Đọc Amrita, cả người, cả trí óc như đang chìm đắm trong một vùng kí ức xa xôi mà lâu lắm rồi tạm cất nó ở đâu đó trong một góc trái tim. Nhiều người ví tiểu thuyết của Banana Yoshimotogiống như một trò Jet-coaster – một trò chơi cảm giác mạnh, một khi đã ngồi lên rồi thì ta sẽ bị cuốn đi đến tận cùng với tốc độ của nó. Nhưng với Amrita, điều này có gì đó đúng lại cũng có gì đó không đúng. Vì đúng là khi đã đọc thì không thể dứt ra được, cứ muốn đọc mãi không thôi. Nhưng phải đọc Amrita, hay những tác phẩm khác của Yoshimoto mới thấy, giọng văn của bà quá đỗi nhẹ nhàng, như làn mây khói thoảng qua trong đầu mỗi người, mà lại thấm sâu vào từng ý nghĩ.
Amrita, không cao trào và kịch tính như mọi người tưởng khi đọc xong giới thiệu. Câu chuyện cứ đan xen giữa việc Sakumi trong hành trinh tìm kiếm bản thân và việc Sakumi nhớ lại những điều trước và trong khi Mayu tự vẫn. Tôi rất thích bà mẹ và cô bạn của mẹ Sakumi- cô Junko, thích cả cách mà hai người ý sống và xử lí mọi việc xoay quanh cuộc sống của bản thân và con cái mình. Tôi rất tâm đắc với suy nghĩ của Sakumi sau khi cô tìm lại được trí nhớ : “Sớm mai ra, tôi vẫn muốn mình sẽ thức giấc ở đâu đó“. Nó tạo thêm niềm tin và sức mạnh để sống, để mà chờ đợi ngày mai đến.
Amrita khiến cho chúng ta sống chậm lại hơn trong cái guồng quay hối hả của vòng đời bây giờ. Lối viết văn của Yoshimoto giúp cho mỗi ai đọc sẽ quay đầu nhìn lại những quá khứ, để biết mình đã làm những gì, để thấy lại những điều giản dị thân quen mà đôi khi, do nhịp điệu của công việc mà ta vô tình bước qua.
Có một người bạn có nói với tôi, Amrita mang màu sắc của tâm linh nhiều quá nên bạn không viết review. Đúng thế. Amrita có nhưng không đến nỗi quá nhiều khiến người ta cảm giác linh thiêng thần thánh. Chỉ đơn giản là đề cập đến Yoshio – em trai của Sakumi – có khả năng dự cảm được tương lai, hay Saseko – một trong những người bạn của Ryuichiro ở Saipan – có thể nhìn thấy người chết, trò chuyện với họ hay hát cho họ nghe. Tôi rất thích những điều như thế này, chúng tuy thần bí nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống.
Sakumi và Ryuichiro, rốt cuộc cũng yêu nhau. Không hiểu sao, trong đầu tôi khi nghĩ đến tình yêu của họ, lại cảm thấy rằng Sakumi như đang yêu Ryuichiro cho cả phần của Mayu nữa. Và cách mà Sakumi đối xử với tình yêu của mình cũng khá đặc biệt. Không quá vồn vã. Không quá tình cảm. Có gì đó lành lạnh. Nhưng trong trái tim thì lại thầm cầu nguyện: “Sớm mai khi tình dậy, mong rằng anh đừng chết, đừng ra đi mãi mãi, và nếu ngày ấy có phải đến như một lẽ đương nhiên, thì cũng làm ơn đừng báo trước cho tôi điều đó.” Có lẽ, đến đây thì tâm trạng của người đang yêu cũng có phần nào phù hợp hơn với Sakumi.
