Trong cuốn “Hy vọng táo bạo” này, Thượng nghị sỹ Obama kêu gọi xây dựng một nền chính trị kiểu mới – dành cho những người đã mệt mỏi với những thoả hiệp khó khăn giữa hai đảng, chán chường trước những “cuộc giao tranh bất tận giữa các lực lượng” trong Quốc hội cũng như trên đường tranh cử. Nền chính trị đó dựa trên niềm tin và tinh thần cao thượng của “những thử nghiệm khó tin với nền dân chủ”. Tác giả đã phân tích kỹ những khó khăn có thể làm chùn bước những chính trị gia quyết tâm nhất - từ nỗi sợ thất bại, nhu cầu gây quỹ thường xuyên đến quyền lực của báo chí. Với lối viết hết sức thân mật và tự giễu cợt một cách hài hước, ông còn nhắc đến cuộc sống của một thượng nghị sỹ - làm thế nào để cân bằng giữa yêu cầu của công việc phục vụ toàn xã hội với đời sống gia đình, cũng như lòng tin tín ngưỡng sâu sắc của riêng ông.
Nội dung chính của cuốn sách là cách nhìn của Thượng nghị sỹ Obama về việc nước Mỹ phải làm gì để vượt qua sự chia rẽ, cùng nhau giải quyết những khó khăn của đất nước. Ông xem xét tình thế kinh tế bấp bênh của các gia đình, tình trạng căng thẳng do sắc tộc và tôn giáo trong chính trị và mối đe doạ xuất phát ở bên ngoài đất nước - từ chủ nghĩa khủng bố đến dịch bệnh toàn cầu.
Ông quan tâm tới vai trò của tín ngưỡng trong nền dân chủ Mỹ - khi nào tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng sống còn và khi nào chúng ta phải đặt nó sang một bên. Ẩn dưới những câu chuyện về giai đình, đồng nghiệp ở thượng viện và thậm chí cả về Tổng thống đương nhiệm chính là cuộc hành trình không mệt mỏi tìm kiếm mối liên hệ giữa chúng ta: nền tảng cho sự đồng thuận chính trị tuyệt đối trong tương lai.
Là một thượng nghị sỹ đồng thời là luật sư, giảng viên và cũng là một người cha, là một tín đồ Thiên chúa giáo nhưng cũng là người theo chủ nghĩa hoài nghi, và hơn hết, là người nghiên cứu lịch sử và bản chất con người, Thượng nghị sỹ Obama đã viết ra một cuốn sách có sức mạnh lay động lòng người. Theo ông, chỉ khi quay lại với những nguyên tắc khai sinh ra Hiến pháp, người Mỹ mới có thể thay đổi quy trình chính trị đổ vỡ hiện nay và phục hồi lại phương thức làm việc của chính phủ vốn đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hàng triệu người dân bình thường. Những người dân đó đang ở ngoài kia, như ông viết, “chờ Đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ hiểu được mong muốn của mình”.
Nội dung chính của cuốn sách là cách nhìn của Thượng nghị sỹ Obama về việc nước Mỹ phải làm gì để vượt qua sự chia rẽ, cùng nhau giải quyết những khó khăn của đất nước. Ông xem xét tình thế kinh tế bấp bênh của các gia đình, tình trạng căng thẳng do sắc tộc và tôn giáo trong chính trị và mối đe doạ xuất phát ở bên ngoài đất nước - từ chủ nghĩa khủng bố đến dịch bệnh toàn cầu.
Ông quan tâm tới vai trò của tín ngưỡng trong nền dân chủ Mỹ - khi nào tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng sống còn và khi nào chúng ta phải đặt nó sang một bên. Ẩn dưới những câu chuyện về giai đình, đồng nghiệp ở thượng viện và thậm chí cả về Tổng thống đương nhiệm chính là cuộc hành trình không mệt mỏi tìm kiếm mối liên hệ giữa chúng ta: nền tảng cho sự đồng thuận chính trị tuyệt đối trong tương lai.
Là một thượng nghị sỹ đồng thời là luật sư, giảng viên và cũng là một người cha, là một tín đồ Thiên chúa giáo nhưng cũng là người theo chủ nghĩa hoài nghi, và hơn hết, là người nghiên cứu lịch sử và bản chất con người, Thượng nghị sỹ Obama đã viết ra một cuốn sách có sức mạnh lay động lòng người. Theo ông, chỉ khi quay lại với những nguyên tắc khai sinh ra Hiến pháp, người Mỹ mới có thể thay đổi quy trình chính trị đổ vỡ hiện nay và phục hồi lại phương thức làm việc của chính phủ vốn đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của hàng triệu người dân bình thường. Những người dân đó đang ở ngoài kia, như ông viết, “chờ Đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ hiểu được mong muốn của mình”.