Thám tử Kỳ Phát là bộ truyện đã làm nên danh tiếng của “Vua truyện trinh thám Việt Nam” - Phạm Cao Củng. Giống như Sherlock Holmes, Kỳ Phát luôn đề cao lý trí, lấy suy luận làm phương cách phá án.
Series Thám tử Kỳ Phát gồm 5 cuốn:
Đám cưới Kỳ Phát;
Nhà sư thọt;
Chiếc tất nhuộm bùn;
Vết tay trên trần;
Kỳ Phát giết người.
Mặc dù học tập và ảnh hưởng từ truyện trinh thám phương Tây, nhưng Phạm Cao Củng đã sáng tạo nên những câu chuyện thấm đẫm đời sống Việt Nam, tính cách Việt Nam. Phá án theo phương pháp suy luận diễn dịch kiểu Sherlock Holmes, song nhân vật của Phạm Cao Củng mang đậm những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông: trọng nghĩa khí, coi thường tiền bạc, không hành động vì thù lao, luôn tôn trọng tình cảm, đạo đức.
Kỳ Phát giết người: Một hôm, nhận được thư của Cúc, Kỳ Phát vội vàng tới gặp tình cũ. Chồng Cúc mới qua đời, đứa con trai tên Hoàn lại bị bắt cóc, khiến cho nàng vô cùng hoang mang, đau đớn. Cùng lúc đó, một cậu bé tên Hoàn khác cũng mất tích. Kỳ lạ là trong cả hai vụ, hai gia đình đều bị trộm đột nhập nhưng chỉ mất mấy đôi đũa.
Ai là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả mọi chuyện? Kỳ Phát phải làm gì để tìm được con trai Cúc? Bí mật nào ẩn giấu đằng sau hai vụ bắt cóc và những đôi đũa bị đánh cắp?
***
Chúng tôi ngồi im lặng đã lâu.
Kỳ Phát thì ngả dài trên chiếc ghế dựa, nhìn lên trần nhà, theo làn khói thuốc lá thơm trắng nhạt. Tôi thì chăm chú nhìn Phát, cố ý đoán xem trong trí anh chàng trinh thám có kỳ tài ấy, hiện giờ đang nghĩ ngợi gì. Bên cạnh nhà, tiếng cãi cọ của đôi vợ chồng trẻ cũng im dần, có lẽ đã thấy khuya, cả hai đều đồng ý nên đình cuộc khẩu chiến cho hàng xóm được yên ngủ vì lúc bấy giờ đã quá 11 giờ khuya rồi.
Tôi bỗng hỏi Kỳ Phát:
- Thế nào, anh vẫn nhất định không lấy vợ à?
Kỳ Phát giật mình, quay nhìn tôi rồi mỉm cười:
- Lấy ai, mà ai lấy?
Tôi cũng cười:
- Thiếu gì người cơ chứ! Cứ theo ý tôi nghĩ thì cứ cái tài anh, biết bao nhiêu là cô con gái kính phục, mà từ cái kính phục đến cái mến yêu rất gần…
Kỳ Phát ung dung gạt tàn thuốc lá rồi chậm rãi bảo tôi rằng:
- Anh tưởng tượng như vậy chứ trong đời tôi chưa hề thấy thế, một chứng cớ là… từ trước đến nay, nào đã có ai thèm lấy tôi đâu?
Tôi cãi:
- Tôi lại có chứng cớ, trái lại như Tuyết Khanh* chẳng hạn đã chẳng muốn lấy anh là gì?
Xem Chiếc Ảnh Khỏa Thân
Kỳ Phát lắc đầu:
- Thế nhưng cuộc hôn nhân ấy có thành đâu?
- Không thành là tại vì anh không muốn.
Kỳ Phát lặng im một lát, hút luôn mấy hơi thuốc lá dài, lâu lâu mới gật đầu mà bảo tôi rằng:
- Kể ra thì không khéo mà là tại cái số tôi vậy, anh ạ! Việc Tuyết Khanh, tôi tưởng chừng như mười phần đã chắc chắn chín vậy mà kết cục cũng vẫn chẳng đâu vào đâu cả…
Tôi cười:
- Đó là tại ý anh, chứ số mệnh nào?
Kỳ Phát lắc đầu:
- Không, tôi không nói đùa đâu. Mà anh nghĩ lầm như vậy là vì tưởng tôi yêu Tuyết Khanh thực?
Tôi ngạc nhiên:
- Lại còn thế nào mới thực nữa?
...
Series Thám tử Kỳ Phát gồm 5 cuốn:
Đám cưới Kỳ Phát;
Nhà sư thọt;
Chiếc tất nhuộm bùn;
Vết tay trên trần;
Kỳ Phát giết người.
Mặc dù học tập và ảnh hưởng từ truyện trinh thám phương Tây, nhưng Phạm Cao Củng đã sáng tạo nên những câu chuyện thấm đẫm đời sống Việt Nam, tính cách Việt Nam. Phá án theo phương pháp suy luận diễn dịch kiểu Sherlock Holmes, song nhân vật của Phạm Cao Củng mang đậm những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông: trọng nghĩa khí, coi thường tiền bạc, không hành động vì thù lao, luôn tôn trọng tình cảm, đạo đức.
Kỳ Phát giết người: Một hôm, nhận được thư của Cúc, Kỳ Phát vội vàng tới gặp tình cũ. Chồng Cúc mới qua đời, đứa con trai tên Hoàn lại bị bắt cóc, khiến cho nàng vô cùng hoang mang, đau đớn. Cùng lúc đó, một cậu bé tên Hoàn khác cũng mất tích. Kỳ lạ là trong cả hai vụ, hai gia đình đều bị trộm đột nhập nhưng chỉ mất mấy đôi đũa.
Ai là kẻ chủ mưu đứng sau tất cả mọi chuyện? Kỳ Phát phải làm gì để tìm được con trai Cúc? Bí mật nào ẩn giấu đằng sau hai vụ bắt cóc và những đôi đũa bị đánh cắp?
***
Chúng tôi ngồi im lặng đã lâu.
Kỳ Phát thì ngả dài trên chiếc ghế dựa, nhìn lên trần nhà, theo làn khói thuốc lá thơm trắng nhạt. Tôi thì chăm chú nhìn Phát, cố ý đoán xem trong trí anh chàng trinh thám có kỳ tài ấy, hiện giờ đang nghĩ ngợi gì. Bên cạnh nhà, tiếng cãi cọ của đôi vợ chồng trẻ cũng im dần, có lẽ đã thấy khuya, cả hai đều đồng ý nên đình cuộc khẩu chiến cho hàng xóm được yên ngủ vì lúc bấy giờ đã quá 11 giờ khuya rồi.
Tôi bỗng hỏi Kỳ Phát:
- Thế nào, anh vẫn nhất định không lấy vợ à?
Kỳ Phát giật mình, quay nhìn tôi rồi mỉm cười:
- Lấy ai, mà ai lấy?
Tôi cũng cười:
- Thiếu gì người cơ chứ! Cứ theo ý tôi nghĩ thì cứ cái tài anh, biết bao nhiêu là cô con gái kính phục, mà từ cái kính phục đến cái mến yêu rất gần…
Kỳ Phát ung dung gạt tàn thuốc lá rồi chậm rãi bảo tôi rằng:
- Anh tưởng tượng như vậy chứ trong đời tôi chưa hề thấy thế, một chứng cớ là… từ trước đến nay, nào đã có ai thèm lấy tôi đâu?
Tôi cãi:
- Tôi lại có chứng cớ, trái lại như Tuyết Khanh* chẳng hạn đã chẳng muốn lấy anh là gì?
Xem Chiếc Ảnh Khỏa Thân
Kỳ Phát lắc đầu:
- Thế nhưng cuộc hôn nhân ấy có thành đâu?
- Không thành là tại vì anh không muốn.
Kỳ Phát lặng im một lát, hút luôn mấy hơi thuốc lá dài, lâu lâu mới gật đầu mà bảo tôi rằng:
- Kể ra thì không khéo mà là tại cái số tôi vậy, anh ạ! Việc Tuyết Khanh, tôi tưởng chừng như mười phần đã chắc chắn chín vậy mà kết cục cũng vẫn chẳng đâu vào đâu cả…
Tôi cười:
- Đó là tại ý anh, chứ số mệnh nào?
Kỳ Phát lắc đầu:
- Không, tôi không nói đùa đâu. Mà anh nghĩ lầm như vậy là vì tưởng tôi yêu Tuyết Khanh thực?
Tôi ngạc nhiên:
- Lại còn thế nào mới thực nữa?
...