Chiếc âu vàng là một trong những áng văn xuôi hay nhất của nước Đức trong thế kỷ XIX, tinh hoa của một trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và khoáng đạt, đầy sức hấp dẫn bởi sự biến hóa khôn lường giữa cái ảo và cái thực, giữa vô thức và hữu thức, giữa cái nội tại và cái ngoại tại.
Hai trăm năm qua, Chiếc âu vàng - món quà tặng của tình yêu luôn được nhìn nhận là tuyệt tác của nhà ảo thuật phương Đông (Nhà văn Pháp H. Balzac ca ngợi Hoffmann là “nhà ảo thuật phương Đông”)... Có người nói, Hoffmann là nhà văn lãng mạn - huyễn tưởng, thậm chí có nhà nghiên cứu coi ông như một bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, và gần đây nhất, trong một công trình giới thiệu Hoffmann với đông đảo bạn đọc Đức qua tủ sách phổ thông Reclam, nhà phê bình K. Nussbaecker còn khẳng định tác phẩm Chiếc âu vàng là một điển hình của chủ nghĩa siêu thực trong văn học.
***
Ernst Theodor Amadeus Hoffmann sinh ngày 24.1.1776 tại Königsberg, là nhà văn được giới văn học sử nhất trí tôn vinh là một thiên tài đa dạng trong giai đoạn văn học lãng mạn Đức thế kỷ 19. Ông là luật sư, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà phê bình âm nhạc, giám đốc nhà hát, nhạc trưởng... và nổi bật hơn cả là một cây bút danh tiếng có sức mê hoặc người đọc cùng thời và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các trào lưu lãng mạn ở Đức và châu Âu.
Với hai cuốn tiểu thuyết Rượu trường sinh của quỷ (Die Elixiere des Teufels, 1816), Quan niệm sống của chú mèo Murr (Lebensansichten des Katers Murr, 1819 - 1821) và hơn 70 truyện vừa và truyện cổ tích văn học (trong đó có những tác phẩm nổi tiếng thế giới như Chiếc âu vàng (Der goldene Topf, 1814), Vua chuột và chàng cắn hồ đào (Nußknacker und Mausekưnig, 1816), Zaches Tí Hon mệnh danh Zinnober (Klein Zaches, genannt Zinnober, 1819), Thống lĩnh Bọ Chét (Meister Floh, 1822), Tiểu thư Scuderi (Das Fräulein von Scudéry, 1819)..., được sáng tác trong vòng 13 năm cuối đời, E.T.A. Hoffmann ngay lúc sinh thời đã là một nhà văn có sách bán chạy nhất nước Đức, là một cây bút luôn được người đọc ở trong và ngoài nước đón đợi, ái mộ và tán thưởng.
Các truyện cổ tích văn học của Hoffmann được nhiều nhà phê bình Đức đánh giá là những tác phẩm bậc thầy trong làng văn học lãng mạn và huyễn tưởng mà đỉnh cao, tiêu biểu nhất là câu chuyện tình hấp dẫn và kỳ thú Chiếc âu vàng. Bằng giọng văn bi hài và giầu chất men say của một cây bút thường sáng tác văn chương trong trạng thái ngà ngà, say say, tỉnh tỉnh, E.T.A. Hoffmann đã rất tài tình pha trộn màu sắc và âm thanh của thế giới hiện thực với thế giới huyền ảo, mộng mị và có chút ma quái cuốn hút người đọc vào một câu chuyện tình đầy vẻ huyền bí và biến ảo khôn lường của chàng sinh viên Anselmus với hai người đẹp là Veronika, con gái rượu của viên hiệu phó Paulmann và Serpentina, một con rắn xanh óng ánh vàng và là con gái của hỏa thần Lindhorst - một vị thần vì tình yêu đã phạm tội và bị lưu đầy xuống thế giới trần tục của con người. Chuyện tình của Anselmus là câu chuyện của một tâm hồn nghệ sĩ bị giằng xé, vật vã giữa thế giới vật chất và tinh thần, giữa khát vọng về một cuộc sống cao đẹp hài hòa với thiên nhiên trong trí tưởng tượng bay bổng của thi ca với đời sống thường nhật tẻ nhạt, háo danh, háo lợi và đầy những toan tính thấp hèn. Và cuối cùng, sau biết bao thử thách cam go và đau khổ, sau những cuộc chiến ác liệt giữa ác thần (dưới hình dạng một mụ già bán táo và phù thủy) và hỏa thần (người dẫn lối cho Anselmus đến xứ sở thần tiên trong trí tưởng tượng của thi nhân), chàng sinh viên thông minh nhưng vụng về và lạc lõng trong đời thực đã đến được nơi chàng hằng ước mơ...
