi có gì để ăn, hỏi tôi không thấy cô đơn à, hỏi tôi có thấy sợ không, và đại loại như thế. Những người khác tò mò muốn biết tôi dành bao nhiêu phần thu nhập của tôi để làm từ thiện, và một số gia đình đông con hỏi tôi đã cưu mang bao nhiêu trẻ em nghèo. Bởi vậy tôi xin những bạn đọc nào không đặc biệt cảm thấy quan tâm đến tôi lượng thứ cho nếu tôi trả lời những câu hỏi ấy trong cuốn sách này. Trong nhiều cuốn sách, nhân vật Tôi, hay ngôi thứ nhất, thường lánh mặt; nhưng trong sách này ngôi ấy sẽ hiện diện, đứng về phương diện duy ngã, đây là điều khác biệt chủ yếu. Chúng ta thường không nhớ rằng thực ra bao giờ nhà văn cũng nói từ ngôi thứ nhất. Tôi không nên nói quá nhiều về bản thân mình nếu tôi có biết một người nào khác. Tiếc thay, tôi bị hạn chế trong chủ đề này bởi kinh nghiệm của tôi rất hẹp. Hơn nữa, đối với tôi, đòi hỏi đầu tiên hay cuối cùng của mọi người viết là mô tả đơn giản và chân thực về cuộc sống của bản thân hắn, chứ không phải chỉ những gì hắn nghe được về cuộc sống của những người khác; một sự mô tả như thế hắn có thể gửi cho người thân của hắn từ một vùng đất xa xôi; vì nếu hắn đã sống chân thành, thì theo tôi, phải là ở một vùng đất xa xôi. Có lẽ những trang này dành riêng để nói với những sinh viên nghèo thì đúng hơn. Còn về những bạn đọc khác, họ sẽ chấp nhận những phần mà họ áp dụng được. Tôi nghĩ chẳng có ai đi nối thêm vải vào chiếc áo khoác mặc không vừa, vì nó sẽ hợp với người một người khác mặc vừa nó.
Tôi muốn nói một điều gì đó, không phải về người Trung Hoa hay người dân đảo Sandwich [2], mà nói về bạn là người đọc những trang này, sống ở New England [3] này; một điều gì đó về hoàn cảnh sống của bạn, đặc biệt những điều kiện bên ngoài hay những hoàn cảnh trong thế giới này, trong thành phố này, là gì, liệu nó có đáng phải tồi tệ đến như thế không, liệu có thể cải thiện nó tốt hơn không. Tôi đã đi nhiều nơi ở Concord; và khắp nơi, đến những cửa hiệu, những công sở, những cánh đồng, những cư dân trước mắt tôi dường như đang làm phép giải tội bằng hàng ngàn cách lạ lùng. Những gì tôi đã nghe về những người Bàlamôn [4] ngồi trước bốn ngọn lửa và nhìn thẳng lên mặt trời; hoặc treo ngược người lên, hai tay thõng xuống, trên những ngọn lửa; hoặc nhìn qua vai lên bầu trời, "cho đến khi họ không thể nào trở lại tư thế tự nhiên, trong khi từ cái cổ vặn xoắn lại không có gì khác ngoài chất lỏng có thể đi vào dạ day họ”; hoặc bị trói suốt đời vào gốc cây; hoặc dùng thân mình để đo, như con sâu đo, chiều rộng của những đế quốc rộng lớn [5] ; hoặc đứng một chân trên đỉnh cột, - ngay cả những hình thức sám hối tự giác này cũng chẳng khó tin hơn và đáng ngạc nhiên hơn những cảnh mà tôi chứng kiến hằng ngày. Mười hai là công của Hercules [6] cũng trở nên tầm thường nếu so với những gì mà các hàng xóm của tôi đã thực hiện; vì những kì công ấy chỉ có mười hai, và có kết thúc; nhưng tôi chưa bao giờ thấy những người ấy giết hoặc bắt sống một con quái vật nào cả, hay hoàn thành một kì công nào. Họ không có người bạn Iolas [7] để cùng nhau đốt trên thép bỏng cái gốc của đầu con rắn chín đầu Hydra [8] chặt đầu này lại mọc lên hai đầu khác.
