Lấy cảm hứng từ huyền thoại hang động trong đối thoại triết học của triết gia thời cổ đại Platon, José Saramago đã viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Hang động, để phê phán xã hội tiêu thụ nói riêng và chủ nghĩa tự do mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại, thông qua hình ảnh hủng khiếp của Trung tâm thương mại khổng lồ đang từng ngày từng giờ bành trướng về đất đai, về quyền uy, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần, “một thành phố trong một thành phố, nhưng lại to hơn chính cái thành phố kia”. Cuốn tiểu thuyết phản ánh bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp - thủ công nghiệp sang xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ nhanh chóng trên đất nước Bồ Đào Nha, qua đó chỉ rõ mỗi con người trong quá trình này đang bị đặt vào thế tiến thoái lưỡng nan: khi mà lối sống thực dụng, thói quen tiêu thụ, triết lý thị trường của xã hội tư bản ngày càng phát triển, sinh ra những mối quan hệ mới, những thế giới quan mới, buộc người ta phải quen với một trạng thái nô lệ kiểu mới, “ai không điều chỉnh được sẽ không dùng được”, và cũng như trong tác phẩm của Platon, một số người thoát ra khỏi hang động này, kịp thời nhận ra có thể có một cách sống khác.
Câu chuyện xoay quanh số phận của một gia đình ba đời làm nghề gốm ở một vùng quê nghèo và đã bị Trung tâm đẩy vào bước đường cùng. Là nhân viên của Trung tâm, Marcal thì làm việc quần quật, đến nỗi vợ của anh, Maarta “chỉ được tận hưởng sự có mặt của chồng ở nhà và ở trên giường vẻn vẹn có sáu đêm và ba ngày mỗi tháng”. Trước bước phát triển như vũ bão của nền kỹ thuật, công nghiệp, cha con ông Cipriano Algor là những người thợ gốm cuối cùng cũng đành bỏ nghề, một nghề xưa nay vẫn có thể sản xuất ra của cải nay chỉ còn là kỷ niệm, nhà xưởng biến thành nghĩa trang, sản phẩm thành di sản khảo cổ cho hàng ngàn năm sau. Họ chuyển vào sống ở Trung tâm, vốn là ước mơ của bao người, trong gần ba tuần, mà chẳng khác gì bị tù, để rồi người cha phải thốt lên: “tại sao mình lại có thể để bị giam kín trong suốt ba tuần mà không nhìn thấy mặt trời và những ngôi sao…”. Cuộc sống tự do đã thôi thúc họ từ bỏ tất cả, đi tìm một cuộc sống mới không chỉ cho họ mà cho cả con cái của họ nữa. Câu chuyện có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và cũng hết sức cảm động về tình cảm vợ chồng, cha con, về tình yêu giữa hai người goá bụa nảy nở trong hoàn cảnh khó khăn cùng cực.
Một cốt truyện giản dị, sâu sắc được kể liền mạch như trong một cuộc độc thoại nội tâm dài. Phong cách viết tiểu thuyết của José Saramago hết sức độc đào. Ông thường viết những câu văn rất dài, dùng dấu chấm, dấu phẩy mới nhìn tưởng là sai ngữ pháp, nhưng xem kỹ lại thấy hợp lý, mọi đối thoại đều liền mạch nối dài như mãi không dứt. Xen vào mạch truyện, ông thường đưa ra những nhận xét về mọi bình diện của cuộc sống, tuy đôi khi có những ý kiến rất khó hiểu những độc giả luôn tiếp nhận một cách thích thú.
Câu chuyện xoay quanh số phận của một gia đình ba đời làm nghề gốm ở một vùng quê nghèo và đã bị Trung tâm đẩy vào bước đường cùng. Là nhân viên của Trung tâm, Marcal thì làm việc quần quật, đến nỗi vợ của anh, Maarta “chỉ được tận hưởng sự có mặt của chồng ở nhà và ở trên giường vẻn vẹn có sáu đêm và ba ngày mỗi tháng”. Trước bước phát triển như vũ bão của nền kỹ thuật, công nghiệp, cha con ông Cipriano Algor là những người thợ gốm cuối cùng cũng đành bỏ nghề, một nghề xưa nay vẫn có thể sản xuất ra của cải nay chỉ còn là kỷ niệm, nhà xưởng biến thành nghĩa trang, sản phẩm thành di sản khảo cổ cho hàng ngàn năm sau. Họ chuyển vào sống ở Trung tâm, vốn là ước mơ của bao người, trong gần ba tuần, mà chẳng khác gì bị tù, để rồi người cha phải thốt lên: “tại sao mình lại có thể để bị giam kín trong suốt ba tuần mà không nhìn thấy mặt trời và những ngôi sao…”. Cuộc sống tự do đã thôi thúc họ từ bỏ tất cả, đi tìm một cuộc sống mới không chỉ cho họ mà cho cả con cái của họ nữa. Câu chuyện có ý nghĩa hiện thực sâu sắc và cũng hết sức cảm động về tình cảm vợ chồng, cha con, về tình yêu giữa hai người goá bụa nảy nở trong hoàn cảnh khó khăn cùng cực.
Một cốt truyện giản dị, sâu sắc được kể liền mạch như trong một cuộc độc thoại nội tâm dài. Phong cách viết tiểu thuyết của José Saramago hết sức độc đào. Ông thường viết những câu văn rất dài, dùng dấu chấm, dấu phẩy mới nhìn tưởng là sai ngữ pháp, nhưng xem kỹ lại thấy hợp lý, mọi đối thoại đều liền mạch nối dài như mãi không dứt. Xen vào mạch truyện, ông thường đưa ra những nhận xét về mọi bình diện của cuộc sống, tuy đôi khi có những ý kiến rất khó hiểu những độc giả luôn tiếp nhận một cách thích thú.