Bàn đến lịch sử của dân tộc Trung Hoa, người ta thường nhắc đến Tần Hoàng, Hán Vũ, Trinh Quán, Thịnh Đường, Đại Minh, Vĩnh Lạc... mà không biết đến Cửu Châu Hoa Hạ là một hợp thể nhiều dân tộc.
Ba dân tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Đảng Hạng ở nơi biên viễn, mọi mặt khác xa với Trung Nguyên nhưng vẫn là những dân tộc có bề dày lịch sử. Yếu có thể chuyển thành mạnh. Mưu lược của họ thật vô cùng vô tận.
Ngày nay đọc lại, thấy rõ đằng sau những trang sử ấy là cả một kho báu của trí tuệ, biết sử dụng, biết vận dụng, biết người biết ta... biến ảo khôn lường.
Nếu trên thương trường biết vận dụng thì kẻ giàu có được giàu mãi. Người nghèo chịu phận nghèo vĩnh hằng hay không chính là chỗ hơn thua của mưu trí vậy.
***
Từ thế kỷ thứ IV sau Công nguyên, đời Lưỡng Tấn, thời kỳ Nam, Bắc triều, phía bắc Trung Quốc suốt một dải Hoàng Thủy (sông Tây Lạp Mộc Luân) và Thổ Hà (sông Lão Ha) đã có các bộ tộc người Khiết Đan sinh sống bằng nghề săn bắt và đánh cá. Từ năm Khai Hoàng vào cuối thời Tùy Đường, dân tộc Khiết Đan ngày càng phồn thịnh, có điều họ vẫn sống trong chế độ xã hội nô lệ của liên minh các bộ lạc. Người cầm đầu liên minh các bộ lạc này được gọi là “Khả Hãn” và Khả Hãn cứ ba năm được chọn một lần trong số những người có chức có quyền của tám bộ lạc lớn.
Gia Luật A Bảo Cơ đã vận dụng sách lược dần dần từng bước để từ một chức thủ lĩnh cận vệ quân leo lên làm “Di Ly Lý”, “Vu Việt” cuối cùng bước lên ngôi vị “Khả Hãn” cao quý. Để được chọn và leo lên ngôi “Khả Hãn”, một mặt Gia Luật A Bảo Cơ đã liên tục tiến hành các cuộc chinh phạt để mở rộng địa bàn, làm tăng dân số, cố gắng hết sức để thế lực Khiết Đan lớn mạnh hơn nữa. Mặt khác ông luôn tích cực học hỏi chế độ hoàng quyền của người Hán ở Trung Nguyên, phế bỏ các tập tục cũ, bình định nội loạn, xây dựng nên nhà nước Khiết Đan, mưu cầu chế độ quân chủ tập quyển, ngôi vị đế vương được truyền từ đời này sang đời khác.
...
Ba dân tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Đảng Hạng ở nơi biên viễn, mọi mặt khác xa với Trung Nguyên nhưng vẫn là những dân tộc có bề dày lịch sử. Yếu có thể chuyển thành mạnh. Mưu lược của họ thật vô cùng vô tận.
Ngày nay đọc lại, thấy rõ đằng sau những trang sử ấy là cả một kho báu của trí tuệ, biết sử dụng, biết vận dụng, biết người biết ta... biến ảo khôn lường.
Nếu trên thương trường biết vận dụng thì kẻ giàu có được giàu mãi. Người nghèo chịu phận nghèo vĩnh hằng hay không chính là chỗ hơn thua của mưu trí vậy.
***
Từ thế kỷ thứ IV sau Công nguyên, đời Lưỡng Tấn, thời kỳ Nam, Bắc triều, phía bắc Trung Quốc suốt một dải Hoàng Thủy (sông Tây Lạp Mộc Luân) và Thổ Hà (sông Lão Ha) đã có các bộ tộc người Khiết Đan sinh sống bằng nghề săn bắt và đánh cá. Từ năm Khai Hoàng vào cuối thời Tùy Đường, dân tộc Khiết Đan ngày càng phồn thịnh, có điều họ vẫn sống trong chế độ xã hội nô lệ của liên minh các bộ lạc. Người cầm đầu liên minh các bộ lạc này được gọi là “Khả Hãn” và Khả Hãn cứ ba năm được chọn một lần trong số những người có chức có quyền của tám bộ lạc lớn.
Gia Luật A Bảo Cơ đã vận dụng sách lược dần dần từng bước để từ một chức thủ lĩnh cận vệ quân leo lên làm “Di Ly Lý”, “Vu Việt” cuối cùng bước lên ngôi vị “Khả Hãn” cao quý. Để được chọn và leo lên ngôi “Khả Hãn”, một mặt Gia Luật A Bảo Cơ đã liên tục tiến hành các cuộc chinh phạt để mở rộng địa bàn, làm tăng dân số, cố gắng hết sức để thế lực Khiết Đan lớn mạnh hơn nữa. Mặt khác ông luôn tích cực học hỏi chế độ hoàng quyền của người Hán ở Trung Nguyên, phế bỏ các tập tục cũ, bình định nội loạn, xây dựng nên nhà nước Khiết Đan, mưu cầu chế độ quân chủ tập quyển, ngôi vị đế vương được truyền từ đời này sang đời khác.
...