Doanh Nghiệp Tinh Gọn

Tác giả : Jez Humble
  • Lượt đọc : 857
  • Kích thước : 0.96 MB
  • Số trang : 364
  • Đăng lúc : 3 năm trước
  • Số lượt tải : 1.174
  • Số lượt xem : 4.700
  • Đọc trên điện thoại :
Phần mềm đang nuốt chửng cả thế giới.
− MARC ANDREESEN

Trong một doanh nghiệp công nghiệp, việc tránh né phần mềm là một việc làm rất nguy hiểm... Một ngày nào đó, biết đâu sẽ có một công ty phần mềm sẽ hạ gục Tập đoàn GE, và tốt hơn hết, chúng ta nên biết lo dần đi.

− JEFF IMMELT

Bạn là một tên ngốc nếu chỉ làm theo lời tôi. Bạn sẽ còn ngốc hơn nữa nếu không làm như tôi bảo. Bạn phải tự suy nghĩ và tìm kiếm những ý tưởng tốt hơn tôi.
− TAI-ICHI OHNO

Trong cuốn sách này, chúng tôi trình bày cách phát triển tổ chức để có thể đổi mới và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, nhu cầu khách hàng và sự phát triển của công nghệ.

Tất cả các tác giả của cuốn sách đều có kinh nghiệm làm việc ở các công ty cũng như những doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng tôi cùng nhau bắt tay vào việc mô tả một cách tiếp cận thực tế và có hệ thống đối với công cuộc cải tiến cũng như chuyển đổi một cách hiệu quả trong môi trường doanh nghiệp. Chúng tôi không chỉ đề cập cách các tổ chức có hiệu suất cao để phát triển sản phẩm mà còn trình bày cách giúp các công ty mong muốn có hiệu suất cao có thể tiếp nhận những kỹ thuật này thường xuyên với mức độ rủi ro thấp nhưng khả năng đạt lợi nhuận cao.

Chúng tôi viết cuốn sách này vì không đồng tình với hiện trạng của ngành công nghiệp phần mềm. Các kỹ thuật và biện pháp thực hành mà chúng tôi mô tả không mới và đã được nhiều người biết tới. Tuy nhiên, chúng chưa phải là trọng tâm, thường được thực hiện nhỏ lẻ và chỉ đem lại sự cải thiện cục bộ chứ không có tính hệ thống. Kết quả là, các công ty cứ chật vật tìm cách thiết kế – với chi phí khổng lồ – các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của mình mà vẫn không đem lại những giá trị mong muốn cho khách hàng.

Khi những cuốn sách Continuous Delivery (tạm dịch: Xây dựng phần mềm nhanh chóng) và The Lean Startup (Khởi nghiệp tinh gọn6) xuất bản, chúng tôi nhận thấy những người làm việc trong các doanh nghiệp có nhu cầu rất cao về việc tiếp nhận những biện pháp thực hành được mô tả trong đó. Rất nhiều công ty đã thu được lợi nhuận đáng kể từ việc sử dụng những biện pháp thực hành mà chúng tôi gợi ý để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn và đưa ra thị trường với tốc độ nhanh hơn. Điều này giúp giảm chi phí và rủi ro, đồng thời giúp các nhân viên vui vẻ hơn vì không phải làm việc mệt mỏi nhiều giờ liền trong khi doanh nghiệp có cơ hội khai thác khả năng sáng tạo và đam mê công việc của họ.

6 Độc giả có thể tìm mua bản tiếng Việt được Đinh Tị Books phát hành năm 2016. (BTV)

Tuy nhiên, người đọc có thể sẽ thấy khó áp dụng thành công những ý tưởng này. Trong nhiều trường hợp, người ta chỉ thấy sự cải thiện ở một bộ phận của tổ chức, trong khi bộ phận đó vẫn cần phải làm việc với phần còn lại của tổ chức, những nơi vẫn hoạt động theo phương pháp thuyền thống. Vì vậy, chúng tôi mô tả cách thức mà các công ty thành công đã suy tính lại mọi khâu, từ quản lý và quản lý tài chính đến quản lý rủi ro, điều hành hoạt động, kiến trúc hệ thống, lập chương trình, quản lý danh mục đầu tư và quản lý các yêu cầu trong quá trình tìm cách gia tăng triệt để tính hiệu quả của tổ chức.

Cuốn sách này trình bày một bộ khuôn mẫu và nguyên tắc được thiết kế nhằm giúp bạn thực thi những ý tưởng này. Vì tin rằng mọi tổ chức đều khác biệt và có những nhu cầu khác nhau nên chúng tôi không cung cấp những quy tắc thực thi các biện pháp cụ thể. Thay vào đó, chúng tôi đưa ra cách tự tìm tòi biện pháp thực thi, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thử nghiệm, qua đó học được cách giúp cho tổ chức của bạn thích nghi tốt nhất với những ý tưởng và sự cải tiến này. Các tiếp cận này mất nhiều thời gian hơn, nhưng có lợi thế vì sớm cho thấy những lợi ích có thể đo lường và giúp giảm rủi ro của việc thay đổi. Nó cũng giúp cho tổ chức và nhân viên của bạn có khả năng tự tìm hiểu những gì là hiệu quả nhất cho mình.

Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy trong cuốn sách này những điều có giá trị. Phản ứng nguy hiểm nhất sẽ là: “Đó là những ý tưởng hay nhưng không phù hợp với tổ chức của chúng ta.” Như Taii- chi Ohno, cha đẻ của Hệ thống Sản xuất Toyota (Toyota Production System), đã nói:

Dù bạn là một nhà quản lý cấp cao nhất, cấp trung hay chỉ là công nhân mới bắt tay vào công việc, thì tất cả đều là con người, vì thế chúng ta có những nhận thức sai, luôn tin rằng cách mà chúng ta đang làm mọi việc lúc này là tốt nhất. Hoặc có thể bạn không nghĩ rằng đó là cách tốt nhất, nhưng bạn cứ làm và cho là “Chúng ta không thể dừng lại được, đây là cách mà mọi việc diễn ra.”

Bạn sẽ phải đối mặt với trở ngại khi muốn tiếp nhận những ý tưởng trong cuốn sách này. Khi đọc các ví dụ điển hình, có lẽ bạn sẽ thấy cách tiếp cận được mô tả ở đây không có ích trong tổ chức của bạn. Tuy nhiên, đừng biến những trở ngại đó thành sự phản đối. Hãy coi những gì đọc được ở đây là cảm hứng cho những nỗ lực của riêng bạn chứ không phải là những công thức nấu ăn mà bạn phải làm theo răm rắp. Hãy không ngừng tìm hiểu những trở ngại và coi chúng là cơ hội để thực nghiệm và học hỏi. Chúng tôi lại xin trích lời của Ohno:

Các cơ hội Kaizen (Cải tiến) là vô hạn. Đừng nghĩ rằng bạn đã làm việc tốt hơn trước và cảm thấy thỏa mãn... Điều đó tương tự như việc một sinh viên trở nên tự cao tự đại vì đã giành được phần thắng 2 trong số 3 phiên tranh luận với thầy của mình. Một khi bạn đã chấp nhận các ý tưởng kaizen, điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng phía sau mỗi ý tưởng kaizen luôn có một ý tưởng khác.

Các cơ hội cải tiến có mặt ở khắp mọi nơi, không chỉ trong những sản phẩm hay dịch vụ chúng ta tạo ra mà còn trong cách chúng ta hành xử, tương tác và, quan trọng nhất, trong cách tư duy của chúng ta.

Thuộc bộ sách