Tôi thấy những người trẻ, những người cùng thành phố với tôi, nỗi bất hạnh của họ là đã thừa kế những trang trại, những tòa nhà, những kho thóc, trâu bò lừa ngựa, và những nông cụ; vì những cái ấy có được thì dễ mà bỏ đi thì khó. Nếu họ sinh ra trên đồng cỏ và được một con sói mẹ cho bú thì tốt hơn, vì họ có thể đã nhìn bằng con mắt sáng rõ hơn cánh đồng mà họ được gọi đến để làm lụng trên đó. Ai bắt họ làm những nô lệ của đất? Tại sao họ phải ăn sáu mươi mẫu [9], khi con người bị buộc chỉ được ăn thùng bùn đất [10] của mình? Tại sao họ phải bắt đầu tự đào mồ cho mình ngay từ khi mới sinh ra? Họ phải sống cuộc sống của con người, bằng cách đẩy tất cả những thứ trước mặt họ, và tiến lên bằng hết sức của mình. Nhiều linh hồn bất tử tội nghiệp mà tôi đã gặp, gần như bị đè bẹp dúm dó dưới gánh nặng của nó, lê lết trên đường đời, đẩy trước mặt một kho thóc dài bảy lăm rộng bốn mươi foot, những chuồng bò Augeas [11] không bao giờ được rửa sạch của nó, và một trăm mẫu đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi và lô đất trồng cây lấy gỗ. Những kẻ không được chia phần, họ không phải vật lộn với những thứ phiền toái được thừa hưởng không cần thiết như thế, thấy rằng lao động của họ là đủ để nuôi sống thân xác họ rồi.
Nhưng con người thường lao tâm khổ trí vì một sai lầm. Phần tốt hơn của con người đã sớm bị cày lấp dưới đất để làm phân bón. Bởi một thứ có vẻ ngoài như định mệnh, thường được gọi là tất yếu, như đã nói trong một cuốn sách cổ [12], họ bận rộn tích trữ những kho báu để mối mọt làm cho hư nát và kẻ cắp đột nhập vào lấy mất. Đó là một cuộc sống ngu xuẩn, vì họ sẽ thấy khi họ đi đến cuối đời, nếu không phải là sớm hơn. Người ta kể rằng Deucalion và Pyrrha [13] tạo ra con người bằng cách ném những hòn đá qua vai mình về phía sau:
Inde genus durum sumus, experiensque laborum,
Et documenta damus qua simus origine nati. [14]
Mà Raleigh [15] đã diễn đạt theo cách văn vẻ của ông:
Từ đó, cốt cách rắn rỏi của chúng ta, chịu đựng đau khổ và lo âu.
Chứng tỏ rằng thân thể chúng ta có nguồn gốc từ đá.
Tuân theo mù quáng một lời sấm truyền ngớ ngẩn, ném những hòn đá qua vai ra đằng sau mà không nhìn xem nó rơi vào đâu, thì thật chẳng còn gì để nói.
Phần lớn người ta, ngay cả trong đất nước tương đối tự do này, quá bận tâm với những nỗi lo giả tạo và những nhọc nhằn thô lậu không cần thiết của đời sống đến nỗi những hoa trái ngọt ngào nhất của nó họ không thể nào hái được. Những ngón tay của họ, do cực nhọc quá mức, quá lóng ngóng và run rẩy để làm việc đó. Trong thực tế, người lao khổ không có thời gian nhàn rỗi để ngày qua ngày chăm sóc cho tính toàn vẹn của tâm hồn mình, anh ta không thể cố giữ được những mối quan hệ người nhất với những con người; công lao của anh ta bị coi rẻ ở thị trường. Anh ta không có thời giờ là cái gì khác không phải cái máy. Làm thế nào anh ta có thể nhớ được sự ngu dốt của anh ta - mà sự trưởng thành của anh ta đòi hỏi - ai sẽ phải sử dụng tri thức của anh ta thường xuyên đến vậy? Đôi khi chúng ta nên rộng lòng ban cho anh ta cơm ăn áo mặc, và phục hồi sức khỏe cho anh ta với những món rượu bổ của chúng ta, trước khi phán xét anh ta. Những phẩm chất tuyệt vời nhất của bản tính chúng ta, giống như nhụy hoa, chỉ có thể gìn giữ bằng cách xử lí tinh tế nhất. Thế nhưng chúng ta không đối xử với bản thân mình cũng như vói nhau một cách dịu dàng như vậy.
Tất cả chúng ta đều biết, một số người trong các bạn, là nghèo, cảm thấy sống là khó khăn, đôi khi, như đã từng xảy ra, đến thở cũng khó nhọc. Tôi không nghi ngờ gì rằng một số trong các bạn đọc cuốn sách này không đủ tiền để trả cho tất cả những bữa tối mà các bạn đã ăn, hoặc cho những áo khoác và giày dép còn bền hay đã sờn mòn mà các bạn đang mặc, và đến với những trang này bằng thời gian mà các bạn vay mượn hay ăn cắp, thó của người chủ các bạn một giờ. Thật quá rõ ràng cuộc sống mà nhiều người trong các bạn đang sống tầm thường và vụng trộm như thế nào; (vì cái nhìn của tôi đã được mài sắc bằng kinh nghiệm), luôn luôn bị hạn chế, cố gắng lao vào công việc và thanh toán được nợ nần, một nỗi tuyệt vọng rất xưa cũ - tiếng Latin gọi là aes alienum, những đồng bạc của người khác, vì một số tiền xu được làm bằng đồng - vẫn còn sống, và đang chết, và được chôn bằng những đồng bạc của người khác này; luôn luôn hứa sẽ trả, hứa ngày mai sẽ trả, nhưng chết hôm nay, không trả được; tìm cách xun xoe xin ân huệ, tìm mối hàng, bằng bao nhiêu lối, chỉ miễn là đừng phạm tội nặng để bị tù trong nhà tù của bang [16]; nói dối, xu nịnh, gợi ý, tự thu mình vào chiếc vỏ hạt dẻ [17], hoặc trở nên xởi lởi với một vẻ rộng lượng hư hư thực thực, để bạn có thể thuyết phục anh hàng xóm để bạn làm cho anh ta đôi giày, hoặc cái mũ, hoặc chiếc áo khoác, hoặc cỗ xe, hoặc nhập hàng tạp hóa ; cho anh ta; làm cho bạn ốm, để bạn có thể để dành cái gì đó để phòng cho một ngày ốm, một thứ gì đó có thể giấu vào một cái hòm cũ, hay vào một chiếc bít tất đằng sau lớp vữa, hay, an toàn hơn, vào một cái kho bằng gạch; ở đâu cũng được, nhiều ít bao nhiêu cũng được.
Ở Walden, ông đã số́ng nhiệt thành say mê đầy tỉnh thức "Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng mình chưa hề sống". Ông chủ trương sống đơn giản vì "Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người". Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.
Nội dung quyển sách bao gồm 18 chương:
Chương 1. Kinh tế
Chương 2. Tôi Sống Ở Đâu và Sống Bằng Gì
Chương 3. Đọc
Chương 4. Những âm thanh
Chương 5. Cô đơn
Chương 6. Các vị khách của tôi
Chương 7. Ruộng đậu
Chương 8. Làng
Chương 9. Những cái đầm
Chương 10. Trại Baker
......
***
Nhà thơ Mỹ Robert Frost đã phải thốt lên khi nói về Thoreau và Walden: “Chỉ trong một quyển sách, ..ông đã vượt qua tất cả những gì chúng ta đã có ở Mỹ.”
Ngày nay chỉ có những giáo sư triết học, mà không có các triết gia. Là một triết gia không phải chỉ là có những tư tưởng siêu việt uyên áo, thậm chí cũng không phải là lập ra một trường phái, mà là yêu sự thông thái đến mức sống theo những tiếng gọi của nó, một đời sống đơn giản, độc lập, cao thượng, và tin tưởng. Đó là việc giải quyết một số vấn đề của cuộc sống, không phải về lý thuyết, mà về thực tiễn.
Không gì mô tả Henry David Thoreau chính xác hơn những lời trên trong chính cuốn sách nổi tiếng nhất của ông: Walden, hay một mình sống trong rừng, xuất bản lần đầu năm 1854. Trong kho tàng văn học thế giới, đôi khi người ta phân vân không biết nên xếp vào Walden thể loại nào: triết học, tiểu thuyết, hồi ký. Các nhà phê bình coi “Walden” như tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ, khám phá sự giản đơn, hài hoà và vẻ đẹp của thiên nhiên như những mẫu mực cho một xã hội và văn hóa xứng đáng.
Henry David Thoreau sinh năm 1817 và mất năm 1862 - 44 năm chứa đựng một cuộc đời phong phú, mạnh mẽ và độc đáo. Ông sinh ra trong một gia đình bình thường, tốt nghiệp đại học Harvard năm 1837. Ông nghiên cứu khoa hùng biện, cổ điển học Hy-La, triết học, toán học và khoa học tự nhiên. Trong cuộc đời khá ngắn ngủi của mình, ngoài những hoạt động khác, ông là nhà văn, nhà thơ, nhà triết học, nhà tự nhiên học, nhà trắc đạc, nhà sử học.
Ông để lại hơn 20 tập sách, báo, tiểu luận, thơ. Suốt đời mình, Thoreau chống chế độ nô lệ, công kích đạo luật về Nô lệ bỏ trốn, bảo vệ thiên nhiên, lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ quyền tự do cà nhân. Ông viết: “Sẽ không bao giờ có một nhà nước thật sự tự do và khai minh cho đến khi nhà nước nhận thức cá nhân như một quyền lực cao hơn và độc lập, tất cả mọi quyền lực và quyền uy của nhà nước đều từ đó mà ra, và đối xử với cá nhân một cách tương ứng.” Nhiều đóng góp của ông còn có tác dụng đến tận ngày nay: ông viết lịch sử tự nhiên và triết học tự nhiên, ông đi trước trong nhiều phương pháp và phát hiện của sinh thái học và lịch sử môi trường, hai nguồn gốc của chủ nghĩa môi trường hiện đại.
***
Henry David Thoreau (1817-1862)
Thoreau là một trong những triết gia tiên nghiệm (transcendentalism) tiêu biểu, triết gia của thiên nhiên và mối quan hệ của nó với đời sống con người. Chủ nghĩa tiên nghiệm cho rằng trạng thái tinh thần lý tưởng vượt lên trên vật chất và kinh nghiệm, nó tin rằng con người đạt được thấu hiểu chân lí thông qua trực giác cá nhân hơn là những giáo thuyết tôn giáo. Thiên nhiên là biểu tượng bên ngoài của nội tâm, là “sự tương ứng căn bản của vật hữu hình với tư tưởng con người” (Emerson, 1836.)
Niềm tin cốt lõi của chủ nghĩa tiên nghiệm là bản tính thiện của con người và thiên nhiên. Chủ nghĩa tiên nghiệm tin rằng xã hội và các thiết chế của nó, đặc biệt là những tôn giáo có tổ chức và các đảng phái chính trị, cuối cùng sẽ làm hỏng sự trong sáng của cá nhân, và tin rằng con người tốt nhất khi sống tự lực, và độc lập. Trong Walden, chúng ta sẽ thấy Thoreau đã sống triết lý này như thế nảo.
“Walden” là một hồi tưởng đầy chiêm nghiệm suy tư về quãng đời “hai năm hai tháng hai ngày” Thoreau sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden, “Giọt nước của Trời”, “đáng yêu hơn kim cương” trong một ngôi nhà tự xây lấy, và bằng lao động của chính đôi tay mình. Ở Walden, ông đã sống nhiệt thành say mê đầy tỉnh thức “Tôi đi vào rừng bởi vì tôi muốn sống thong dong, chỉ đối diện với những sự kiện tinh tuý nhất của cuộc sống, và xem thử tôi có thể học được những gì nó phải dạy tôi hay không, và không để đến khi tôi gần chết mới khám phá ra rằng tôi chưa hề sống. (Walden (W)– Tôi sống ở đâu và sống để làm gì?). Ông chủ trương sống đơn giản vì “Phần lớn những xa xỉ và cái được gọi là tiện nghi không chỉ không tuyệt đối cần thiết, mà còn rõ ràng cản trở việc nâng cao phẩm giá con người.” Ông mang vào rừng giấc mơ về một cuộc sống vô ưu đầy vui thú.
Walden nhấn mạnh tầm quan trọng của lối sống giản đơn, tự chủ, trầm tư, gần gũi thiên nhiên, vượt lên trên “sinh tồn tuyệt vọng” này, vốn là số mệnh của đa số người. Trong chương “Trại Baker” Thoreau kể một buổi chiều lang thang trong rừng, ông gặp mưa giông và phải vào trú nhờ căn nhà tối tăm nhếch nhác của John Field, một tá điền Ai Len không xu dính túi nhưng cần cù lao động, với vợ và con anh ta. Thoreau thuyết phục Field hãy sống đơn giản nhưng độc lập bằng cách vào rừng để thoát khỏi cả chủ đất lẫn chủ nợ, nhưng anh chàng người Ai Len này từ chối vì không sao dứt bỏ được những khao khát xa hoa và tiếng gọi của “giấc mơ Mỹ.”
