Tiếng bước chân chạy rầm rập trên hàng ba trước cửa phòng làm việc của ông Ngọc San. Chớp mắt, bốn cô gái, cô nọ đẩy lưng cô kia, đã tông cửa, chạy ùa vào trong phòng, ào ào như một trận phong ba. Tiếng reo, tiếng cười nổi lên như chợ vỡ:*
- Ba! Ba! Ba yêu quý của chúng con. Hí Hí!*
Nhà trồng tỉa đặt mạnh cây viết máy xuống bàn. Sắc mặt ông lộ vẻ phẫn nộ, nhưng trong ánh mắt nhìn lại thoáng bóng một nụ cười. Rốt cuộc, vẫn như từ bao giờ, lòng thương yêu con cái lúc nào cũng trội hơn tất cả. Ông Ngọc San đành trút sự bực bội vào hai nắm tay đập mạnh xuống mặt bàn:*
- Các con hư quá! Ba đã cấm không được quấy phá khi ba làm việc kia mà! Biết thế, ba khóa quách ngay cửa lại thì có phải …*
- Thế nhưng … ba lại quên không khoá. Hà, hà!*
Chưa nghe dứt tiếng cười, đôi mắt người cha đã hoa lên vì hai cặp sơ-mi màu trắng, hai cặp xiêm màu xanh lơ cứ quay tít như chong chóng trước mặt. Đôi tay ông cuống quít giằng giật để cố gỡ ra khỏi năm sáu cánh tay mềm mại nhưng mạnh mẽ vô cùng. Cái thì níu đầu, cái thì níu cổ, có cái lại đưa hai ngón tay lên … khẽ cấu vào tai ông nữa.*
Người cha vừa vùng vẫy, vừa la lên inh ỏi:*
- Trời đất! Các con quấy phá như thế này, làm sao ba làm việc … ông đổi giọng … “hô” theo đúng kiểu nhà binh, - tất cả … “nghiêm”! “Lập tức”! “Nghiêm”!*
Thời gian ánh chớp, “nữ tứ tử” (danh từ khôi hài thân mật mọi người trong đồn điền vẫn dùng mỗi khi nói đến các em) đã xếp một hàng ngang, nhìn trước thẳng, theo thứ tự từ cao đến thấp, lưng áp vào tường, bàn tay phải đặt ngang trán. Cử chỉ trăm phần trăm quân sự, nhất là bốn khuôn mặt xinh xắn cố giữ vẻ thật nghiêm, trông lại càng hệt lắm.*
Nửa giận, nửa vui, phần vui của người cha chắc chắn nhiều hơn, hiển hiện rõ rệt nơi ánh mắt nhìn các con chăm chú. Trước bốn khuôn mặt kháu khỉnh đang cố gắng lập nghiêm, nhưng bốn cặp môi tươi lại ráng mím chặt cho khỏi phì cười kia, ông Ngọc San đành lắc đầu … chịu thua. Nhưng ông vẫn “hô”:*
- “Thao diễn, nghỉ”! … “Tan hàng”! … Và cấm không được phá ba nữa đó, nghe!*
“Một hàng ngang” lập tức phân tán. Đồng thời tiếng khiếu nại nổi lên nheo nhéo:*
- Ba dữ quá hà! Kỷ luật nhà binh ghê quá!*
- Ba không thương tụi con hả? Chúng con là cánh tay phải của ba, cộng sự viên đắc lực của ba mà.*
- Ứ ừ! Cộng sự viên! Danh từ quan trọng thế, hả các cô?*
- Danh từ quan trọng ? Thế ba quên hết công lao của chúng con rồi. Ai đi xem xét ruộng mía, ai săn sóc gia đình các tá điền cho ba. Thế rồi, nhà máy nấu đường? Không có chúng con để mắt đến thì còn ai vào đấy, ba?*
- Có thế! Có thế! Ba công nhận sự thật đúng như thế, - ông Ngọc San bật tiếng cười vui, - nhưng ai bảo các con dám “lạm quyền” uà vào văn phòng của ba làm ồn dữ vậy?*
Trong đám có tiếng trong vắt nổi lên:*
- Giờ nghỉ xả hơi mà ba!*
Cả bọn nhao nhao:*
- Chị Dung bưng chè lên rồi, ngoài hàng ba đó ba ơi! Ra ăn đi không nguội hết!*
Dù muốn dù không, người cha cũng phải theo chân các con bước ra ngoài. Không khí mát rượi nơi hàng ba khiến ông cảm thấy thể xác và tâm hồn thật thoải mái. Cái hàng ba nhiều bóng râm này là nơi lý tưởng để cho ông vui hưởng hạnh phúc gia đình. Và đó cũng là chỗ hàng ngày ông tiếp đón các bè bạn.*
Ông chủ đồn điền mía Ngọc San kín đáo mỉm cười khi liếc thấy khuôn mặt nặng chình chịch, ánh mắt sa sầm của chị người Thượng tên Dung (thật ra tên chị là K’Jun, nhưng vì thương mến chị nên cả nhà đều gọi chị bằng cái danh hiệu thật đẹp: Dung!) đang đứng canh gác mâm chè đậu đen nấu đường còn bốc khói. Thấy bóng ông chủ, chị Dung lên tiếng ngay. Ngôn ngữ của chị là một loại quốc ngữ không bỏ dấu:*
- Bao gio cung thê. Che đe nguoi hêt. Ông chu hê ngồi làm việc la khong đưng dây nưa.*(Bao giờ cũng thế. Chè để nguội hết. Ông chủ hễ ngồi làm việc là không đứng dậy nữa.)*
- Thôi đi mà! Chị Dung! Càu nhàu hoài! Cứ nghe chị thì đổ thóc giống ra mà ăn. Nghe chị để lúc nào cũng nằm lăn ra ngủ thì sở mía, nhà máy đường chắc rồi chỉ còn toàn là cỏ và mái xưởng với bốn bức tường không. Nội vùng Đức Trọng này, sở mía đường Ngọc San là một trong những cơ sở nhỏ nhất đấy. Nhưng tôi cương quyết làm cho nó giữ vững được mãi mãi ngôi vị trù phú nhất.*
Lại một tràng những tiếng càu nhàu của chị người làm trung thành với những chữ quốc ngữ không bỏ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng mà người kể chuyện xin phép được viết lại đúng hình dạng chữ Việt cho dễ đọc:*
- Nhà cửa lúc nào cũng rầm rập lộn xộn, lung tung hết. Mấy cô chỉ đùa giỡn chạy nhảy suốt ngày cứ như ngựa đua ấy thôi. Con gái nhà người ta thì dịu dàng học khâu học vá. Ngồi ở hàng ba này mà kim chỉ thêu thùa với nhau có tốt hơn không. Cười đùa đập phá quá trời. Thật là mệt vì dọn dẹp. Anh Giang chồng tôi cũng đã phát đau ốm vì các cô đấy nhé!*....
- Ba! Ba! Ba yêu quý của chúng con. Hí Hí!*
Nhà trồng tỉa đặt mạnh cây viết máy xuống bàn. Sắc mặt ông lộ vẻ phẫn nộ, nhưng trong ánh mắt nhìn lại thoáng bóng một nụ cười. Rốt cuộc, vẫn như từ bao giờ, lòng thương yêu con cái lúc nào cũng trội hơn tất cả. Ông Ngọc San đành trút sự bực bội vào hai nắm tay đập mạnh xuống mặt bàn:*
- Các con hư quá! Ba đã cấm không được quấy phá khi ba làm việc kia mà! Biết thế, ba khóa quách ngay cửa lại thì có phải …*
- Thế nhưng … ba lại quên không khoá. Hà, hà!*
Chưa nghe dứt tiếng cười, đôi mắt người cha đã hoa lên vì hai cặp sơ-mi màu trắng, hai cặp xiêm màu xanh lơ cứ quay tít như chong chóng trước mặt. Đôi tay ông cuống quít giằng giật để cố gỡ ra khỏi năm sáu cánh tay mềm mại nhưng mạnh mẽ vô cùng. Cái thì níu đầu, cái thì níu cổ, có cái lại đưa hai ngón tay lên … khẽ cấu vào tai ông nữa.*
Người cha vừa vùng vẫy, vừa la lên inh ỏi:*
- Trời đất! Các con quấy phá như thế này, làm sao ba làm việc … ông đổi giọng … “hô” theo đúng kiểu nhà binh, - tất cả … “nghiêm”! “Lập tức”! “Nghiêm”!*
Thời gian ánh chớp, “nữ tứ tử” (danh từ khôi hài thân mật mọi người trong đồn điền vẫn dùng mỗi khi nói đến các em) đã xếp một hàng ngang, nhìn trước thẳng, theo thứ tự từ cao đến thấp, lưng áp vào tường, bàn tay phải đặt ngang trán. Cử chỉ trăm phần trăm quân sự, nhất là bốn khuôn mặt xinh xắn cố giữ vẻ thật nghiêm, trông lại càng hệt lắm.*
Nửa giận, nửa vui, phần vui của người cha chắc chắn nhiều hơn, hiển hiện rõ rệt nơi ánh mắt nhìn các con chăm chú. Trước bốn khuôn mặt kháu khỉnh đang cố gắng lập nghiêm, nhưng bốn cặp môi tươi lại ráng mím chặt cho khỏi phì cười kia, ông Ngọc San đành lắc đầu … chịu thua. Nhưng ông vẫn “hô”:*
- “Thao diễn, nghỉ”! … “Tan hàng”! … Và cấm không được phá ba nữa đó, nghe!*
“Một hàng ngang” lập tức phân tán. Đồng thời tiếng khiếu nại nổi lên nheo nhéo:*
- Ba dữ quá hà! Kỷ luật nhà binh ghê quá!*
- Ba không thương tụi con hả? Chúng con là cánh tay phải của ba, cộng sự viên đắc lực của ba mà.*
- Ứ ừ! Cộng sự viên! Danh từ quan trọng thế, hả các cô?*
- Danh từ quan trọng ? Thế ba quên hết công lao của chúng con rồi. Ai đi xem xét ruộng mía, ai săn sóc gia đình các tá điền cho ba. Thế rồi, nhà máy nấu đường? Không có chúng con để mắt đến thì còn ai vào đấy, ba?*
- Có thế! Có thế! Ba công nhận sự thật đúng như thế, - ông Ngọc San bật tiếng cười vui, - nhưng ai bảo các con dám “lạm quyền” uà vào văn phòng của ba làm ồn dữ vậy?*
Trong đám có tiếng trong vắt nổi lên:*
- Giờ nghỉ xả hơi mà ba!*
Cả bọn nhao nhao:*
- Chị Dung bưng chè lên rồi, ngoài hàng ba đó ba ơi! Ra ăn đi không nguội hết!*
Dù muốn dù không, người cha cũng phải theo chân các con bước ra ngoài. Không khí mát rượi nơi hàng ba khiến ông cảm thấy thể xác và tâm hồn thật thoải mái. Cái hàng ba nhiều bóng râm này là nơi lý tưởng để cho ông vui hưởng hạnh phúc gia đình. Và đó cũng là chỗ hàng ngày ông tiếp đón các bè bạn.*
Ông chủ đồn điền mía Ngọc San kín đáo mỉm cười khi liếc thấy khuôn mặt nặng chình chịch, ánh mắt sa sầm của chị người Thượng tên Dung (thật ra tên chị là K’Jun, nhưng vì thương mến chị nên cả nhà đều gọi chị bằng cái danh hiệu thật đẹp: Dung!) đang đứng canh gác mâm chè đậu đen nấu đường còn bốc khói. Thấy bóng ông chủ, chị Dung lên tiếng ngay. Ngôn ngữ của chị là một loại quốc ngữ không bỏ dấu:*
- Bao gio cung thê. Che đe nguoi hêt. Ông chu hê ngồi làm việc la khong đưng dây nưa.*(Bao giờ cũng thế. Chè để nguội hết. Ông chủ hễ ngồi làm việc là không đứng dậy nữa.)*
- Thôi đi mà! Chị Dung! Càu nhàu hoài! Cứ nghe chị thì đổ thóc giống ra mà ăn. Nghe chị để lúc nào cũng nằm lăn ra ngủ thì sở mía, nhà máy đường chắc rồi chỉ còn toàn là cỏ và mái xưởng với bốn bức tường không. Nội vùng Đức Trọng này, sở mía đường Ngọc San là một trong những cơ sở nhỏ nhất đấy. Nhưng tôi cương quyết làm cho nó giữ vững được mãi mãi ngôi vị trù phú nhất.*
Lại một tràng những tiếng càu nhàu của chị người làm trung thành với những chữ quốc ngữ không bỏ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng mà người kể chuyện xin phép được viết lại đúng hình dạng chữ Việt cho dễ đọc:*
- Nhà cửa lúc nào cũng rầm rập lộn xộn, lung tung hết. Mấy cô chỉ đùa giỡn chạy nhảy suốt ngày cứ như ngựa đua ấy thôi. Con gái nhà người ta thì dịu dàng học khâu học vá. Ngồi ở hàng ba này mà kim chỉ thêu thùa với nhau có tốt hơn không. Cười đùa đập phá quá trời. Thật là mệt vì dọn dẹp. Anh Giang chồng tôi cũng đã phát đau ốm vì các cô đấy nhé!*....