200 Kiệt tác Bonsai thế giới

Tác giả : Trần Hợp
  • Lượt đọc : 9
  • Kích thước : 38.40 MB
  • Số trang : 266
  • Đăng lúc : 4 tháng trước
  • Số lượt tải : 98
  • Số lượt xem : 716
  • Đọc trên điện thoại :
Trần Chi Phật, nhà giáo dục nghệ thuật nổi tiếng Trung Quốc đã viết một câu danh ngôn về thực tiễn nghệ thuật như sau: “Cảnh vật gây xúc động, tình cảm sẽ nảy sinh”. Như vậy, sáng tác nghệ thuật bồn cảnh (chậu cảnh) và sức sống vô hạn của nó cũng phải tuân theo quy tắc thăng hoa tự nhiên nghĩa là “tôn trọng tự nhiên, vượt qua tự nhiên”, mới có thể làm xúc động lòng người, hun đúc tình cảm, nâng cao tâm hồn, hơn nữa còn thúc giục bạn hoàn thành sứ mệnh làm đẹp môi trường sống.
Nghệ thuật BONSAI (hay Bồn cảnh) - sự thể hiện tình cảm và ý chí con người. Tuy hình thức biểu hiện và phương pháp sáng tác có khác với nghệ thuật kiến trúc, thơ ca, hội họa, thư pháp nhưng lại thể hiện đầy đủ nét đặc nét đặc sắc văn hóa dân tộc, tình thơ ý họa, bố cục thư pháp, tiết tấu âm nhạc. Những chính khách có tố chất văn hóa cao và những bậc thầy nghệ thuật văn học nổi tiếng, sở dĩ vô cùng yêu thích loại hình nghệ thuật này bởi vì họ có thể tìm thấy ở đây tầm tư tưởng của nghệ thuật và sự hứng thú tốt đẹp trong cuộc sống.
Bonsai vừa thuộc về phạm trù nghệ thuật văn hóa, vừa là một bộ phận của nghệ thuật lâm viên. Sự sinh trưởng, tạo dáng của cây cảnh không tách rời các phương pháp chế tác cây xanh công viên như gieo giống, làm lùn cây, cắt tỉa, uốn cây, chiết cành, bón phân, tưới nước, ánh sáng. Tất cả những phương pháp này đều phải áp dụng kỹ thuật hiện đại và biện pháp chăm sóc khoa học. Nếu không khó có thể tạo ra những tác phẩm bồn cảnh phong phú về chủng loại, tao nhã về cách điệu.
Bonsai tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng hiện đã là tài sản chung nhân loại. Qua chứng cử khảo cứu, hình thức trồng cây trong chậu đã ra đời ở Trung Quốc, cách đây hơn 1300 năm. Bonsai Nhật Bản cũng có tới 800 năm lịch sử và hiện tạo ra nét sắc thái riêng biệt, thuật ngữ hết sức phong phú. Ảnh hưởng của hai nước có lịch sử bồn cảnh lâu đời ở phương Đông này với thế giới ngày càng lớn. Đến nay, BONSAI không những phổ biển ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu mà còn hình thành một phong trào thưởng thức, sáng tạo mạnh mẽ ở tận Nam Phi. Trên toàn thế giới hiện có tới 20 triệu người yêu thích Bonsai chuyên nghiệp và nghiệp dư, trong đó phần lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và Mỹ. Cuộc cạnh tranh ở lĩnh vực Bonsai, kết hợp với công nghệ sinh học mới khiến thế giới liên tiếp được thưởng thức nhiều tác phẩm ưu tú mới lạ.
Cuốn sách “200 KIỆT TÁC BONSAI THẾ GIỚI - hay "Al- bum nghệ thuật Bonsai chọn lọc” là một giáo trình quý giá đồng thời cũng là một món quà thách thức, khích lệ nhiều người yêu thích, tham gia loại hình nghệ thuật cao quy này ở Việt Nam.
Nội dung sách phong phú, ý văn thỏa đáng, câu chữ ngắn gọn, tính thực dụng cao, với gần 200 tác phẩm ảnh màu tinh xảo. Phần minh họa chủ yếu là hình vẽ chính xác và đẹp, vừa giúp cho việc dạy học, vừa có lợi cho người mới học tham khảo thực tiễn, khiến cuốn sách trở nên ưu tú mang tính phổ thông cao. Bên cạnh những tác phẩm ưu tú nhất của Trung Quốc, là nhiều tác phẩm xuất sắc của Nhật, Mỹ, Đức, Hongkong và Đài Loan... nhằm giúp bạn đọc thưởng ngoạn và có cái nhìn phong phú hơn về nhiều trường phái khác nhau trên thế giới. Nghệ thuật BONSAI là tài sản thuộc về thế giới, cùng hưởng cái đẹp, cùng sáng tạo, di dưỡng tâm tưởng tạo ra tác phẩm ưu tú, đó là điều nhiều người chúng ta hằng mong đợi.
Xin cảm ơn giáo sư sinh học Trần Hợp đã giúp đỡ chúng tôi hoàn chỉnh cuốn sách này.
Nhóm biên soạn.