Bỏ đi những thứ dư thừa, ảo tưởng để tìm ra những nhu cầu thật sự thiết yếu của cuộc sống; ông nhiệt liệt tán dương văn học cổ điển mà ông thích đọc trong nguyên bản cổ ngữ Hi Lạp và Latin, ông phàn nàn về cái xu hướng phổ biến [dường như ở mọi thời] tìm những thứ “dễ đọc” thay vì những tư tưởng sâu sắc nhưng mệt óc; ông mơ mở một trường đại học cho người lớn, tại đó Concord có thể mời các nhà thông thái trên thế giới đến để giảng dạy và làm “cao quý tâm hồn” người dân bản xứ (W- “Đọc”)
Thoreau suy ngẫm về cảm giác cô đơn: “cô đơn giữa đám đông nếu trái tim ta không mở”. Ông không cảm thây cô đơn vì ông thấm nhuần lợi ích của thiên nhiên trong sự giao cảm sâu xa với nó; “phương thuốc duy nhất” mà ông cần là “một ngụm khí trời ban sớm” (W– Cô đơn) Tiếng chuông nhà thờ, tiếng xe ngựa leng keng, tiếng bò rống, tiếng sơn ca, cú mèo, ếch nhái kêu, gà gáy cũng đem đến cho ông nhiều vui thú.
Theo ông, việc mở rộng năng lực cảm thụ có cái lợi là giúp ta bớt nhàm chán. (W- “Những âm thanh”). Ở trong rừng, ông có nhiều khách đến thăm hơn khi ở thanh phố, tất nhiên là những khách chọn lọc, nhiểu khi nhà ông chứa được đến “hai lăm, ba chục linh hồn cùng với cả thể xác của họ” (W- Các vị khách của tôi)
Vể mùa đông, Thoreau tiêu khiển bằng quan sát thế giới hoang dã. Và khi ông kể về thú vui của mình thì ta thấy hết tài năng của một nhà tự nhiên học. Ông kể về việc ông đo độ sâu của cái đầm mà nhiều người quả quyết là “không đáy” và liên hệ với chuyện thăm dò chiều sâu đạo đức con người, về những con cá sống trong đẩm, về mầu sắc của băng (W- Đầm trong mùa đông) cũng như về sinh hoạt của các loài muông thú sống trong rừng: chim đớp ruồi, chim cổ đỏ, gà gô, chim dẽ gà, bồ câu Bắc Mỹ, chuột, rái cá, gấu trúc, rùa bùn, cáo, sóc, mèo rừng...
Ông tả tỉ mỉ hành tung kì lạ của con chim lặn gavia, cuộc “chiến đấu” một mất một còn của mấy con kiến “Tôi không bao giờ biết bên nào chiến thắng, cũng không biết nguyên nhân chiến tranh là gì, nhưng suốt ngày hôm ấy tôi cứ có cảm giác mình bị kích động và tổn thương vì chứng kiến cuộc đấu đá ấy, dữ dội và đẫm máu, của cuộc chiến giữa con người trước cửa nhà tôi.” (W- Các vị khách của tôi)
Có một sự kiện nổi bật trong những ngày Thoreau sống ở Walden: Ngày 25 tháng Bảy, 1846, Thoreau bị bắt giam vì từ chối đóng thuế, để bày tỏ sự phản đối của ông đối với cuộc chiến tranh Mexico và chế độ nô lệ. “..tôi bị bắt giữ và đưa vào nhà giam vì, như đã kể ở một chỗ khác, tôi không đóng thuế cho, hay thừa nhận thẩm quyền của, cái nhà nước mua bán đàn ông, đàn bà, trẻ em, như bán trâu bò ngay bên cửa nhà Thượng viện.” (W. Làng) Sự kiện này tác động mạnh đến Thoreau. Tháng 5 năm 1849 ông xuất bản “Bất tuân Dân sự”. Chủ trương Bất tuân Dân sự của Thoreau sau này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Leo Tolstoy, Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.
Văn phong của Thoreau là sự đan xen giữa quan sát tự nhiên và trải nghiệm cá nhân, hùng biện, kiến thức lịch sử, biểu tượng ý nghĩa, chất thơ nhạy cảm, tính nghiêm cẩn triết học, và chú trọng những chi tiết cụ thể. Các nhà văn Marcel Proust, William Butler Yeats, Sinclair Lewis, Ernest Hemingway... chịu nhiều ảnh hưởng của ông.
Tuy nhiên, Walden không dễ đọc, vì ba lẽ. Thứ nhất, đây là một giọng văn xuôi cổ, ngôn ngữ nghiêm ngặt. Câu dài phức, mô tả sinh động, chi tiết, ám chỉ sâu xa, đầy ẩn dụ, biểu tượng bóng gió, lối nói giảm nhẹ, cường điệu, nhân cách hóa, mỉa mai, châm biếm, hoán dụ, cải dung, nghịch hợp; nhiều chỗ ông chuyển từ quan điểm khoa học sang quan điểm tiên nghiệm ở giữa câu. Hai là, logic của nó dựa trên một cách hiểu khác về cuộc sống, hoàn toàn trái ngược với cái mà người thường gọi là lương tri. Nghịch hợp, nghịch lí, nước đôi. Ông thích trêu ghẹo, đánh đố, thậm chí lừa bạn đọc. Ba là, nhiều khi không có từ nào có thể diễn đạt thích đáng nhiều ý tưởng không thể nói ra cho rõ ràng.
Có lúc Thoreau dùng ngôn ngữ của người không biết chữ mà người đọc phải cố vươn lên mà hiểu lấy. Trên đây là ý kiến của người bản ngữ. Còn về bản dịch, ngẫm khoảng cách về thời gian, văn hóa và ngôn ngữ, bạn đọc hình dung chắc chắn không thể đọc nó dễ dàng trơn tuột. Nếu cuốn sách này “kén” độc giả, thì đó là loại độc giả không kiếm loại sách “dễ đọc.” Nhưng chắc chắn bạn đọc sẽ được đền bù xứng đáng. Bởi vì,
Nhà thơ Mỹ Robert Frost đã phải thốt lên khi nói về Thoreau và Walden: “Chỉ trong một quyển sách, ..ông đã vượt qua tất cả những gì chúng ta đã có ở Mỹ.”
Dịch Giả Hiếu Tân
***
Khi tôi viết những trang dưới đây, hay đúng hơn phần chính của nó, tôi sống một mình, trong rừng, cách hàng xóm gần nhất một dặm [1], trong một ngôi nhà mà tôi tự dựng lấy, bên bờ đầm Walden, ở Concord, Massachusetts, và chỉ kiếm sống bằng lao động của chính đôi bàn tay mình. Tôi sống ở đó hai năm và hai tháng. Bây giờ tôi trở lại là người cư trú trong đời sống văn minh.
Lẽ ra tôi không nên đem chuyện của mình ra làm bận tâm bạn đọc, nếu không bị những người dân thành phố tôi quá quan tâm thăm hỏi về lối sống của tôi mà một số cho là không thích đáng, mặc dù tôi chẳng thấy có gì không thích đáng, trái lại, xét theo hoàn cảnh, nó còn quá tự nhiên và thích đáng. Một số người đã hỏi tôi có gì để ăn, hỏi tôi không thấy cô đơn à, hỏi tôi có thấy sợ không, và đại loại như thế. Những người khác tò mò muốn biết tôi dành bao nhiêu phần thu nhập của tôi để làm từ thiện, và một số gia đình đông con hỏi tôi đã cưu mang bao nhiêu trẻ em nghèo. Bởi vậy tôi xin những bạn đọc nào không đặc biệt cảm thấy quan tâm đến tôi lượng thứ cho nếu tôi trả lời những câu hỏi ấy trong cuốn sách này. Trong nhiều cuốn sách, nhân vật Tôi, hay ngôi thứ nhất, thường lánh mặt; nhưng trong sách này ngôi ấy sẽ hiện diện, đứng về phương diện duy ngã, đây là điều khác biệt chủ yếu. Chúng ta thường không nhớ rằng thực ra bao giờ nhà văn cũng nói từ ngôi thứ nhất. Tôi không nên nói quá nhiều về bản thân mình nếu tôi có biết một người nào khác. Tiếc thay, tôi bị hạn chế trong chủ đề này bởi kinh nghiệm của tôi rất hẹp. Hơn nữa, đối với tôi, đòi hỏi đầu tiên hay cuối cùng của mọi người viết là mô tả đơn giản và chân thực về cuộc sống của bản thân hắn, chứ không phải chỉ những gì hắn nghe được về cuộc sống của những người khác; một sự mô tả như thế hắn có thể gửi cho người thân của hắn từ một vùng đất xa xôi; vì nếu hắn đã sống chân thành, thì theo tôi, phải là ở một vùng đất xa xôi. Có lẽ những trang này dành riêng để nói với những sinh viên nghèo thì đúng hơn. Còn về những bạn đọc khác, họ sẽ chấp nhận những phần mà họ áp dụng được. Tôi nghĩ chẳng có ai đi nối thêm vải vào chiếc áo khoác mặc không vừa, vì nó sẽ hợp với người một người khác mặc vừa nó.