Đọc Amrita mất nhiều thời gian hơn tôi nghĩ. 506 trang, và là những khoảng thời gian đọc cách quãng. Thỉnh thoảng nhớ đến tôi lại lôi nó ra đọc, và lại đọc ngấu nghiến. Không phải truyện dở. Không phải vì bận bịu không có thời gian. Mà bởi, truyện nhẹ quá, đọc như không, cảm thấy cầm quyển truyện dày hơn 500 trang trên tay mà nhẹ hẫng, chẳng khác nào đang cầm một đám kẹo bông. Do vậy, nên tôi cố dứt ra khỏi trang truyện để nó không cuốn mình trôi đi.
Amrita, không cao trào và kịch tính như mọi người tưởng khi đọc xong giới thiệu. Câu chuyện cứ đan xen giữa việc Sakumi trong hành trinh tìm kiếm bản thân và việc Sakumi nhớ lại những điều trước và trong khi Mayu tự vẫn. Tôi rất thích bà mẹ và cô bạn của mẹ Sakumi- cô Junko, thích cả cách mà hai người ý sống và xử lí mọi việc xoay quanh cuộc sống của bản thân và con cái mình. Tôi rất tâm đắc với suy nghĩ của Sakumi sau khi cô tìm lại được trí nhớ : “Sớm mai ra, tôi vẫn muốn mình sẽ thức giấc ở đâu đó“. Nó tạo thêm niềm tin và sức mạnh để sống, để mà chờ đợi ngày mai đến.
Amrita khiến cho chúng ta sống chậm lại hơn trong cái guồng quay hối hả của vòng đời bây giờ. Lối viết văn của Yoshimoto giúp cho mỗi ai đọc sẽ quay đầu nhìn lại những quá khứ, để biết mình đã làm những gì, để thấy lại những điều giản dị thân quen mà đôi khi, do nhịp điệu của công việc mà ta vô tình bước qua.
Có một người bạn có nói với tôi, Amrita mang màu sắc của tâm linh nhiều quá nên bạn không viết review. Đúng thế. Amrita có nhưng không đến nỗi quá nhiều khiến người ta cảm giác linh thiêng thần thánh. Chỉ đơn giản là đề cập đến Yoshio – em trai của Sakumi – có khả năng dự cảm được tương lai, hay Saseko – một trong những người bạn của Ryuichiro ở Saipan – có thể nhìn thấy người chết, trò chuyện với họ hay hát cho họ nghe. Tôi rất thích những điều như thế này, chúng tuy thần bí nhưng vẫn gần gũi với cuộc sống.
Sakumi và Ryuichiro, rốt cuộc cũng yêu nhau. Không hiểu sao, trong đầu tôi khi nghĩ đến tình yêu của họ, lại cảm thấy rằng Sakumi như đang yêu Ryuichiro cho cả phần của Mayu nữa. Và cách mà Sakumi đối xử với tình yêu của mình cũng khá đặc biệt. Không quá vồn vã. Không quá tình cảm. Có gì đó lành lạnh. Nhưng trong trái tim thì lại thầm cầu nguyện: “Sớm mai khi tình dậy, mong rằng anh đừng chết, đừng ra đi mãi mãi, và nếu ngày ấy có phải đến như một lẽ đương nhiên, thì cũng làm ơn đừng báo trước cho tôi điều đó.” Có lẽ, đến đây thì tâm trạng của người đang yêu cũng có phần nào phù hợp hơn với Sakumi.
Đọc Amrita mất nhiều thời gian hơn tôi nghĩ. 506 trang, và là những khoảng thời gian đọc cách quãng. Thỉnh thoảng nhớ đến tôi lại lôi nó ra đọc, và lại đọc ngấu nghiến. Không phải truyện dở. Không phải vì bận bịu không có thời gian. Mà bởi, truyện nhẹ quá, đọc như không, cảm thấy cầm quyển truyện dày hơn 500 trang trên tay mà nhẹ hẫng, chẳng khác nào đang cầm một đám kẹo bông. Do vậy, nên tôi cố dứt ra khỏi trang truyện để nó không cuốn mình trôi đi.