Ở Việt Nam, sách văn học tầm cao, có ảnh hưởng lớn đến tâm tư tình cảm người Nhật qua nhiều thế hệ chưa xuất hiện nhiều. Đúng như nhận định của ông Mitsuyoshi Numano, giáo sư văn học của Đại học Tokyo trong Hội thảo văn học Nhật Bản tháng 9-2009 tại Hà Nội: "Hình như phần lớn các tiểu thuyết (của Nhật) được dịch đều thuộc về các nhà văn ăn khách hiện đại trong khi các nhà văn quan trọng trước đó với những tác phẩm có ý nghĩa vượt thời gian thì hầu như chưa được dịch sang tiếng Việt Nam."
Trong số lượng rất lớn các tác giả văn học Nhật trong hơn 100 năm từ thời Minh Trị đến nay vị giáo sư này đã lựa chọn ra 10 tác giả văn học mà ông cho là quan trọng nhất ở Nhật gồm có: Mori Ogai (1862-1922), Akutagawa Soeki (1867-1916), Tanizaki Junnichiro (1886-1965), Akutagawa Ryunosuke (1892-1927), Dazai Osamu (1909-1948), Kawabata Yasunari (1899-1972 - giải Nobel văn học), Mishima Yukio (1925-1970), Abe Kobo (1924-1993), Oe Kenzaburo (1935 - giải Nobel văn học), Murakami Haruki (1949).
Để người Việt Nam hiểu và thấy được cái hay của văn học Nhật, cần thiết phải dịch văn học Nhật sang tiếng Việt nhiều hơn nữa để người Việt Nam có cơ hội tìm hiểu và tiếp xúc nhiều hơn với các tác phẩm và tác giả quan trọng của văn học Nhật. Chính các dịch giả sẽ là cầu nối để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Tôi vui mừng ghi nhận sự xuất hiện của những dịch giả mới người Việt, có nghiên cứu cẩn thận và hiểu sâu về con người, văn hóa Nhật Bản, với niềm say mê văn học Nhật, đã đem đến cho bạn đọc Việt Nam những kiệt tác được dịch trực tiếp từ nguyên bản. Đây là một điểm rất cần khuyến khích và nhiệt tình cổ vũ.
Tiểu thuyết Tôi là con mèo của văn hào Natsume Soeki, do bà Bùi Thị Loan dịch từ bản tiếng Nhật, là một trong chưa nhiều trường hợp tôi vừa nói ở trên.
Vị trí và vai trò của các tác phẩm của Natsume Soeki trong nền văn học Nhật bản là rất quan trọng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ người Nhật Bản, bất cứ người Nhật Bản cũng biết đến các tác phẩm Botchan,Wagahai wa neko dearu, Kokoro… của ông. Ông được coi là nhà văn dân tộc lớn nhất trong nền văn học cận đại ở Nhật Bản kể từ thời Minh Trị. Các nhà phê bình văn học đánh giá ông là một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản cùng Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke.
Năm 2006 bạn đọc Việt Nam đã được đọc cuốn Cậu ấm ngây thơ (Botchan) và bây giờ lại được cầm trên tay bản dịch kiệt tác Tôi là con mèo (Wagahai wa neko dearu) của đại văn hào Natsume Soeki, cả hai đều do dịch giả Bùi Thị Loan chuyển ngữ sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.
Việc Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) tài trợ cho bản dịch tiểu thuyết Tôi là con mèo lần này của bà Loan là một trong những hoạt động rất tích cực trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Nhật Bản và Việt Nam. Tác phẩm dịch này ra đời là món quà ý nghĩa để tiến tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (2013).
Tôi là con mèo (Wagahai wa neko dearu) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Natsume Soeki. Mượn lời kể của một con mèo sống trnog nhà một thầy giáo dạy trung học, tác giả đã vẽ nên bức tranh trào phúng về diện mạo điển hình của tầng lớp trí thức Nhật thời Minh Trị. Con mèo lắng nghe và quan sát các nhà khoa học tranh cãi trong căn phòng của "ông giáo" Kushami, thực chất đó là những cuộc thảo luận về triết học và nghệ thuật cũng như thói đời trong thế giới mà mãnh lực đồng tiền đang xâm chiếm tình cảm con người trong buổi giao thời và xung đột giữa văn hóa Đông - Tây ở Nhật Bản. Độc giả sẽ dễ dàng nhận ra sự tẻ nhạt và kệch cỡm trong lối sống, sự nửa vời và lười nhác trong học thuật của những nhân vật chính như ông giáo Kushami, nhà mỹ học Meitei, cử nhân khoa hoạc tự nhiên Kangetsu, rồi một vài nhà thơ, nhà phê bình… từ các cuộc tranh luận như bất tận của họ, xoay quanh nhiều vấn đề nghệ thuật kinh điển và hiện đại, của Nhật cũng như của thế giới. Ở khía cạnh khác, bạn đọc có thể tìm thấy trong cuốn sách này những chi tiết văn hóa đặc trưng của Nhật, được miêu tả tinh tế, tròn trặn và trầm tĩnh. Điểm nổi bật trong kiệt tác này, chính là bạn đọc được làm quen và thưởng thức giọng văn châm biếm hóm hỉnh mang nhiều nét tự trào của một bút pháp bậc thầy. Nhưng lưu ý rằng cái hóm hỉnh lại "rất Nhật" nên người đọc Việt Nam đôi khi cần có chút hiểu biết về văn hóa Nhật mới thấy hết cái hay cái hóm của nó.
