Cách đây hơn 50 năm, nhà vật lý được giải Nobel Erwin Schrödinger, trong bốn bài giảng đọc ở Viện Nghiên cứu Cao cấp Dublin (Anh) với chủ đề "Khoa học - một thành phần của chủ nghĩa nhân văn", sau in thành sách với nhan để "Khoa học và Nhân văn" (Science and Humanism), đã nói đến xu hướng chuyên môn hóa trong nghiên cứu khoa học. Xu hướng này là cần thiết, vì chỉ trong một phạm vi có hạn, nhà khoa học mới có đủ điều kiện và khả năng để sáng tạo ra kiến thức mới. Nhưng xu hướng này lại dẫn đến tình trạng là nhà khoa học phải ngừng suy nghĩ về những hậu quả mà việc làm của họ sẽ mang lại cho con người và xã hội, vì sẽ không thể hiểu được giá trị của khoa học nếu không xem xét toàn bộ khoa học mà chỉ dừng lại ở một lĩnh vực nào đó.
Khoa học hiện đại có xu hướng tuyệt đối hóa sự nghiên cứu khách quan. Xu hướng này ngày nay đang là đối tượng phê phán ngày càng mạnh mẽ của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Khoa học có thể hiểu như là sự mở rộng trí tò mò của con người nguyên thủy, nhưng trí tò mò ấy không thể không mang theo một yếu tố đạo đức nào đó. Và ngược lại, cũng đã rõ ràng là đạo đức nếu muốn là đúng đắn thì không thể xem xét không trên một cơ sở khoa học nào cả.
Tập sách "KHOA HỌC VÀ NH N VĂN" đã được biên soạn chính là nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về mối quan hệ qua lại tuy có thể không trực tiếp nhưng rất rộng rãi giữa khoa học và đạo đức và, nhìn chung, giữa khoa học và chủ nghĩa nhân văn - quan điểm về sự phát triển đầy đủ các đức tính của con người dưới mọi hình thức (sự ham hiểu biết, lòng vị tha, sự say mê, tính khoan dung,...), Khoa học cần phải mang tính nhân văn và chủ nghĩa nhân văn cần phải có tính khoa học. Chủ nghĩa nhân văn có thể là cơ sở, là nguồn nuôi dưỡng của khoa học. Ngược lại, khoa học, do các giá trị của bản thân nó (tính khách quan, tinh thần thực nghiệm, sự khiêm tốn,....) có thể góp phần đáng kể vào sự phát triển của đạo dức, của tỉnh nhân văn nói chung. Sự phát triển mối quan hệ giữa khoa học và nhân văn theo hướng tích cực rõ ràng là cần thiết đối với mong muốn thực hiện chiến lược phát triển con người và xây dựng một nền khoa học hiện đại hiện còn chưa được chú ý một cách thích hợp ở nhiều nước đang phát triển.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ có ích đối với các bạn đọc có nhu cầu theo dõi sự phát triển chung của khoa học trên thế giới cũng như các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách khoa học và chiến lược phát triển nói chung.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã nhiệt tình ủng hộ việc xuất bản tập sách này và tạo điều kiện để nó có thể sớm ra mắt bạn đọc. Chúng tôi cũng rất mong được sự góp ý của bạn đọc để trong các lần xuất bản sau, tập sách có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2005
Chủ biên
Đào Vọng Đức và Đặng Mộng Lân Trung tâm nghiên cứu KH&CN Đại học Đông Đô
Khoa học hiện đại có xu hướng tuyệt đối hóa sự nghiên cứu khách quan. Xu hướng này ngày nay đang là đối tượng phê phán ngày càng mạnh mẽ của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Khoa học có thể hiểu như là sự mở rộng trí tò mò của con người nguyên thủy, nhưng trí tò mò ấy không thể không mang theo một yếu tố đạo đức nào đó. Và ngược lại, cũng đã rõ ràng là đạo đức nếu muốn là đúng đắn thì không thể xem xét không trên một cơ sở khoa học nào cả.
Tập sách "KHOA HỌC VÀ NH N VĂN" đã được biên soạn chính là nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về mối quan hệ qua lại tuy có thể không trực tiếp nhưng rất rộng rãi giữa khoa học và đạo đức và, nhìn chung, giữa khoa học và chủ nghĩa nhân văn - quan điểm về sự phát triển đầy đủ các đức tính của con người dưới mọi hình thức (sự ham hiểu biết, lòng vị tha, sự say mê, tính khoan dung,...), Khoa học cần phải mang tính nhân văn và chủ nghĩa nhân văn cần phải có tính khoa học. Chủ nghĩa nhân văn có thể là cơ sở, là nguồn nuôi dưỡng của khoa học. Ngược lại, khoa học, do các giá trị của bản thân nó (tính khách quan, tinh thần thực nghiệm, sự khiêm tốn,....) có thể góp phần đáng kể vào sự phát triển của đạo dức, của tỉnh nhân văn nói chung. Sự phát triển mối quan hệ giữa khoa học và nhân văn theo hướng tích cực rõ ràng là cần thiết đối với mong muốn thực hiện chiến lược phát triển con người và xây dựng một nền khoa học hiện đại hiện còn chưa được chú ý một cách thích hợp ở nhiều nước đang phát triển.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hy vọng tập sách này sẽ có ích đối với các bạn đọc có nhu cầu theo dõi sự phát triển chung của khoa học trên thế giới cũng như các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách khoa học và chiến lược phát triển nói chung.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã nhiệt tình ủng hộ việc xuất bản tập sách này và tạo điều kiện để nó có thể sớm ra mắt bạn đọc. Chúng tôi cũng rất mong được sự góp ý của bạn đọc để trong các lần xuất bản sau, tập sách có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2005
Chủ biên
Đào Vọng Đức và Đặng Mộng Lân Trung tâm nghiên cứu KH&CN Đại học Đông Đô