Trong một lần đề cập đến nguyên tắc sáng tác, Hoffmann đã phát biểu: “Tôi cho rằng, nền tảng của chiếc thang bắc lên trời mà người ta muốn trèo lên, vươn tới những miền cao cả hơn phải bám chắc vào cuộc sống để mỗi người đọc đều muốn trèo lên theo. Và khi con người trèo lên cao, cao hơn, cao hơn nữa và thấy mình đang ở trong một vương quốc kỳ diệu, huyễn tưởng, con người sẽ tin rằng cả vương quốc này cũng vẫn thuộc vào cuộc sống của mình và nó lại là cái phần kỳ diệu, tuyệt vời nhất của cuộc sống”. Hoffmann đã dũng cảm lên tới được nơi chốn huyền diệu nhất của con người và để lại cho văn chương nhân loại nhiều tác phẩm kỳ thú, trong đó, tác phẩm Chiếc âu vàng được chính Hoffmann đánh giá là sáng tác thành công nhất của cả cuộc đời mình. Giới phê bình Đức cũng nhất trí với Hoffmann cách đánh giá như vậy và còn bổ sung thêm: Chiếc âu vàng là một trong những áng văn xuôi hay nhất của nước Đức trong thế kỷ XIX. Đó là tinh hoa của một trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và khoáng đạt bay vút lên từ hiện thực cuộc sống và xã hội thời đại ông, là một tác phẩm tài hoa trong nghệ thuật cấu trúc, đầy sức hẫp dẫn bởi sự biến hóa khôn lường giữa cái ảo và cái thực, giữa vô thức và hữu thức, giữa cái nội tại và cái ngoại tại, và cũng rất đặc biệt, bởi nó được sáng tác bằng tâm hồn của một nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng dàn nhạc có tên là E.T.A. Hoffmann, một tài năng âm nhạc có nhiều nhạc phẩm đáng kính nể với vô số các bản giao hưởng, nhạc thính phòng và các vở nhạc kịch, trong đó vở ôpera Udine của ông hoàn toàn xứng đáng với thiên tài âm nhạc Mozart mà ông từng tôn thờ. Hơn nữa, Chiếc âu vàng cũng như nhiều tác phẩm văn chương khác còn được sáng tác bằng con mắt tinh tường và sắc sảo của một họa sĩ, một nhà đồ họa và một nhà vẽ tranh biếm họa có biệt tài hài hước và châm biếm có tên là E.T.A. Hoffmann. Vì vậy, văn chương ở đây là sự hội tụ của thơ, của nhạc và của hội họa trong cùng một con người lạ lùng ấy.
Hai trăm năm qua, Chiếc âu vàng - món quà tặng của tình yêu - luôn được nhìn nhận là tuyệt tác của nhà ảo thuật phương Đông[1]. E.T.A. Hoffmann đã và vẫn đang là đối tượng nghiên cứu với nhiều mâu thuẫn của giới phê bình văn học, nhất là trong việc xác định vai trò lịch sử và vị trí của ông trong truyền thống văn chương Đức. Có người nói Hoffmann là nhà văn lãng mạn - huyễn tưởng, thậm chí có nhà nghiên cứu coi ông như một bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, và gần đây nhất, trong một công trình giới thiệu Hoffmann với đông đảo bạn đọc Đức qua tủ sách phổ thông Reclam, nhà phê bình K. Nussbaecker còn khẳng định tác phẩm Chiếc âu vàng là một điển hình của chủ nghĩa siêu thực trong văn học. Dù sao, thời gian cũng đã chứng minh một cách đầy thuyết phục nhận định của văn hào Áo Stefan Zweig: Ai đã vượt qua được thử thách một trăm năm, người đó sẽ vượt qua mãi mãi và tồn tại. E.T.A. Hoffmann là một người như thế. Cùng với Goethe, Schiller, Heine, ông thuộc vào số ít những cây đại thụ của thời hoàng kim văn chương Đức mà tác phẩm được tôn vinh là những kiệt tác văn chương thế giới.
Ngày 25 tháng 6 năm 1822, E.T.A. Hoffmann đã ra đi vĩnh viễn, ngọn lửa kỳ ảo Hoffmann vụt tắt trong tiếng nhạc chuông thủy tinh du dương và tiếng vọng của màu Xanh huyền bí mà ông đã từng viết cho đời:
- Ôi! Màu Xanh, màu Xanh! Màu Xanh mẹ hiền của tôi! - Xin hãy đón tôi vào vòng tay của mẹ!...
Hà Nội, ngày 30/11/2011
QUANG CHIẾN
Hai trăm năm qua, Chiếc âu vàng - món quà tặng của tình yêu luôn được nhìn nhận là tuyệt tác của nhà ảo thuật phương Đông (Nhà văn Pháp H. Balzac ca ngợi Hoffmann là “nhà ảo thuật phương Đông”)... Có người nói, Hoffmann là nhà văn lãng mạn - huyễn tưởng, thậm chí có nhà nghiên cứu coi ông như một bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, và gần đây nhất, trong một công trình giới thiệu Hoffmann với đông đảo bạn đọc Đức qua tủ sách phổ thông Reclam, nhà phê bình K. Nussbaecker còn khẳng định tác phẩm Chiếc âu vàng là một điển hình của chủ nghĩa siêu thực trong văn học.
***
Ernst Theodor Amadeus Hoffmann sinh ngày 24.1.1776 tại Königsberg, là nhà văn được giới văn học sử nhất trí tôn vinh là một thiên tài đa dạng trong giai đoạn văn học lãng mạn Đức thế kỷ 19. Ông là luật sư, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà phê bình âm nhạc, giám đốc nhà hát, nhạc trưởng... và nổi bật hơn cả là một cây bút danh tiếng có sức mê hoặc người đọc cùng thời và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các trào lưu lãng mạn ở Đức và châu Âu.
Với hai cuốn tiểu thuyết Rượu trường sinh của quỷ (Die Elixiere des Teufels, 1816), Quan niệm sống của chú mèo Murr (Lebensansichten des Katers Murr, 1819 - 1821) và hơn 70 truyện vừa và truyện cổ tích văn học (trong đó có những tác phẩm nổi tiếng thế giới như Chiếc âu vàng (Der goldene Topf, 1814), Vua chuột và chàng cắn hồ đào (Nußknacker und Mausekưnig, 1816), Zaches Tí Hon mệnh danh Zinnober (Klein Zaches, genannt Zinnober, 1819), Thống lĩnh Bọ Chét (Meister Floh, 1822), Tiểu thư Scuderi (Das Fräulein von Scudéry, 1819)..., được sáng tác trong vòng 13 năm cuối đời, E.T.A. Hoffmann ngay lúc sinh thời đã là một nhà văn có sách bán chạy nhất nước Đức, là một cây bút luôn được người đọc ở trong và ngoài nước đón đợi, ái mộ và tán thưởng.
Các truyện cổ tích văn học của Hoffmann được nhiều nhà phê bình Đức đánh giá là những tác phẩm bậc thầy trong làng văn học lãng mạn và huyễn tưởng mà đỉnh cao, tiêu biểu nhất là câu chuyện tình hấp dẫn và kỳ thú Chiếc âu vàng. Bằng giọng văn bi hài và giầu chất men say của một cây bút thường sáng tác văn chương trong trạng thái ngà ngà, say say, tỉnh tỉnh, E.T.A. Hoffmann đã rất tài tình pha trộn màu sắc và âm thanh của thế giới hiện thực với thế giới huyền ảo, mộng mị và có chút ma quái cuốn hút người đọc vào một câu chuyện tình đầy vẻ huyền bí và biến ảo khôn lường của chàng sinh viên Anselmus với hai người đẹp là Veronika, con gái rượu của viên hiệu phó Paulmann và Serpentina, một con rắn xanh óng ánh vàng và là con gái của hỏa thần Lindhorst - một vị thần vì tình yêu đã phạm tội và bị lưu đầy xuống thế giới trần tục của con người. Chuyện tình của Anselmus là câu chuyện của một tâm hồn nghệ sĩ bị giằng xé, vật vã giữa thế giới vật chất và tinh thần, giữa khát vọng về một cuộc sống cao đẹp hài hòa với thiên nhiên trong trí tưởng tượng bay bổng của thi ca với đời sống thường nhật tẻ nhạt, háo danh, háo lợi và đầy những toan tính thấp hèn. Và cuối cùng, sau biết bao thử thách cam go và đau khổ, sau những cuộc chiến ác liệt giữa ác thần (dưới hình dạng một mụ già bán táo và phù thủy) và hỏa thần (người dẫn lối cho Anselmus đến xứ sở thần tiên trong trí tưởng tượng của thi nhân), chàng sinh viên thông minh nhưng vụng về và lạc lõng trong đời thực đã đến được nơi chàng hằng ước mơ...
Trong một lần đề cập đến nguyên tắc sáng tác, Hoffmann đã phát biểu: “Tôi cho rằng, nền tảng của chiếc thang bắc lên trời mà người ta muốn trèo lên, vươn tới những miền cao cả hơn phải bám chắc vào cuộc sống để mỗi người đọc đều muốn trèo lên theo. Và khi con người trèo lên cao, cao hơn, cao hơn nữa và thấy mình đang ở trong một vương quốc kỳ diệu, huyễn tưởng, con người sẽ tin rằng cả vương quốc này cũng vẫn thuộc vào cuộc sống của mình và nó lại là cái phần kỳ diệu, tuyệt vời nhất của cuộc sống”. Hoffmann đã dũng cảm lên tới được nơi chốn huyền diệu nhất của con người và để lại cho văn chương nhân loại nhiều tác phẩm kỳ thú, trong đó, tác phẩm Chiếc âu vàng được chính Hoffmann đánh giá là sáng tác thành công nhất của cả cuộc đời mình. Giới phê bình Đức cũng nhất trí với Hoffmann cách đánh giá như vậy và còn bổ sung thêm: Chiếc âu vàng là một trong những áng văn xuôi hay nhất của nước Đức trong thế kỷ XIX. Đó là tinh hoa của một trí tưởng tượng cực kỳ phong phú và khoáng đạt bay vút lên từ hiện thực cuộc sống và xã hội thời đại ông, là một tác phẩm tài hoa trong nghệ thuật cấu trúc, đầy sức hẫp dẫn bởi sự biến hóa khôn lường giữa cái ảo và cái thực, giữa vô thức và hữu thức, giữa cái nội tại và cái ngoại tại, và cũng rất đặc biệt, bởi nó được sáng tác bằng tâm hồn của một nhạc sĩ kiêm nhạc trưởng dàn nhạc có tên là E.T.A. Hoffmann, một tài năng âm nhạc có nhiều nhạc phẩm đáng kính nể với vô số các bản giao hưởng, nhạc thính phòng và các vở nhạc kịch, trong đó vở ôpera Udine của ông hoàn toàn xứng đáng với thiên tài âm nhạc Mozart mà ông từng tôn thờ. Hơn nữa, Chiếc âu vàng cũng như nhiều tác phẩm văn chương khác còn được sáng tác bằng con mắt tinh tường và sắc sảo của một họa sĩ, một nhà đồ họa và một nhà vẽ tranh biếm họa có biệt tài hài hước và châm biếm có tên là E.T.A. Hoffmann. Vì vậy, văn chương ở đây là sự hội tụ của thơ, của nhạc và của hội họa trong cùng một con người lạ lùng ấy.
Hai trăm năm qua, Chiếc âu vàng - món quà tặng của tình yêu - luôn được nhìn nhận là tuyệt tác của nhà ảo thuật phương Đông[1]. E.T.A. Hoffmann đã và vẫn đang là đối tượng nghiên cứu với nhiều mâu thuẫn của giới phê bình văn học, nhất là trong việc xác định vai trò lịch sử và vị trí của ông trong truyền thống văn chương Đức. Có người nói Hoffmann là nhà văn lãng mạn - huyễn tưởng, thậm chí có nhà nghiên cứu coi ông như một bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, và gần đây nhất, trong một công trình giới thiệu Hoffmann với đông đảo bạn đọc Đức qua tủ sách phổ thông Reclam, nhà phê bình K. Nussbaecker còn khẳng định tác phẩm Chiếc âu vàng là một điển hình của chủ nghĩa siêu thực trong văn học. Dù sao, thời gian cũng đã chứng minh một cách đầy thuyết phục nhận định của văn hào Áo Stefan Zweig: Ai đã vượt qua được thử thách một trăm năm, người đó sẽ vượt qua mãi mãi và tồn tại. E.T.A. Hoffmann là một người như thế. Cùng với Goethe, Schiller, Heine, ông thuộc vào số ít những cây đại thụ của thời hoàng kim văn chương Đức mà tác phẩm được tôn vinh là những kiệt tác văn chương thế giới.
Ngày 25 tháng 6 năm 1822, E.T.A. Hoffmann đã ra đi vĩnh viễn, ngọn lửa kỳ ảo Hoffmann vụt tắt trong tiếng nhạc chuông thủy tinh du dương và tiếng vọng của màu Xanh huyền bí mà ông đã từng viết cho đời:
- Ôi! Màu Xanh, màu Xanh! Màu Xanh mẹ hiền của tôi! - Xin hãy đón tôi vào vòng tay của mẹ!...
Hà Nội, ngày 30/11/2011
QUANG CHIẾN