Tôi muốn nói một điều gì đó, không phải về người Trung Hoa hay người dân đảo Sandwich [2], mà nói về bạn là người đọc những trang này, sống ở New England [3] này; một điều gì đó về hoàn cảnh sống của bạn, đặc biệt những điều kiện bên ngoài hay những hoàn cảnh trong thế giới này, trong thành phố này, là gì, liệu nó có đáng phải tồi tệ đến như thế không, liệu có thể cải thiện nó tốt hơn không. Tôi đã đi nhiều nơi ở Concord; và khắp nơi, đến những cửa hiệu, những công sở, những cánh đồng, những cư dân trước mắt tôi dường như đang làm phép giải tội bằng hàng ngàn cách lạ lùng. Những gì tôi đã nghe về những người Bàlamôn [4] ngồi trước bốn ngọn lửa và nhìn thẳng lên mặt trời; hoặc treo ngược người lên, hai tay thõng xuống, trên những ngọn lửa; hoặc nhìn qua vai lên bầu trời, "cho đến khi họ không thể nào trở lại tư thế tự nhiên, trong khi từ cái cổ vặn xoắn lại không có gì khác ngoài chất lỏng có thể đi vào dạ day họ”; hoặc bị trói suốt đời vào gốc cây; hoặc dùng thân mình để đo, như con sâu đo, chiều rộng của những đế quốc rộng lớn [5] ; hoặc đứng một chân trên đỉnh cột, - ngay cả những hình thức sám hối tự giác này cũng chẳng khó tin hơn và đáng ngạc nhiên hơn những cảnh mà tôi chứng kiến hằng ngày. Mười hai là công của Hercules [6] cũng trở nên tầm thường nếu so với những gì mà các hàng xóm của tôi đã thực hiện; vì những kì công ấy chỉ có mười hai, và có kết thúc; nhưng tôi chưa bao giờ thấy những người ấy giết hoặc bắt sống một con quái vật nào cả, hay hoàn thành một kì công nào. Họ không có người bạn Iolas [7] để cùng nhau đốt trên thép bỏng cái gốc của đầu con rắn chín đầu Hydra [8] chặt đầu này lại mọc lên hai đầu khác.
Tôi thấy những người trẻ, những người cùng thành phố với tôi, nỗi bất hạnh của họ là đã thừa kế những trang trại, những tòa nhà, những kho thóc, trâu bò lừa ngựa, và những nông cụ; vì những cái ấy có được thì dễ mà bỏ đi thì khó. Nếu họ sinh ra trên đồng cỏ và được một con sói mẹ cho bú thì tốt hơn, vì họ có thể đã nhìn bằng con mắt sáng rõ hơn cánh đồng mà họ được gọi đến để làm lụng trên đó. Ai bắt họ làm những nô lệ của đất? Tại sao họ phải ăn sáu mươi mẫu [9], khi con người bị buộc chỉ được ăn thùng bùn đất [10] của mình? Tại sao họ phải bắt đầu tự đào mồ cho mình ngay từ khi mới sinh ra? Họ phải sống cuộc sống của con người, bằng cách đẩy tất cả những thứ trước mặt họ, và tiến lên bằng hết sức của mình. Nhiều linh hồn bất tử tội nghiệp mà tôi đã gặp, gần như bị đè bẹp dúm dó dưới gánh nặng của nó, lê lết trên đường đời, đẩy trước mặt một kho thóc dài bảy lăm rộng bốn mươi foot, những chuồng bò Augeas [11] không bao giờ được rửa sạch của nó, và một trăm mẫu đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi và lô đất trồng cây lấy gỗ. Những kẻ không được chia phần, họ không phải vật lộn với những thứ phiền toái được thừa hưởng không cần thiết như thế, thấy rằng lao động của họ là đủ để nuôi sống thân xác họ rồi.
Nhưng con người thường lao tâm khổ trí vì một sai lầm. Phần tốt hơn của con người đã sớm bị cày lấp dưới đất để làm phân bón. Bởi một thứ có vẻ ngoài như định mệnh, thường được gọi là tất yếu, như đã nói trong một cuốn sách cổ [12], họ bận rộn tích trữ những kho báu để mối mọt làm cho hư nát và kẻ cắp đột nhập vào lấy mất. Đó là một cuộc sống ngu xuẩn, vì họ sẽ thấy khi họ đi đến cuối đời, nếu không phải là sớm hơn. Người ta kể rằng Deucalion và Pyrrha [13] tạo ra con người bằng cách ném những hòn đá qua vai mình về phía sau:
Inde genus durum sumus, experiensque laborum,
Et documenta damus qua simus origine nati. [14]
Mà Raleigh [15] đã diễn đạt theo cách văn vẻ của ông:
Từ đó, cốt cách rắn rỏi của chúng ta, chịu đựng đau khổ và lo âu.
