Đọc tập sách để thấu được những nỗi niềm đau đáu khôn nguôi từ những câu chuyện rất nhỏ, rất đời: một lần vục bát cơm vào nồi để giành lấy phần hơn (Từ một lần ăn hỗn)... Đọc để thấy được cái tình thấm đẫm từ những vật vô tri vô giác: gốc sứ truyền đời qua bao hợp tan của tình cha mẹ, nghĩa anh em (Cây bông sứ nhà nội); luồng gió nhẹ từ chiếc quạt mo cau mang theo sức nặng của tình mẹ, lòng con (Chiếc quạt mo)...
Và nhiều hơn trong tuyển tập lần này là những tâm sự, những ẩn ức vốn đã được mỗi người tự dìm sâu vào ký ức. Là nỗi đau tinh thần và thể xác suốt một thời thơ ấu (Tuổi thơ khủng khiếp, Thuốc nào cho tôi uống để quên, Mẹ! Con!). Là nỗi ám ảnh mà một đời chưa đủ để vượt thoát (Châm ngọn lửa câm lặng, Nửa ổ bánh mì, Tôi không đi nổi trong thế giới phẳng này)... Nhưng trên hết, các tác giả đều đã thấy nghị lực phi thường của mình để vượt lên số phận và bên cạnh đó là những giọt nước mắt thầm lặng phải chảy ngược vào trong để dành cho người đối diện một nụ cười.
Không triết lý sâu xa, không khái quát cao rộng, những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ này luôn cho người đọc một phút lắng đọng để rồi nghe lòng mình mềm ra, rưng rưng hơn mỗi khi gặp một người, vì biết đâu đằng sau nụ cười vô tư lại chẳng là một trời tâm sự. Chuyện đời tự kể không chỉ khiến người trong cuộc thanh thản, nhẹ lòng mà còn khiến người thương người hơn...
***
Chuyện Đời Tự Kể gồm có:
Một nơi để được trang trải tâm hồn...
Ông Sáng mù
Ngày truyền thống của gia đình tôi
Bài báo đầu đời
Những ngày mẹ bệnh
Ngày giẫy mả
Ông giáo nghiệp dư
Chú tôi, một người đặc biệt
Người mẹ chung
Chiến tranh và nỗi sợ hãi
Tôi mua xe đạp
Linh hồn của mẹ
Trái lựu đạn nổ chậm
“Cuộc trả thù”
Bước ngoặt cuộc đời tôi
Đức năng thắng số
Nhật ký của mẹ
Tôi không bất hiếu
Giọt nước mắt giữa đồn công an
Phải chi mẹ còn nghe con nói...
Nhâm nhi rễ đắng
Cứ nhìn về phía trước
Paris - Sài Gòn cách nhau 6 tiếng...
Tuổi thơ bần hàn
Những ngày ấy ở quê tôi
Nghèo cho sạch, rách cho thơm
Con gái là con người ta!
Con bò đi khám bệnh
Ba tôi
Tôi phải sống, tôi đã sống
Một mùa hè đáng nhớ
Phận làm dâu
Bài học nhớ đời
Mùa sầu riêng
Thương thay lao động trẻ em
Nhìn thầy chăm mạ
Hai ngôi mộ trong vườn nhà tôi
Chị dâu tấm lòng như mẹ
Hột vịt lộn của má
Bỏ cả cuộc đời trong nồi mắm kho
Đừng như nước mắt chảy xuôi
Từ một tiết dạy tùy hứng
Thầy tôi
Còn nỗi đau nào nữa không?
Không đành lòng bán ruộng
Tôi cố gắng trở thành một công tố viên giỏi
Ân nhân
Cậu tôi
Xóa bỏ ước mơ thủy thủ
Cây đờn kìm
Những người xin xuất viện
Bà già điên ấy
Danh sách các bài viết được giải chuyện đời tự kể
***
Theo lời má tôi kể, lúc ba tôi 15 tuổi, nhà quá nghèo, ông nội đem ba đi ở đợ cho gia đình ông cai tổng làng Vĩnh Gia - một cô thôn hẻo lánh bên bờ kênh Vĩnh Tế để nhận 15 đồng bạc. Ông tôi cho ba tôi đi ở đợ kiểu “bán con” như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: làm nô lệ cho chủ suốt đời không lương, chỉ được ăn cơm thừa canh cặn. Muốn được thoát thân phải có 15 đồng thối cho chủ!
Ban ngày làm lao dịch cho chủ, ban đêm ba tôi lãnh cấy thuê, đánh cá, kiếm tiền dành dụm mười năm ròng rã được 15 đồng tự chuộc thân rồi cưới má tôi lúc ông 25 tuổi. Ba tôi có sức khỏe phi thường nên được mệnh danh là Tiết Nhân Quý. Ông vào rừng “ăn ong” gánh về bốn thùng mật đầy, gấp đôi người khác. Có lần bị bảy tên cướp chặn đường cướp mật, một mình ba tôi đánh tan. Ba tôi sinh cùng thời với bác Ba Phi, những chuyện ông kể lại cho các con nghe là từ bác Ba Phi kể cho ông nghe. Tôi còn nhớ một số chuyện chưa ai biết.
