Tiểu thuyết lịch sử Kỳ tích Chi Lăng ra đời năm 1981, nhà nghiên cứu văn học Hương Thanh nhận xét: “Cuốn sách ra đời ngay lập tức gây được tiếng vang bởi giá trị thời sự và văn học của nó”. Bởi đây là những tháng ngày căng thẳng sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ―Tháng 2 năm 1979‖ mà Lạng Sơn là một trong những điểm nóng nhất. Cuốn sách viết về những kỳ tích trên một con đường huyền thoại, từng là nỗi kinh hoàng của những đạo quân xâm lược khổng lồ Phương Bắc. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh xây dựng từ các truyền thuyết dân gian và mang rõ sự sáng tạo, tưởng tượng độc đáo của người viết.
Trong cả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Lạng Sơn là mảnh đất tiền tiêu, là mũi tấn công chính của giặc vào Đại Việt. Tuy nhiên, với giặc ngoại xâm, Ải Chi Lăng trên con đường bách lý xuôi từ biên giới với Ải Nam Quan, qua Lạng Sơn về Thăng Long - Hà Nội, lại là một tử địa vì quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu thập nhân khứ, nhất nhân hoàn (10 kẻ đi chỉ 1 kẻ quay về được) của nó. Suốt quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, với chiến lũy hình thang tại Ải Chi Lăng cùng hệ thống đầm lầy, sông suối, núi non hiểm trở của nó, luôn là bức tường thành từ xa của kinh đô Thăng Long ngăn bước viễn chinh quân xâm lược phương Bắc.
Cuốn sách là 52 câu chuyện về mảnh đất Chi Lăng Anh hùng. Qua ngòi bút của Nguyễn Trường Thanh “Kỳ Tích Chi Lăng” được bao quát không gian rộng, thời gian dài: Từ khi nước ta bị nhà Đường đô hộ, trải qua các cuộc khởi nghĩa của các dân tộc Chi Lăng và các vùng phụ cận cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc. Xuyên suốt cả tác phẩm từ Núi Phượng Hoàng, Mã Yên Sơn; Núi Vui Ngự..đến Núi Mặt Quỷ, Quỷ Môn Quan; Bến Tuần; Cầu Quan Âm; Núi Kỳ Lân…Mỗi bài ghi chép là cả tâm huyết của tác giả. Tất cả các câu truyện kể này có chứa đựng các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử.
Tác phẩm Kỳ tích Chi Lăng ra đời đã có giá trị khích lệ vô cùng lớn lao đối với đồng bào cả nước trong thời điểm cuộc chiến tranh biên giới đang diễn ra một cách nóng bỏng. Những câu chuyện lịch sử không ghi trong chính sử nhưng lưu truyền trong dân gian đã được Nguyễn Trường Thanh văn học hóa, kể lại bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm và thuyết phục. Những truyền thuyết lịch sử này được dựng lại dưới ngòi bút giàu sức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã hấp dẫn được người đọc. Rất nhiều tri thức mới mẻ và lý thú về những điều tưởng chừng chúng ta đã am hiểu – lần đầu tiên được nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết ra một cách cụ thể, sinh động. Mỗi tấc đất ở vùng Chi Lăng lịch sử này đã ghi dấu bao kỳ tích của dân tộc với bao huyền thoại tồn tại xung quanh nó. Hình tượng những người anh hùng thuộc mọi tầng lớp nhân dân, của các dân tộc anh em khác nhau ở nơi đây; những mối tình tuyệt đẹp cùng tình yêu Tổ quốc, lòng hiếu nghĩa, chí anh hùng…của những người con Xứ Lạng – đều đã được hiện lên sống động trong tiểu thuyết lịch sử Kỳ tích Chi Lăng . Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!
Trong cả ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Lạng Sơn là mảnh đất tiền tiêu, là mũi tấn công chính của giặc vào Đại Việt. Tuy nhiên, với giặc ngoại xâm, Ải Chi Lăng trên con đường bách lý xuôi từ biên giới với Ải Nam Quan, qua Lạng Sơn về Thăng Long - Hà Nội, lại là một tử địa vì quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu thập nhân khứ, nhất nhân hoàn (10 kẻ đi chỉ 1 kẻ quay về được) của nó. Suốt quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, với chiến lũy hình thang tại Ải Chi Lăng cùng hệ thống đầm lầy, sông suối, núi non hiểm trở của nó, luôn là bức tường thành từ xa của kinh đô Thăng Long ngăn bước viễn chinh quân xâm lược phương Bắc.
Cuốn sách là 52 câu chuyện về mảnh đất Chi Lăng Anh hùng. Qua ngòi bút của Nguyễn Trường Thanh “Kỳ Tích Chi Lăng” được bao quát không gian rộng, thời gian dài: Từ khi nước ta bị nhà Đường đô hộ, trải qua các cuộc khởi nghĩa của các dân tộc Chi Lăng và các vùng phụ cận cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc. Xuyên suốt cả tác phẩm từ Núi Phượng Hoàng, Mã Yên Sơn; Núi Vui Ngự..đến Núi Mặt Quỷ, Quỷ Môn Quan; Bến Tuần; Cầu Quan Âm; Núi Kỳ Lân…Mỗi bài ghi chép là cả tâm huyết của tác giả. Tất cả các câu truyện kể này có chứa đựng các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử.
Tác phẩm Kỳ tích Chi Lăng ra đời đã có giá trị khích lệ vô cùng lớn lao đối với đồng bào cả nước trong thời điểm cuộc chiến tranh biên giới đang diễn ra một cách nóng bỏng. Những câu chuyện lịch sử không ghi trong chính sử nhưng lưu truyền trong dân gian đã được Nguyễn Trường Thanh văn học hóa, kể lại bằng một giọng văn đầy sức truyền cảm và thuyết phục. Những truyền thuyết lịch sử này được dựng lại dưới ngòi bút giàu sức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Trường Thanh đã hấp dẫn được người đọc. Rất nhiều tri thức mới mẻ và lý thú về những điều tưởng chừng chúng ta đã am hiểu – lần đầu tiên được nhà văn Nguyễn Trường Thanh viết ra một cách cụ thể, sinh động. Mỗi tấc đất ở vùng Chi Lăng lịch sử này đã ghi dấu bao kỳ tích của dân tộc với bao huyền thoại tồn tại xung quanh nó. Hình tượng những người anh hùng thuộc mọi tầng lớp nhân dân, của các dân tộc anh em khác nhau ở nơi đây; những mối tình tuyệt đẹp cùng tình yêu Tổ quốc, lòng hiếu nghĩa, chí anh hùng…của những người con Xứ Lạng – đều đã được hiện lên sống động trong tiểu thuyết lịch sử Kỳ tích Chi Lăng . Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn!