Đạo - Con Đường Không Lối được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về 5 câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn Liệt tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật Đạo gia sống vào thế kỉ 4 TCN). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí - phi lý trí, giữa tính dương - tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ - sự tự nhiên nhi nhiên.
Cuốn sách gồm 5 chương, cùng 1 phần Hỏi - đáp. Trong phần hỏi - đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.
Chương Một - Ai mới là người hạnh phúc? lý giải làm sao mà nỗi khổ sở lại được khởi phát từ sự tồn tại của cái tôi, của bản ngã.
Chương Hai - Người biết cách tự an ủi chỉ ra một sự thâm sâu hơn trong cách nhìn nhận những niềm hân hoan luôn lồ lộ ra bên ngoài của con người.
Chương Ba - Không hối tiếc lại nói về sự khác biệt giữa trí tuệ có được từ sự gom góp từ bên ngoài, đối sánh với cái biết khởi sinh từ bên trong.
Chương Bốn - Sống thì không có nghỉ ngơi là một cuộc đối thoại giữa học trò với thầy mình, qua đó sẽ hiển lộ cho chúng ta thấy những giới hạn của mọi ngành triết học lẫn hệ quả bấp bênh khi người ta sống chỉ vì mong cầu một kết quả trong tương lai.
Chương Năm - Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng luận bàn về hai con đường đến được với thượng đế tối cao. Đó là con đường khẳng định của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo; và con đường phủ định (hay con đường huyền môn) của Phật và Lão Tử.
Cuốn sách gồm 5 chương, cùng 1 phần Hỏi - đáp. Trong phần hỏi - đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.
Chương Một - Ai mới là người hạnh phúc? lý giải làm sao mà nỗi khổ sở lại được khởi phát từ sự tồn tại của cái tôi, của bản ngã.
Chương Hai - Người biết cách tự an ủi chỉ ra một sự thâm sâu hơn trong cách nhìn nhận những niềm hân hoan luôn lồ lộ ra bên ngoài của con người.
Chương Ba - Không hối tiếc lại nói về sự khác biệt giữa trí tuệ có được từ sự gom góp từ bên ngoài, đối sánh với cái biết khởi sinh từ bên trong.
Chương Bốn - Sống thì không có nghỉ ngơi là một cuộc đối thoại giữa học trò với thầy mình, qua đó sẽ hiển lộ cho chúng ta thấy những giới hạn của mọi ngành triết học lẫn hệ quả bấp bênh khi người ta sống chỉ vì mong cầu một kết quả trong tương lai.
Chương Năm - Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng luận bàn về hai con đường đến được với thượng đế tối cao. Đó là con đường khẳng định của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo; và con đường phủ định (hay con đường huyền môn) của Phật và Lão Tử.