Chứng tỏ rằng thân thể chúng ta có nguồn gốc từ đá.
Tuân theo mù quáng một lời sấm truyền ngớ ngẩn, ném những hòn đá qua vai ra đằng sau mà không nhìn xem nó rơi vào đâu, thì thật chẳng còn gì để nói.
Phần lớn người ta, ngay cả trong đất nước tương đối tự do này, quá bận tâm với những nỗi lo giả tạo và những nhọc nhằn thô lậu không cần thiết của đời sống đến nỗi những hoa trái ngọt ngào nhất của nó họ không thể nào hái được. Những ngón tay của họ, do cực nhọc quá mức, quá lóng ngóng và run rẩy để làm việc đó. Trong thực tế, người lao khổ không có thời gian nhàn rỗi để ngày qua ngày chăm sóc cho tính toàn vẹn của tâm hồn mình, anh ta không thể cố giữ được những mối quan hệ người nhất với những con người; công lao của anh ta bị coi rẻ ở thị trường. Anh ta không có thời giờ là cái gì khác không phải cái máy. Làm thế nào anh ta có thể nhớ được sự ngu dốt của anh ta - mà sự trưởng thành của anh ta đòi hỏi - ai sẽ phải sử dụng tri thức của anh ta thường xuyên đến vậy? Đôi khi chúng ta nên rộng lòng ban cho anh ta cơm ăn áo mặc, và phục hồi sức khỏe cho anh ta với những món rượu bổ của chúng ta, trước khi phán xét anh ta. Những phẩm chất tuyệt vời nhất của bản tính chúng ta, giống như nhụy hoa, chỉ có thể gìn giữ bằng cách xử lí tinh tế nhất. Thế nhưng chúng ta không đối xử với bản thân mình cũng như vói nhau một cách dịu dàng như vậy.
Tất cả chúng ta đều biết, một số người trong các bạn, là nghèo, cảm thấy sống là khó khăn, đôi khi, như đã từng xảy ra, đến thở cũng khó nhọc. Tôi không nghi ngờ gì rằng một số trong các bạn đọc cuốn sách này không đủ tiền để trả cho tất cả những bữa tối mà các bạn đã ăn, hoặc cho những áo khoác và giày dép còn bền hay đã sờn mòn mà các bạn đang mặc, và đến với những trang này bằng thời gian mà các bạn vay mượn hay ăn cắp, thó của người chủ các bạn một giờ. Thật quá rõ ràng cuộc sống mà nhiều người trong các bạn đang sống tầm thường và vụng trộm như thế nào; (vì cái nhìn của tôi đã được mài sắc bằng kinh nghiệm), luôn luôn bị hạn chế, cố gắng lao vào công việc và thanh toán được nợ nần, một nỗi tuyệt vọng rất xưa cũ - tiếng Latin gọi là aes alienum, những đồng bạc của người khác, vì một số tiền xu được làm bằng đồng - vẫn còn sống, và đang chết, và được chôn bằng những đồng bạc của người khác này; luôn luôn hứa sẽ trả, hứa ngày mai sẽ trả, nhưng chết hôm nay, không trả được; tìm cách xun xoe xin ân huệ, tìm mối hàng, bằng bao nhiêu lối, chỉ miễn là đừng phạm tội nặng để bị tù trong nhà tù của bang [16]; nói dối, xu nịnh, gợi ý, tự thu mình vào chiếc vỏ hạt dẻ [17], hoặc trở nên xởi lởi với một vẻ rộng lượng hư hư thực thực, để bạn có thể thuyết phục anh hàng xóm để bạn làm cho anh ta đôi giày, hoặc cái mũ, hoặc chiếc áo khoác, hoặc cỗ xe, hoặc nhập hàng tạp hóa ; cho anh ta; làm cho bạn ốm, để bạn có thể để dành cái gì đó để phòng cho một ngày ốm, một thứ gì đó có thể giấu vào một cái hòm cũ, hay vào một chiếc bít tất đằng sau lớp vữa, hay, an toàn hơn, vào một cái kho bằng gạch; ở đâu cũng được, nhiều ít bao nhiêu cũng được.