Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên đến thăm lớp học Montessori, trong đó toàn trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Tôi được hướng dẫn ngồi vào ghế và quan sát, còn trẻ di chuyển khắp phòng mà dường như không có sự hướng dẫn của giáo viên. Việc trẻ được tự do hành động mà vẫn giữ nề nếp dù không có giáo viên khiến tôi nảy sinh sự tò mò rất lớn tới các giáo cụ Montessori, sự hòa hợp và trật tự khiến tôi choáng ngợp.
Bọn trẻ chọn giáo cụ và mang tới tấm khăn trải bàn hoặc thảm nhỏ được trải sẵn trên sàn nhà. Loại đồ chơi ấy khác với các trường mầm non tôi từng đến trước đó, hầu hết được làm bằng gỗ kích cỡ nhỏ hơn thực tế. Một số trẻ chọn rất nhiều hoạt động và thường trả giáo cụ về lại chỗ cũ ở trên giá. Một số trẻ dành ra gần cả tiếng đồng hồ chi để lặp đi lặp lại một hoạt động. Giáo viên hầu như chẳng mấy can thiệp khi trẻ chú tâm vào một hoạt động, cô cũng hiếm khi sửa sai trừ khi trẻ nhờ cô. Sau đó, tôi hiểu ra rằng mình đã được chứng kiến những đứa trẻ thể hiện các hành vi điển hình cho khái niệm đứa trẻ bình thường hóa của Tiến sĩ Montessori.
Ở cuốn Trí tuệ thẩm thấu, một trong những cuốn sách cuối cùng của bà, Tiến sĩ Montessori đã giải thích tường tận về sự phát triển của trẻ nhỏ và giới thiệu nhiều phương cách mà người lớn có thể sử dụng để hỗ trợ trẻ. Cuốn sách này ra đời rất đúng thời điểm vì nó được hoàn thành sau khi bà đã đi vòng quanh thế giới và quan sát bọn trẻ trong nhiều hoàn cảnh khác biệt.
Bọn trẻ chọn giáo cụ và mang tới tấm khăn trải bàn hoặc thảm nhỏ được trải sẵn trên sàn nhà. Loại đồ chơi ấy khác với các trường mầm non tôi từng đến trước đó, hầu hết được làm bằng gỗ kích cỡ nhỏ hơn thực tế. Một số trẻ chọn rất nhiều hoạt động và thường trả giáo cụ về lại chỗ cũ ở trên giá. Một số trẻ dành ra gần cả tiếng đồng hồ chi để lặp đi lặp lại một hoạt động. Giáo viên hầu như chẳng mấy can thiệp khi trẻ chú tâm vào một hoạt động, cô cũng hiếm khi sửa sai trừ khi trẻ nhờ cô. Sau đó, tôi hiểu ra rằng mình đã được chứng kiến những đứa trẻ thể hiện các hành vi điển hình cho khái niệm đứa trẻ bình thường hóa của Tiến sĩ Montessori.
Ở cuốn Trí tuệ thẩm thấu, một trong những cuốn sách cuối cùng của bà, Tiến sĩ Montessori đã giải thích tường tận về sự phát triển của trẻ nhỏ và giới thiệu nhiều phương cách mà người lớn có thể sử dụng để hỗ trợ trẻ. Cuốn sách này ra đời rất đúng thời điểm vì nó được hoàn thành sau khi bà đã đi vòng quanh thế giới và quan sát bọn trẻ trong nhiều hoàn cảnh khác biệt.