Dịch giả Bùi Thị Loan là một người Việt Nam am hiểu văn hóa văn học Nhật, hiện tại bà vẫn đang sinh sống và làm việc tại xứ sở hoa anh đào. Bà là một người dịch mới, trong thế hệ các dịch giả văn học thời hiện đại, được tiếp xúc và chuyển ngữ trực tiếp từ nguyên bản. Bản dịch của bà Bùi Thị Loan, mà theo tâm nguyện bà muốn cố gắn chuyển tải một cách trung thực văn phong của một đại văn hào Nhật Bản, có thể, đôi chỗ còn làm cho bạn đọc Việt Nam, nhất là lớp trẻ, cảm thấy hơi có gì đó khác lạ, hơi khó dung nạp. Nhưng dụng ý của người dịch quyết tâm giúp bạn đọc Việt Nam dần khám phá đỉnh núi Natsume Soeki một cách thuần chất và nguyên vẹn, dù không dễ. Như đã nói, vốn dĩ tác phẩm Tôi là con mèo - một tác phẩm được viết ra ở Nhật Bản cách đây hơn một thế kỷ, dù rằng là kiệt tác của nhân loại, sống mãi với thời gian, đã đi vào tâm hồn bao thế hệ người Nhật, nhưng chính người Nhật hiện đại cũng cảm thấy nhiều chỗ khó đọc, vì vậy chuyển ngữ sang tiếng Việt là một công việc đầy gai góc. Đối với độc giả nước ngoài, trong đó có Việt Nam, để thấy hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm này thiết nghĩ cũng cần có thời gian. Mọi phán xét xin dành lại cho độc giả
Trong số lượng rất lớn các tác giả văn học Nhật trong hơn 100 năm từ thời Minh Trị đến nay vị giáo sư này đã lựa chọn ra 10 tác giả văn học mà ông cho là quan trọng nhất ở Nhật gồm có: Mori Ogai (1862-1922), Akutagawa Soeki (1867-1916), Tanizaki Junnichiro (1886-1965), Akutagawa Ryunosuke (1892-1927), Dazai Osamu (1909-1948), Kawabata Yasunari (1899-1972 - giải Nobel văn học), Mishima Yukio (1925-1970), Abe Kobo (1924-1993), Oe Kenzaburo (1935 - giải Nobel văn học), Murakami Haruki (1949).
Để người Việt Nam hiểu và thấy được cái hay của văn học Nhật, cần thiết phải dịch văn học Nhật sang tiếng Việt nhiều hơn nữa để người Việt Nam có cơ hội tìm hiểu và tiếp xúc nhiều hơn với các tác phẩm và tác giả quan trọng của văn học Nhật. Chính các dịch giả sẽ là cầu nối để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc. Tôi vui mừng ghi nhận sự xuất hiện của những dịch giả mới người Việt, có nghiên cứu cẩn thận và hiểu sâu về con người, văn hóa Nhật Bản, với niềm say mê văn học Nhật, đã đem đến cho bạn đọc Việt Nam những kiệt tác được dịch trực tiếp từ nguyên bản. Đây là một điểm rất cần khuyến khích và nhiệt tình cổ vũ.
Tiểu thuyết Tôi là con mèo của văn hào Natsume Soeki, do bà Bùi Thị Loan dịch từ bản tiếng Nhật, là một trong chưa nhiều trường hợp tôi vừa nói ở trên.
