Là một đứa con tinh thần do chính Tô Hoài chắt chiu, gom góp từ những kinh nghiệm viết lách của mình, Sổ tay viết văn được xem như cuốn sách gối đầu giường dành cho những ai yêu thích chữ nghĩa. Với ông, viết là thành quả lao động vô cùng tận và người viết cần chăm chút, tẩn mẩn từng li từng tí. Như chính lời con trai của ông, nhà báo Nguyễn Phương Vũ, chia sẻ: “Đã từ lâu, từ khi cầm bút, bố tôi là người cẩn thận và luôn có trách nhiệm với câu chữ nên mỗi bản in dù là in lại nhưng ông luôn đọc, cắt gọt, chỉnh sửa, “uốn nắn”, tỉ mẩn như người dệt vải. Khi ông trao lại cho tôi để xử lý nhập liệu với một bản thảo chi chít màu mực, chữ, từ, câu mà ông thêm bớt đan xen ngang dọc. Cha tôi là vậy, sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong nghề viết như mối nợ tình với ông”.
Tô Hoài quan niệm: “Kinh nghiệm viết văn, cả về tư tưởng và cách viết, là kinh nghiệm lao động, do hàng ngày lao động sáng tác mà nảy nở. Nó vô cùng tận. Không thể nói lúc nào hoàn hảo, mỗi bước phấn đấu lại được kinh nghiệm mới. Cứ thế thay đổi và đổi mới mãi, đem lại tiến bộ cho người viết”. Sổ Tay Viết Văn không chỉ là cuốn Bách khoa toàn thư dành cho những người theo đuổi con đường văn chương chữ nghĩa mà nó còn giống như một gợi ý giúp độc giả có thể nhìn nhận, đánh giá khách quan khi thưởng thức bất kỳ tác phẩm nào.
“Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa toàn thư mà không viện sĩ nào, không học giả nào có thể sánh được.” (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)
“Quen biết nhiều, từng trải lắm, quả thật có thể nói Tô Hoài đã trở thành một cuốn từ điển sống của nghề văn. Qua các tác phẩm đã in của ông, mãi mãi người ta còn tìm thấy hình ảnh con người một thời, với tất cả những lo toan hàng ngày, sự phấn đấu của chúng ta cùng những khó khăn những hạn chế hoàn cảnh đã đặt ra mà không ai trong chúng ta vượt qua nổi. Thời gian sẽ sàng lọc để chọn ra những gì tinh hoa Tô Hoài đã viết, từ đó làm giàu thêm cho văn học Việt Nam.” (Nhà phê bình Vương Trí Nhàn)
Tô Hoài quan niệm: “Kinh nghiệm viết văn, cả về tư tưởng và cách viết, là kinh nghiệm lao động, do hàng ngày lao động sáng tác mà nảy nở. Nó vô cùng tận. Không thể nói lúc nào hoàn hảo, mỗi bước phấn đấu lại được kinh nghiệm mới. Cứ thế thay đổi và đổi mới mãi, đem lại tiến bộ cho người viết”. Sổ Tay Viết Văn không chỉ là cuốn Bách khoa toàn thư dành cho những người theo đuổi con đường văn chương chữ nghĩa mà nó còn giống như một gợi ý giúp độc giả có thể nhìn nhận, đánh giá khách quan khi thưởng thức bất kỳ tác phẩm nào.
“Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa toàn thư mà không viện sĩ nào, không học giả nào có thể sánh được.” (Nhà thơ Trần Đăng Khoa)
“Quen biết nhiều, từng trải lắm, quả thật có thể nói Tô Hoài đã trở thành một cuốn từ điển sống của nghề văn. Qua các tác phẩm đã in của ông, mãi mãi người ta còn tìm thấy hình ảnh con người một thời, với tất cả những lo toan hàng ngày, sự phấn đấu của chúng ta cùng những khó khăn những hạn chế hoàn cảnh đã đặt ra mà không ai trong chúng ta vượt qua nổi. Thời gian sẽ sàng lọc để chọn ra những gì tinh hoa Tô Hoài đã viết, từ đó làm giàu thêm cho văn học Việt Nam.” (Nhà phê bình Vương Trí Nhàn)