Trong chuyến về thăm quê hương mà nay đã thành lịch sử. Từ ngày 12 tháng 1 năm 2005 đến ngày 11 tháng 4 năm 2005, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Đạo Tràng Mai Thôn đã đi thăm các Tổ Đình và Tự Viện trên khắp ba miền đất nước.
Chỉ với chín mươi ngày ngắn ngủi đó, trong những giảng đường dù lớn rộng đến đâu nhưng vẫn không bao giờ đủ chỗ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thuyết giảng trên dưới bảy mươi bài, phần lớn dành cho Tăng Ni và Phật tử cư sĩ trong các khóa tu tổ chức tại chùa, nhưng cũng có những bài nói chuyện với nhân sĩ, trí thức đồng bào mọi giới ở bốn thành phố lớn Hà Nội (hai lần), Sài Gòn, Huế và Bình Định.
Bảy bài được in lại trong tập sách này được tuyển chọn từ bảy mươi bài pháp thoại của cả chuyến đi, xếp theo thứ tự thời gian các buổi nói chuyện của Thiền sư tại trụ sở các tổ chức văn hóa, giáo dục, tôn giáo và chính trị ở ba thành phố lớn Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Người nghe là những cán bộ, nhân sĩ, trí thức hoạt động trong các giới chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo. Ngoài ra cũng có đông đảo khách mời trong và ngoài nước.
Chủ đề của các bài nói dù khác nhau nhưng tựu trung nhà văn hóa Nhất Hạnh đã khách quan trình bày một Phật giáo qua nhãn quan và nhận thức mới từ những kinh nghiệm thực tiễn qua những năm hành đạo của ngài tại các quốc gia Tây phương. Đó là Phật giáo dấn thân, trị liệu và chuyển hóa, là đạo Bụt đi vào cuộc đời mà hơn 40 năm trước ở quê hương, chính ngài đã khởi xướng. Nhưng chúng ta vẫn nhận ra được Phật giáo muôn đời của trí tuệ và từ bi, của hiểu và thương
Chỉ với chín mươi ngày ngắn ngủi đó, trong những giảng đường dù lớn rộng đến đâu nhưng vẫn không bao giờ đủ chỗ. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thuyết giảng trên dưới bảy mươi bài, phần lớn dành cho Tăng Ni và Phật tử cư sĩ trong các khóa tu tổ chức tại chùa, nhưng cũng có những bài nói chuyện với nhân sĩ, trí thức đồng bào mọi giới ở bốn thành phố lớn Hà Nội (hai lần), Sài Gòn, Huế và Bình Định.
Bảy bài được in lại trong tập sách này được tuyển chọn từ bảy mươi bài pháp thoại của cả chuyến đi, xếp theo thứ tự thời gian các buổi nói chuyện của Thiền sư tại trụ sở các tổ chức văn hóa, giáo dục, tôn giáo và chính trị ở ba thành phố lớn Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Người nghe là những cán bộ, nhân sĩ, trí thức hoạt động trong các giới chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo. Ngoài ra cũng có đông đảo khách mời trong và ngoài nước.
Chủ đề của các bài nói dù khác nhau nhưng tựu trung nhà văn hóa Nhất Hạnh đã khách quan trình bày một Phật giáo qua nhãn quan và nhận thức mới từ những kinh nghiệm thực tiễn qua những năm hành đạo của ngài tại các quốc gia Tây phương. Đó là Phật giáo dấn thân, trị liệu và chuyển hóa, là đạo Bụt đi vào cuộc đời mà hơn 40 năm trước ở quê hương, chính ngài đã khởi xướng. Nhưng chúng ta vẫn nhận ra được Phật giáo muôn đời của trí tuệ và từ bi, của hiểu và thương