Vị trí và vai trò của các tác phẩm của Natsume Soeki trong nền văn học Nhật bản là rất quan trọng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ người Nhật Bản, bất cứ người Nhật Bản cũng biết đến các tác phẩm Botchan,Wagahai wa neko dearu, Kokoro… của ông. Ông được coi là nhà văn dân tộc lớn nhất trong nền văn học cận đại ở Nhật Bản kể từ thời Minh Trị. Các nhà phê bình văn học đánh giá ông là một trong ba trụ cột của văn học hiện đại Nhật Bản cùng Mori Ogai và Akutagawa Ryunosuke.
Năm 2006 bạn đọc Việt Nam đã được đọc cuốn Cậu ấm ngây thơ (Botchan) và bây giờ lại được cầm trên tay bản dịch kiệt tác Tôi là con mèo (Wagahai wa neko dearu) của đại văn hào Natsume Soeki, cả hai đều do dịch giả Bùi Thị Loan chuyển ngữ sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.
Việc Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) tài trợ cho bản dịch tiểu thuyết Tôi là con mèo lần này của bà Loan là một trong những hoạt động rất tích cực trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Nhật Bản và Việt Nam. Tác phẩm dịch này ra đời là món quà ý nghĩa để tiến tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (2013).
Tôi là con mèo (Wagahai wa neko dearu) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Natsume Soeki. Mượn lời kể của một con mèo sống trnog nhà một thầy giáo dạy trung học, tác giả đã vẽ nên bức tranh trào phúng về diện mạo điển hình của tầng lớp trí thức Nhật thời Minh Trị. Con mèo lắng nghe và quan sát các nhà khoa học tranh cãi trong căn phòng của "ông giáo" Kushami, thực chất đó là những cuộc thảo luận về triết học và nghệ thuật cũng như thói đời trong thế giới mà mãnh lực đồng tiền đang xâm chiếm tình cảm con người trong buổi giao thời và xung đột giữa văn hóa Đông - Tây ở Nhật Bản. Độc giả sẽ dễ dàng nhận ra sự tẻ nhạt và kệch cỡm trong lối sống, sự nửa vời và lười nhác trong học thuật của những nhân vật chính như ông giáo Kushami, nhà mỹ học Meitei, cử nhân khoa hoạc tự nhiên Kangetsu, rồi một vài nhà thơ, nhà phê bình… từ các cuộc tranh luận như bất tận của họ, xoay quanh nhiều vấn đề nghệ thuật kinh điển và hiện đại, của Nhật cũng như của thế giới. Ở khía cạnh khác, bạn đọc có thể tìm thấy trong cuốn sách này những chi tiết văn hóa đặc trưng của Nhật, được miêu tả tinh tế, tròn trặn và trầm tĩnh. Điểm nổi bật trong kiệt tác này, chính là bạn đọc được làm quen và thưởng thức giọng văn châm biếm hóm hỉnh mang nhiều nét tự trào của một bút pháp bậc thầy. Nhưng lưu ý rằng cái hóm hỉnh lại "rất Nhật" nên người đọc Việt Nam đôi khi cần có chút hiểu biết về văn hóa Nhật mới thấy hết cái hay cái hóm của nó.
Dịch giả Bùi Thị Loan là một người Việt Nam am hiểu văn hóa văn học Nhật, hiện tại bà vẫn đang sinh sống và làm việc tại xứ sở hoa anh đào. Bà là một người dịch mới, trong thế hệ các dịch giả văn học thời hiện đại, được tiếp xúc và chuyển ngữ trực tiếp từ nguyên bản. Bản dịch của bà Bùi Thị Loan, mà theo tâm nguyện bà muốn cố gắn chuyển tải một cách trung thực văn phong của một đại văn hào Nhật Bản, có thể, đôi chỗ còn làm cho bạn đọc Việt Nam, nhất là lớp trẻ, cảm thấy hơi có gì đó khác lạ, hơi khó dung nạp. Nhưng dụng ý của người dịch quyết tâm giúp bạn đọc Việt Nam dần khám phá đỉnh núi Natsume Soeki một cách thuần chất và nguyên vẹn, dù không dễ. Như đã nói, vốn dĩ tác phẩm Tôi là con mèo - một tác phẩm được viết ra ở Nhật Bản cách đây hơn một thế kỷ, dù rằng là kiệt tác của nhân loại, sống mãi với thời gian, đã đi vào tâm hồn bao thế hệ người Nhật, nhưng chính người Nhật hiện đại cũng cảm thấy nhiều chỗ khó đọc, vì vậy chuyển ngữ sang tiếng Việt là một công việc đầy gai góc. Đối với độc giả nước ngoài, trong đó có Việt Nam, để thấy hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm này thiết nghĩ cũng cần có thời gian. Mọi phán xét xin dành lại cho độc giả