Ba má tôi sinh được 15 đứa con, chết bảy hồi còn nhỏ do chữa bệnh bằng bùa chú.
...
Và nhiều hơn trong tuyển tập lần này là những tâm sự, những ẩn ức vốn đã được mỗi người tự dìm sâu vào ký ức. Là nỗi đau tinh thần và thể xác suốt một thời thơ ấu (Tuổi thơ khủng khiếp, Thuốc nào cho tôi uống để quên, Mẹ! Con!). Là nỗi ám ảnh mà một đời chưa đủ để vượt thoát (Châm ngọn lửa câm lặng, Nửa ổ bánh mì, Tôi không đi nổi trong thế giới phẳng này)... Nhưng trên hết, các tác giả đều đã thấy nghị lực phi thường của mình để vượt lên số phận và bên cạnh đó là những giọt nước mắt thầm lặng phải chảy ngược vào trong để dành cho người đối diện một nụ cười.
Không triết lý sâu xa, không khái quát cao rộng, những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ này luôn cho người đọc một phút lắng đọng để rồi nghe lòng mình mềm ra, rưng rưng hơn mỗi khi gặp một người, vì biết đâu đằng sau nụ cười vô tư lại chẳng là một trời tâm sự. Chuyện đời tự kể không chỉ khiến người trong cuộc thanh thản, nhẹ lòng mà còn khiến người thương người hơn...
***
Chuyện Đời Tự Kể gồm có:
Một nơi để được trang trải tâm hồn...
Ông Sáng mù
Ngày truyền thống của gia đình tôi
Bài báo đầu đời
Những ngày mẹ bệnh
Ngày giẫy mả
Ông giáo nghiệp dư
Chú tôi, một người đặc biệt
Người mẹ chung
Chiến tranh và nỗi sợ hãi
Tôi mua xe đạp
Linh hồn của mẹ
Trái lựu đạn nổ chậm
“Cuộc trả thù”
Bước ngoặt cuộc đời tôi
Đức năng thắng số
Nhật ký của mẹ
Tôi không bất hiếu
Giọt nước mắt giữa đồn công an
Phải chi mẹ còn nghe con nói...
Nhâm nhi rễ đắng
Cứ nhìn về phía trước
Paris - Sài Gòn cách nhau 6 tiếng...
Tuổi thơ bần hàn
Những ngày ấy ở quê tôi
Nghèo cho sạch, rách cho thơm
Con gái là con người ta!
Con bò đi khám bệnh
Ba tôi
Tôi phải sống, tôi đã sống
Một mùa hè đáng nhớ
Phận làm dâu
Bài học nhớ đời
Mùa sầu riêng
Thương thay lao động trẻ em
Nhìn thầy chăm mạ
Hai ngôi mộ trong vườn nhà tôi
Chị dâu tấm lòng như mẹ
Hột vịt lộn của má
Bỏ cả cuộc đời trong nồi mắm kho
Đừng như nước mắt chảy xuôi
Từ một tiết dạy tùy hứng
Thầy tôi
Còn nỗi đau nào nữa không?
Không đành lòng bán ruộng
Tôi cố gắng trở thành một công tố viên giỏi
Ân nhân
Cậu tôi
Xóa bỏ ước mơ thủy thủ
Cây đờn kìm
Những người xin xuất viện
Bà già điên ấy
Danh sách các bài viết được giải chuyện đời tự kể
***
Theo lời má tôi kể, lúc ba tôi 15 tuổi, nhà quá nghèo, ông nội đem ba đi ở đợ cho gia đình ông cai tổng làng Vĩnh Gia - một cô thôn hẻo lánh bên bờ kênh Vĩnh Tế để nhận 15 đồng bạc. Ông tôi cho ba tôi đi ở đợ kiểu “bán con” như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: làm nô lệ cho chủ suốt đời không lương, chỉ được ăn cơm thừa canh cặn. Muốn được thoát thân phải có 15 đồng thối cho chủ!
Ban ngày làm lao dịch cho chủ, ban đêm ba tôi lãnh cấy thuê, đánh cá, kiếm tiền dành dụm mười năm ròng rã được 15 đồng tự chuộc thân rồi cưới má tôi lúc ông 25 tuổi. Ba tôi có sức khỏe phi thường nên được mệnh danh là Tiết Nhân Quý. Ông vào rừng “ăn ong” gánh về bốn thùng mật đầy, gấp đôi người khác. Có lần bị bảy tên cướp chặn đường cướp mật, một mình ba tôi đánh tan. Ba tôi sinh cùng thời với bác Ba Phi, những chuyện ông kể lại cho các con nghe là từ bác Ba Phi kể cho ông nghe. Tôi còn nhớ một số chuyện chưa ai biết.
Ba má tôi sinh được 15 đứa con, chết bảy hồi còn nhỏ do chữa bệnh bằng bùa chú.
...